Báo cáo Nghiên cứu, đối sánh tướng trầm tích Oligocen bể Sông Hồng và bể Cửu Long và từ đó đánh giá triển vọng dầu khí - pdf 13

Download Báo cáo Nghiên cứu, đối sánh tướng trầm tích Oligocen bể Sông Hồng và bể Cửu Long và từ đó đánh giá triển vọng dầu khí miễn phí



So với trầm tích của bể sông Hồng thì trầm tích Oligocen của bể Cửu Long cũng có những nét tương đồng nhưng về cơ bản có sự khác nhau. Theo sự cộng sinh tướng trầm tích: ứng với tướng châu thổ của bể Sông Hồng là tướng vũng vịnh thuộc bể Cửu Long. Sự chuyển tướng từ dưới lên trên của trầm tích Oligocen bể Cửu Long như sau:
- Tướng sạn cát acko, cát thạch anh – acko aluvi.
- Tướng cát bột thạch anh acko, acko – litic, thạch anh – grauvac, biển ven bờ của vũng vịnh.
- Kết thúc bằng tướng bột sét biển nông và tướng sét vôi vũng vịnh.
Mức độ biến đổi thứ sinh của bể trong giai đoạn thứ sinh với I = 0,6 -0,9 và hệ số nén ép Co = 0.5 – 0.79 và chỉ đạt đến katagenes muộn trong hệ tầng Trà Tân.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36010/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ác cuội sạn có thành phần thạch học khác nhau chủ yếu là andezit và granit. Thành phần đá sét của hệ tầng này chủ yếu là kalinit, illit, clorit. Tập sét này phủ trực tiếp trên móng và đóng vai trò là tầng chắn tốt mang tính địa phương cho các vỉa chứa dầu trong đá móng mỏ Bạch Hổ.
Cát kết, bột kết thành phần đa khoáng thuộc loại acko từ hạt nhỏ đến thô, đôi khi hạt rất thô hay cát chứa cuội và sạn hạt vụn có độ mài tròn, độ chọn lọc trung bình, kém bán góc cạnh đến bán tròn, thành phần fenspat thạch anh và mảnh đá. Cát kết nhìn chung rất rắn chắc do được gắn kết chắc bởi một lượng lớn ximăng, cacbonat, thạch anh, zeolit đôi khi anhidrit là kết quả của quá trình biến đổi thứ sinh mạnh từ katagenes muộn tới giai đoạn biến chất sớm làm giảm độ rỗng và độ thấm nguyên sinh. Trầm tích của hệ tầng này được hình thành trong môi trường trầm tích khác nhau từ deluvi, lũ tích, bồi tích sông, kênh rạch đến đầm hồ, vũng vịnh.
Trong hệ tầng Trà Cú có chiều dài từ 100 – 500m ở các vòm nâng, còn ở các bồn trũng địa hào có đạt tới 1000m. Đó là tập rất ít phân dị, độ liên tục kém biên độ khá lớn, tần số thấp, không có quy luật. Chúng thường phủ bất chỉnh hợp trực tiếp trên các đá móng.
2.2.2. Hệ tầng Trà Tân
Hệ tầng Trà Tân lần đầu tiên được mô tả đầu tiên tại giếng khoan 15 AO – 1X trên cấu tạo Trà Tân từ độ sâu 2535m – 3038m. Tại đây trầm tích chủ yếu là cát kết hạt nhỏ đến trung màu xám trắng, ximăng cacbonat chuyển dần lên trên nhiều lớp bột và sét kết màu nâu và đen có xen các lớp mỏng than, có chỗ phát hiện thấy glauconit. Đá biến đổi ở giai đoạn katagenes muộn. Đường cong carota có điện trở rất cao ở phần dưới và thấp ở phần trên. Trên lát cắt trầm tích vùng Trà Tân có sự xen kẽ giữa sét kết (chiếm tới 40-70% mặt cắt) và bột kết, cát kết và ở nhiều nơi khu vực xuất hiện lớp đá phun trào núi lửa có thành phần khác nhau. Trầm tích Trà Tân nhìn chung đã bị tác động bởi quá trình biến đổi thứ sinh không giống nhau từ giai đoạn katagenes sớm đến katagenes muộn với độ rỗng 5-15% và độ thấm <50Md. Trầm tích tại khu vực này được thành tạo trong điều kiện tướng đá, môi trường không giống nhau giữa các khu vực: từ điều kiện sườn bồi tích, đồng bằng châu thổ, đầm lầy vũng vịnh đến xen kẽ các pha biển nông.
Trầm tích của hệ tầng này có bề dày quan sát theo giếng khoan thay đổi từ 400m – 800m, còn ở các nơi trũng có thể đạt đến 1500m theo tài liệu địa chấn phía dưới là những vùng phản xạ gầm như trắng, biên độ thấp tần số trung bình đến cao, còn ở phía trên phản xạ lien tục tốt, tần số trung bình, biên độ khá cao, phân lớp tốt. Hệ tầng Trà Cú nằm trong phạm vi SH10 (đáy ) nhiều nơi là SH12 và SH8 (mái) còn hệ tầng Trà Tân nằm trong phạm vi SH11 và SH10.
