Đề tài Sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý lớp 5 - pdf 13

Download Đề tài Sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý lớp 5 miễn phí



Việc khai thác bản đồ giáo khoa phải tuân theo các trình tự sau :
Bước 1: Đọc tên bản đồ và bảng chú giải để biết các đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ là gì và tác giả đã thể hiện các đối tượng địa lý đó trên bản đồ như thế nào ( bằng kí hiệu gì ? màu sắc nào ? )
Bước 2: Đọc các đối tượng địa lý biểu hiện trên bản đồ, nêu rõ phân bố các đối tượng địa lý. Thông thường một bản đồ giáo khoa có 4- 5 đối tượng chính để còn nội dung phụ thì tương đối nhiều. Giáo viên phải dựa vào nội dung cụ thể của từng bài học để chọn lọc các nội dung cần khai thác
Bước 3: Phân tích biểu đồ bằng cách dựa vào các kí hiệu, màu sắc để xác định vị trí của các đối tượng địa lý trên bản đồ, thông qua các kí hiệu đó để rút ra nhận xét về tính chất, đặc điểm của các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ
Bước 4: Dựa vào bản đồ kết hợp với kiến thức địa lý, vận dụng các thao tác tư duy ( so sánh, phân tích, tổng hợp, ) để phát hiện các mối quan hệ địa lý không thể hiện trực tiếp trên bản đồ ( mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, ) đồng thời tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự hiện diện của các đối tượng địa lý cũng như phán đoán sự phát triển hay suy vong của các đối tượng địa lý đó
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36012/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hác sâu hơn các kiến thức địa lý và đi vào giải thích, tìm hiểu các hiện tượng địa lý, phạm vi kiến thức cũng rộng hơn nhiều so với lớp học trước. Quá trình nắm kiến thức địa lý của học sinh gồm những giai đoạn sau :
- Tri giác
Tri giác là quá trình nhận thức cảm tính phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng như: màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị, âm thanh,… Trong nhận thức cảm tính, những thuộc tính bề ngoài của đối tượng địa lý đều được phản ánh. Vì vậy, trong quá trình dạy học địa lý do đặc điểm của các sự vật hiện tượng địa lý không phải lúc nào cũng có thể nhận thức trực tiếp được nên việc sử dụng, khai thác các tranh ảnh, mô hình để hình thành những biểu tượng tưởng tượng cho học sinh là cần thiết.
- Hiểu biết
Quá trình hiểu biết thể hiện trong việc phát hiện các mối quan hệ khách quan trong việc thấu suốt ý nghĩa của lời nói hay các bài viết, kể cả ý nghĩa của các thuật ngữ địa lý, cũng như các tư tưởng, những ý ẩn bên trong câu chữ. Diễn biến của quá trình hiểu biết gồm có 3 giai đoạn: trước tiên là giai đoạn biết vấn đề, sau đó là giai đoạn hiểu sơ bộ và cuối cùng là một giai đoạn có sự đột biến – sự thông hiểu ý nghĩa của vấn đề bỗng nhiên bật ra. Trong quá trình này, tư duy liên hệ chặt chẽ với các biểu tượng trí nhớ và với ý tưởng tượng sáng tạo. Như vậy ngay từ ban đầu giáo viên phải hình thành biểu tượng địa lý chính xác cho học sinh, một trong những cách nhận thức nhanh nhất là sử dụng kênh hình để hình thành biểu tượng địa lý ban đầu
- Ghi nhớ
Ghi nhớ là một khâu quan trọng trong quá trình nắm là tái hiện kiến thức. Đó cũng là một trong những tiêu chuẩn được coi là quan trọng trong nhiệm vụ dạy học, biểu hiện ở việc nắm vững kiến thức của học sinh. Trong quá trình học tập ghi nhớ có thể tiến hành dưới nhiều hình thức nhưng hình thức quan trọng nhất là tạo ấn tượng ban đầu. Ấn tượng ban đầu có khuynh hướng ăn sâu vào kí ức đến nỗi nếu như có đúng hay sai có thể ảnh hưởng đến sự ghi nhớ, sự tái hiện kiến thức suốt đời. Nếu trong kí ức ấn tượng ban đầu đúng thì đó là ấn tượng tích cực, còn nếu sai đó là ấn tượng tiêu cực. Một trong những cách gây ấn tượng ban đầu chính là sử dụng những hình ảnh trực quan sinh động vào quá trình mở đầu bài học giúp tạo ấn tượng mạnh trong trí nhớ học sinh
- Khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức
Khái quát hóa là hoạt động tư duy tách những thuộc tính bản chất chung của các đối tượng để xếp chúng vào cùng một loại, là sự chuyển từ cái đơn nhất sang cái chung. Hệ thống hóa là quá trình hoạt động tư duy, trong đó các đối tượng được xếp vào một hệ thống nhất định theo những nguyên tắc lựa chọn Cách tốt nhất để giúp học sinh nắm vững được kiến thức và ghi nhớ bền vững là giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết hệ thống hóa kiến thức theo nhiều cách khác nhau. Thí dụ : hệ thống hóa bằng cách lập bảng so sánh, bằng cách vẽ sơ đồ cấu trúc,..
