Nghiên cứu màu xương gốm thô - pdf 13

Download Luận văn Nghiên cứu màu xương gốm thô miễn phí



MỤC LỤC
Đề mục
Trang bìa
Nhiệm vụ luận văn
Lời cảm ơn
Mục lục
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÀU SẮC
2.1 Nguồn gốc và bản chất của màu sắc.
2.1.1 Nguồn gốc
2.1.2 Bản chất của màu sắc
2.1.3 Mối quan hệ giữa bước sóng ánh sáng bị hấp thụ và màu sắc của vật thể
2.1.4 Sự hấp thụ chọn lọc ánh sáng của vật thể có màu
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc vật thể.
2.2.1 Trạng thái tồn tại của vật chất
2.2.2 Sự phân cực phân tử
2.2.3 Trang thái oxi hóa của các ion kim loại trong hợp chất màu vô cơ
2.3 Màu của hợp chất sắt.
2.4 Phương pháp so màu.
Chương 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC SẢN PHẨM GỐM SỨ
3.1 Khái niệm và phân loại các sản phẩm gốm sứ.
3.2 Các nguyên liệu dùng trong ngành gốm.
3.2.1 Nguyên liệu dẻo
3.2.1.1 Tính chất kỹ thuật:
3.2.1.2 Sự biến đổi của đất sét khi nung:
3.2.2 Nhóm nguyên liệu gầy
3.2.3 Nguyên liệu làm khuôn
3.2.4 Các chất chảy
3.2.4.1 Tràng thạch:
3.2.4.2 Hoạt thạch:
3.2.4.3 Các loại nguyên liệu khác
3.3 Sản phẩm gốm thô.
3.3.1 Các sản phẩm gốm thô
3.3.2 Màu gốm thô
3.3.3 Cơ sở lý thuyết của quá trình nung
3.3.3.1 Chế độ nung.
3.3.3.2 Hiện tượng và các giai đoạn kết khối khi nung đất sét.
3.4 Các phương pháp tạo hình trong công nghệ gốm sứ.
3.4.1 Các phương pháp tạo hình
3.4.1.1 Tạo hình dẻo:
3.4.1.2 Tạo hình bằng phương pháp đổ rót:
3.4.2 Chọn phương pháp tạo hình
Chương 4 THỰC NGHIỆM
4.1 Nội dung nghiên cứu.
4.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm.
4.2.1 Đánh giá màu sắc của sản phẩm dựa trên độ chênh màu
4.2.2 Đánh giá tính chất của sản phẩm dựa trên mức độ kết khối
4.3 Nguyên liệu.
4.3.1 Fe2O3 (sắt oxit)
4.3.1.1 Tính chất lý hóa của Fe2O3:
4.3.1.2 Phương pháp điều chế Fe2O3:
4.3.1.3 Các hợp chất khác của sắt:
4.3.2 MnO2 (mangan IV oxit)
4.3.2.1 Tính chất lý hóa của MnO2:
4.3.2.2 Các hợp chất khác của Mangan:
4.3.2.3 Phương pháp điều chế MnO2:
4.4 Tiến hành thí nghiệm.
4.4.1 Mức độ kết khối của sản phẩm khi thay đổi hàm lượng phối liệu ở các chế độ nung khác nhau
4.4.1.1 Sự biến đổi độ hút nước, khối lượng riêng thể tích, khối lượng riêng biểu kiến ở các chế độ nung:
4.4.1.2 Sự thay đổi mật độ thực của mẫu ở các chế độ nung khác nhau:
4.4.1.3 Sự thay đổi độ co của mẫu ở các chế độ nung khác nhau:
4.4.2 Sự thay đổi màu sắc khi thay đổi hàm lượng phối liệu ở các chế độ nung khác nhau
4.4.3 Yêu cầu kỹ thuật sản xuất gốm thô
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36061/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

kG/cm2) và độ hút nước ít hơn (3-5%). Hàm lượng tràng thạch trong bán sứ khoảng 10% trở lên. Nhiệt độ nung khoảng 1200-12500C.
Cơ sở lý thuyết của quá trình nung:
Nung là khâu quan trọng trong kỹ thuật sản xuất gốm vì nó ảnh hưởng quyết định đến chất lượng và giá thành.