Chương 3
ĐỐI SÁNH TRIỂN VỌNG DẦU KHÍ
TRẦM TÍCH OLIGOCEN BỂ SÔNG HỒNG VÀ BỂ CỬU LONG TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH TƯỚNG
3.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TƯỚNG TRẦM TÍCH
3.1.1. Định nghĩa
Theo Rukhin (1969, Nga):
"Tướng là những trầm tích được thành tạo trong một vị trí nhất định có cùng những điều kiện khác với những vùng lân cận"
Định nghĩa này có 2 nội dung:
- Trong một vị trí nhất định: có nghĩa là môi trường cổ địa lý hay hoàn cảnh lắng đọng trầm tích đặc trưng. Ví dụ: vị trí hồ khác với vị trí bãi bồi. Vị trí delta khác với vị trí biển nông...
- Có cùng các điều kiện nghĩa là mỗi vị trí trên có những đặc trưng riêng của nó về thành phần thạch học, cổ sinh và địa hoá
Như vậy khi phân tích tướng phải dựa vào thành phần trầm tích và môi trường thành tạo lên thành phần trầm tích đó. Hai nhân tố đó liên hệ chặt chẽ và có sự thống nhất với nhau. Đó là quan hệ nhân quả, môi trường là nguyên nhân cò thành phần thạch học là hệ quả. Vì thế muốn phân tích tướng trầm tích, ta phải dựa trên các tham số trầm tích và ứng với phương pháp phân tích tướng trên cơ sở các tham số trầm tích (Md, So, Sk, Ro, Sf ). Còn muốn làm rõ quy luật phân bố, lắng đọng trầm tích, ta dùng phương pháp phân tích cộng sinh tướng.
3.1.2. Phân loại tướng trầm tích
Theo định nghĩa của Rukhin thì tướng được đặc trưng bởi thành phần trầm tích và môi trường thành tạo nên trầm tích đó. Trong đó môi trường là nguyên nhân hình thành nên các phức hệ tướng khác nhau. Môi trường được đặc trưng bởi những điều kiện tự nhiên nhất định: Độ sâu, Ph và Eh, thủy động lực, hình dáng bồn trũng.....Những yếu tố trên không giống nhau ở những vị trí khác nhau trên vỏ trái đất. Chính vì sự khác nhau đó ta có thể chia ra làm 3 nhóm tướng cơ bản sau:
+ Nhóm tướng lục địa
+ Nhóm tướng chuyển tiếp
+ Nhóm tướng biển
a, Nhóm tướng lục địa
Nhóm này chuyển tướng nhanh theo thời gian và không gian vì chúng được thành tạo trong nhiều môi trường khác nhau, độ sâu bồn trũng nông, lại chịu nhiều quá trình bào mòn nên chúng được phân ra làm các phức hệ tướng:
Phức hệ tướng tàn tích (eluvi)
Phức hệ tướng deluvi và coluvi (sườn tích và rơi tích)
Phức hệ tướng proluvi (lũ tích)
Phức hệ tướng aluvi (tướng sông)
Phức hệ tướng hồ và phức hệ tướng đầm lầy
b, Nhóm tướng chuyển tiếp
Nhóm tướng chuyển tiếp biển – lục địa bao gồm phức hệ tướng:
Tướng trầm tích vùng ven biển (litoral)
Tướng vụng biển (lagun)
Tướng đê cát ven bờ, đê ngầm
Phức hệ tướng tam giác châu
c, Nhóm tướng biển
Tướng biển có đặc điểm chung là phân bố rộng, bề dày lớn và ổn định. Sự biến đổi tướng theo không gian và thời gian không lớn bao gồm các tướng sau:
Tướng ven biển thuộc đới thủy triều lên xuống
Tướng biển nông < 200m
Tướng biển sâu 200 – 2000m
Tướng biển thẳm > 2000m
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tướng trầm tích trên cơ sở các tham số trầm tích
1. Phân tích các tham số trầm tích
Nói đến các tham số trầm tích thì có rất nhiều các tham số nhưng ta có thể lựa trọn các tham số để phân tích tùy vào yêu cầu khác nhau của việc nghiên cứu trong trầm tích. Trong bài này nếu để phân tích tướng trầm tích để từ đó đánh giá triển vọng dầu khí thì ta phân tích các tham số trầm tích chủ yếu như : Md, So, Sk, Ro, Sf... Đây là những tham số trầm tích rất quan trọng cho việc phân loại môi trường lắng đọng và tướng trầm tích.
a, Phân tích hệ số chọn lọc (So) và kích thước hạt vụn (Md) bằng lát mỏng thạch học
Phương pháp này áp dụng đối với đá cát kết và sạn kết hạt nhỏ. Trong số các phương pháp của Savanop (1969, Nga ) và phương pháp xử lý hiệu chỉnh do GS.TS Trần Nghi đề nghị năm 2000 thì phương pháp của GS.TS Trần Nghi thu được kết quả với sai số thấp hơn.
Để tính được hệ số chọn lọc (So) và kích thước hạt trung bình (Md) ta tính tổng phần các cấp hạt theo công thước:
Ht = Hi + Li
Trong đó:
Ht: Là phần trăm tích lũy các cấp hạt
Hi: Là phần trăm cấp hạt theo từng cấp hạt
Li: Là hàm lượng ximăng
Sau đó ta thiết lập biểu phụ thuộc của phần trăm tích lũy các cấp hạt với từng cấp hạt. Từ đồ thị ta xác định được giá trị (So) và (Md ) theo công thức: ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status