4. TÌNH HÌNH THỰC TẾ SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 5 HIỆN NAY
Thông qua việc tham khảo ý kiến trên địa bàn Thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì thì hầu hết giáo viên Tiểu học đều hiểu được những phương hướng đổi mới trong mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục Tiểu học và đều cho rằng việc đổi mới phương pháp dạy học là nhân tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng dạy học địa lý. Vì vậy việc tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp dạy học mới là yêu cầu thiết yếu. Đối với môn Địa lý nói riêng và các môn học ở Tiểu học nói chung cũng vậy, vì thế đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp dạy học của cả nhà trường và giáo viên.
Nhận thức được xu thế đổi mới của phương pháp dạy học hướng vào sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại nên công tác bồi dưỡng giáo viên luôn được đề cao. Bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vị thì giáo viên hiện nay còn được đào tạo để sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như máy vi tính, máy chiếu, soạn giáo án điện tử. Tuy nhiên, ở Tiểu học hiện nay thực trạng giảng dạy là giáo viên dạy học dựa hoàn toàn theo sách giáo khoa. Trong giờ học, giáo viên tóm lược bài giảng dưới dạng kênh chữ, trình bày trên bảng hay phát giấy cho học sinh, học sinh học thuộc lòng, phương pháp dạy học chủ yếu là thuyết giảng, đọc chép. Khuynh hướng này phổ biến trong hầu hết các trường Tiểu học hiện nay. Thực tế không phải là những giáo viên đó không yêu nghề, không có ý thức tìm ra những phương pháp dạy học mới mà do điều kiện đồ dùng dạy học tại địa phương còn thiếu thốn. Hơn nữa hiện nay học sinh đã quá quen với hình thức dạy học cũ nên việc đổi mới phương pháp dạy học không thể thực hiện trong một sớm một chiều được mà cần có quá trình lâu lài và sự nghiên cứu cụ thể. Một trong những nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là sự chủ quan của người dạy và cả người học đối với việc dạy học địa lý ở Tiểu học. Hầu hết ở Tiểu học học sinh chỉ được chú trọng tập trung vào hai môn học chính là toán, văn, vai trò của các môn học khác hầu như đều rất mờ nhạt. Hơn nữa môn địa lý không được tách thành phân môn riêng nên lại càng ít nhận được sự chú ý đầu tư của cả người dạy và người học. Chính vì điều đó hầu hết ở trường Tiểu học hiện nay không có giáo viên chuyên dạy phân môn địa lý mà vẫn là một giáo viên đảm nhiệm việc dạy nhiều môn học. Vì một người phải dạy quá nhiều kiến thức trên nhiều lĩnh vực như vậy nên sự đầu tư chuyên sâu vào một môn phụ là rất ít. Từ những nguyên nhân khách quan nêu trên nên hiện trạng dạy học bộ môn địa lý ở Tiểu học hiện nay hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết của môn học vì vậy việc nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết.
Mặc dù Bộ giáo dục – Đào tạo đã triển khai việc đổi mới dạy học lấy người học làm trung tâm hay tăng cường sử dụng phương tiện dạy học hiện đại nhưng việc áp dụng trong thực tế vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Điều đáng khích lệ là bộ phận giáo viên trẻ hầu hết đều có ý thức đổi mới phương pháp dạy học và có trình độ sử dụng phương tiện kĩ thuật ở mức khá. Do những giáo viên trẻ hiện nay được chú trọng đào tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên họ năng động trong giảng dạy, có kiến thức tương đối vững vàng trong lĩnh vực này. Đây cũng là động lực cho việc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học địa lý nói riêng vì trong tương lai họ sẽ là nòng cốt trong sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Qua khảo sát thực tế tại một số trường trả lời theo phiếu khảo sát đối với giáo viên được hỏi thì kết quả như sau :
- Kĩ năng sử dụng kênh hình của giáo viên hiện nay nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu tuy nhiên một số giáo viên cho rằng kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin để khai thác kênh hình cần được ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status