Nung là toàn bộ quá trình gia nhiệt sản phẩm gốm với chế độ thích hợp: từ nhiệt độ thường cho đến nhiệt độ cao nhất và sau đó làm nguội trong môi trường nung cần thiết. Nhờ đó, vật liệu trở nên rắn chắc, không bị biến dạng và có những tính chất cần thiết khác phù hợp yêu cần sử dụng. Các bến đổi hóa lý quan trọng nhất xảy ra khi nung chủ yếu ở trạng thái rắn (có thể có pha lỏng), đồng thời xảy ra kết khối.
Thành phần pha trước và sau khi nung có thể thay đổi một phần hay thay đổi hoàn toàn, nếu xảy ra các phản ứng hóa học đồng thời quá trình kết khối (ở trạng thái rắn hay có pha lỏng); cũng có thể thành phần pha không thay đổi, vật liệu rắn chắc nhờ quá trình kết khối thuần tuý.
Chế độ nung:
Bao gồm các khái niệm về nhiệt độ nung, tốc độ nung, thời gian nung và môi trường nung.
Nhiệt độ nung:
Nhiệt độ nung là nhiệt cao nhất cần thiết cho quá trình phản ứng và kết khối đạt mức cần thiết mà sản phẩm không bị biến dạng. Với các quá trình nhiệt độ cao, danh từ nung được hiểu như nhũng quá trình gia nhiệt mà các biến đổi chủ yếu xảy ra ở pha rắn; quá trình biến đổi chủ yếu ở pha lỏng thường được gọi là nấu.
Nhiệt độ của các lò nung sản phẩm gốm thường trong khoảng:
950 – 11500C : nung các sản phẩm gốm thô như gạch, ngói, xây dựng, một số loại gốm vệ sinh, gạch ốp lát…
1200 – 12500C : nung sản phẩm bán sứ, sứ dân dụng.
1280 – 13500C : nung các sản phẩm sứ mềm, sammốt…
1400 – 14500C : nung các sản phẩm sứ cứng, sứ điện, sứ kỹ thuật cao cấp…
1500 – 17000C : nhiệt độ tương đối cao, yêu cầu lò có kết cấu riêng. Thường nung các loại gốm từ oxit tinh khiết như corund, zircon, vật liệu chịu lửa cao cấp…
Thời gian nung:
Thời gian nung (chu kỳ nung) là toàn bộ thời gian cần thiết của một chu trình riêng, kể từ lúc bắt đầu nâng nhiệt độ cho tới khi lấy được thành phẩm. Thời gian nung rất khác nhau, từ một vài giờ tới hàng chục giờ, thậm chí nhiều ngày.
Xét về hiệu quả kinh tế, để tiết kiệm năng lượng, tăng năng suất, chu kỳ nung càng ngắn càng tốt. Tuy nhiên, do các điều kiện kỹ thuật khác (thời gian biến đổi hóa lý cần thiết trong phối liệu, độ bền cơ của vật nung, độ bền của lò nung, kết cấu lò…), không thể nung quá nhanh được. Trong kỹ thuật nung, phải tính tới tốc độ tăng hay giảm nhiệt độ (nghĩa là mức thay đổi nhiệt độ trong một đơn vị thời gian) một cách thích hợp.
Môi trường nung:
Tuỳ yêu cầu kỹ thuật cụ thể, môi trường khí trong lò cần duy trì ở chế độ oxi hóa (dư không khí), môi trường khử (thiếu không khí), hay trung tính (cháy vừa hết). Ngoài ra, còn có thể có những yêu cầu đặc biệt khác như nung trong môi trường khí nitơ, nung chân không, hay khí trơ…
Chế độ nung bao gồm các quá trình:
Nâng nhiệt độ với tốc độ cần thiết.
Thời gian lưu đủ lớn ở nhiệt độ cao.
Quá trình giảm nhiệt độ với tốc độ cần thiết.
Trong tất cả các giai đoạn kể trên luôn phải chú ý tới môi trường nung phù hợp theo yêu cầu của từng loại sản phẩm (chủ yếu là ảnh hưởng đến màu sắc).
Hiện tương và các giai đoạn kết khối khi nung đất sét:
Sản phẩm gốm chỉ nung đến kết khối, quá trình nung là không thuận nghịch và hầu như không đạt được sự cân bằng pha.
Nguyên liệu cũng như phối liệu khi nung nóng sẽ kết khối. Hiện tượng kết khối lá quá trình sít đặc và rắn chắc lại của các phần tử phân tán ở nhiệt độ cao. Kết khối thể hiện bởi sự tăng độ bền cơ, giảm thể tích, co rút và tăng trọng lượng riêng. Quá trình kết khối thường được đánh giá bằng cách đo độ bền cơ (nén, kéo, uốn, va đập…), độ co, trọng lượng riêng hay một số tính chất vật lý khác. Quá trình kết khối được hiểu ở đây là quá trình vật lý, không tới phản ứng hóa học. Thực tế, kết khối có thể có mặt pha lỏng hay chỉ xảy ra ở pha rắn. Pha lỏng càng nhiều thì hiện tương kết khối càng xảy ra mãnh liệt.
Quá trình kết khối làm giảm bề mặt bên trong bên ngoài hay ở chổ tiếp xúc với nhau của các phần tử vật chất do xuất hiện hay phát triển mối liên kết giữa các hạt do sự biến mất của lỗ xốp trong vật liệu để hình thành một khối vật thể với thể tích bé nhất. Quá trình giảm bề mặt ngoài xảy ra đồng thời với sự xuất hiện hay tăng cường các cầu nối giữa các hạt vật thể dưới tác dụng của áp suất hay nhiệt độ.
Các dấu hiệu đặc trưng bên ngoài để nhận biết của hiện tượng kết khối là:
Giảm thể tích: có thể coi độ co thể tích hay chiều dài là hàm số của các yếu tố gây tác dụng
Sản phẩm rắn chắc lại: tăng độ bền cơ, trong đó có mođun đàn hồi là một trong các thông số đặc trưng nhất.
Hiện tượng kết khối pha rắn chỉ xảy ra lúc nung các loại gốm sứ đi từ oxit tinh khiết, thí dụ, Al2O3, ZrO2…Đại bộ phận sản phẩm gốm sứ lúc nung thường có mặt pha lỏng. Đối với hệ kết khối có mặt pha lỏng điều đặc biệt quan trọng để sản phẩm đạt độ sít đặc cao nhất là pha lỏng phải có khả năng thấm ướt hoàn toàn pha rắn.Khi pha rắn được thấm ướt rất tốt có nghĩa là pha lỏng có độ nhớt bé, khả năng xâm nhập vào ranh giới các hạt rắn tốt. Cũng cần nói thêm là lượng pha lỏng càng nhiều thì khả năng thấm ướt càng tốt, song yêu cầu pha lỏng trong quá trình nung không thoát “mồ hôi”.
Quá trình kết khối khi có mặt pha lỏng, nói chung, tiến hành nhanh và mãnh liệt hơn nhiều so với quá trình kết khối chỉ có pha rắn.
Giai đoạn đầu của quá trình này là sự phân bố lại các hạt khi xuất hiện lượng pha lỏng đầu tiên chính là quá trình thiết lập lại trật tự mới của vật liệu, ứng với giai đoạn chảy nhớt.
Quá trình tiếp theo là các hạt rắn bị hoà tan vào lỏng và từ trong pha lỏng tách ra pha mới ở các thành lỗ, vừa có tác dụng hàn lỗ vừa làm cho các hạt lớn lên. Quá trình kết khối sẽ càng tăng nếu thành phần pha lỏng đầu tiên t ương tự như thành phần của vật liệu kết khối.
Giai đoạn ba là quá trình kết thúc kết khối, lúc này pha rắn tái kết tinh với sự tăng độ sít đặc rất mạnh. Ơû đây vai trò của độ nhớt, khả năng thấm ướt và sức căng bề mặt của pha lỏng rất lớn, vì các tính chất ấy thay đổi rất mạnh theo nhiệt độ và thời gian.Cũng ở giai đoạn này trong sản phẩm nung thường tồn tại pha khí, chúng tạo ra lỗ xốp kín. Mặt khác hình dạng và kích thước các hạt rắn rất khác nhau, bản chất hoá học của nó rất khác nhau (hệ nhiều cấu tử), dưới tác dụng của lực tạo hình ban đầu, chúng đã được sắp xếp theo kiểu cài răng lược, khi kết khối dù có sự sắp xếp lại các hạt vật chất, dù có sự hoà tan các hạt rắn trong pha lỏng cũng không loại trừ nó mà chỉ dẫn tới sự tăng cường thêm kiểu sắp xếp cài răng lược đó kể cả việc phân bố pha lỏng. Điều hết sức quan trọng và là điều ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status