Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội - pdf 13

Download Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội miễn phí



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 4
1.1 ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ 4
1.1.1 Đô thị 4
1.1.1.1 Khái niệm 4
1.1.1.2 Các đặc trưng của đô thị 5
1.1.1.3 Phân loại đô thị 6
1.1.2 Quản lý đô thị 7
1.1.2.1 Khái niệm quản lý đô thị 7
1.1.2.2 Các phương pháp và công cụ quản lý đô thị 7
1.1.2.3 Nội dung quản lý đô thị 8
1.2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 9
1.2.1 Tổng quan chung về kết cấu hạ tầng đô thị 9
1.2.1.1 Khái niệm kết cấu hạ tầng đô thị 9
1.2.1.2 Phân loại kết cấu hạ tầng đô thị 10
1.2.2 Hệ thống giao thông đô thị 10
1.2.2.1 Khái niệm và phân loại hệ thống giao thông đô thị 10
1.2.2.2 Vai trò của hệ thống giao thông đô thị 12
1.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống giao thông đô thị 14
1.3 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 16
1.3.1 Khái niệm quản lý HTGT đô thị 16
1.3.2 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý đối với HTGT đô thị 17
1.3.3 Nguyên tắc quản lý hệ thống giao thông đô thị 17
1.3.3.1 Tập trung dân chủ và phân cấp quản lý 17
1.3.3.2 Tiết kiệm và hiệu quả 18
1.3.4 Nội dung quản lý hệ thống giao thông đô thị 18
1.3.4.1 Nội dung quản lý hạ tầng đô thị nói chung 18
1.3.4.2 Nội dung quản lý cụ thể trên lĩnh vực HTGTĐT 20
1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý 21
1.3.5.1 Xu thế đô thị hóa 21
1.3.5.2 Xu hướng phát triển, những tác động và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật, công nghệ mới đối với công tác quản lý HTGTĐT 21
1.3.5.3 Nhân tố pháp lý 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY 23
2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ QUẬN CẦU GIẤY 23
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân số, lao động 23
2.1.2 Tổng quan điều kiện kinh tế - xã hội Quận giai đoạn 2005 – 2010 25
2.1.2.1 Về lĩnh vực kinh tế 25
2.1.2.2 Lĩnh vực xây dựng, phát triển và quản lý đô thị 27
2.1.2.3 Lĩnh vực văn hóa – xã hội 29
2.1.3 Tổng quan bộ máy hành chính Quận 30
2.2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY 33
2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất 33
2.2.2 Tình hình đi lại 34
2.2.3 Hiện trạng hệ thống giao thông đô thị 35
2.2.3.1 Hệ thống giao thông động 35
2.2.3.2 Hệ thống giao thông tĩnh 37
2.2.3.3 Giao thông công cộng 39
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 39
2.3.1 Bộ máy hành chính thực hiện chức năng quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận 39
2.3.2 Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận 40
2.3.2.1 Công tác quản lý quy hoạch 40
2.3.2.2 Công tác quản lý đầu tư phát triển 41
2.3.2.3 Công tác quản lý duy tu, cải tạo 42
2.3.2.4 Công tác quản lý sử dụng 43
2.3.2.5 Công tác quản lý việc xâm hại hạ tầng giao thông 45
2.3.3 Đánh giá chung 46
2.3.3.1 Thành tích đạt được 46
2.3.3.2 Khó khăn, tồn tại 47
2.3.3.3 Nguyên nhân 48
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY 50
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUẬN ĐẾN NĂM 2015 50
3.1.1 Dự báo khái quát tình hình 5 năm tới 50
3.1.2 Quy hoạch tổng thể, phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015 50
3.1.2.1 Phát triển kinh tế 50
3.1.2.2 Xây dựng, phát triển và quản lý đô thị 51
3.1.2.3 Phát triển văn hóa – xã hội 51
3.1.3 Định hướng phát triển hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận đến năm 2015 . 52
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 55
3.2.1 Giải pháp về quy hoạch 55
3.2.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách 57
3.2.3 Giải pháp về tổ chức quản lý 58
3.2.4 Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức của người dân. 59
3.2.5 Giải pháp về kĩ thuật, công nghệ trong quản lý HTGTĐT 59
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 61
3.3.1 Đối với nhà nước Trung ương và Thành phố 61
3.3.2 Kiến nghị với chính quyền Quận Cầu Giấy 63
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36037/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ị gia tăng lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung của kinh tế Quận. Tốc độ tăng giá trị tăng thêm là 43,77%, gấp 3 lần chỉ tiêu đề ra.
Sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản tốc độ tăng giá trị tăng thêm là 36,75% hàng năm, vượt gần 5 lần chỉ tiêu đề ra. Chú trọng phát triển các ngành có giá trị gia tăng lớn và trình độ công nghệ cao.
Lĩnh vực nông nghiệp: giá trị và tỷ trọng giảm xuống 0,04% (theo lãnh thổ) và 0,09% (theo Quận quản lý). Quận tập trung chỉ đạo chuyển đổi mô hình hợp tác xã nông nghiệp sang hợp tác xã dịch vụ tổng hợp. Hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển nghề truyền thống.
Thu chi ngân sách trên địa bàn đạt kết quả tốt. Thu ngân sách trên địa bàn liên tục vượt dự toán được giao hàng năm, vượt chỉ tiêu thành phố giao từ 5 – 10%, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 36,63%. Tính riêng 9 tháng đầu năm 2010, thu ngân sách quận ước đạt 1.870 tỷ đồng đạt 87,29% kế hoạch năm; Chi ngân sách ước thực hiện 369,6 tỷ đồng đạt 70,8% kế hoạch, đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của quận. Tổng chi ngân sách trên địa bàn đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
Các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển, cơ chế quản lý đã dần phù hợp với quản lý kinh tế.
Bảng 2.2 Tỷ trọng các ngành kinh tế trên địa bàn Quận giai đoạn 2005 – 2010
Đơn vị: tr.đồng
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
CN+XDCB
52.391
103.534
169.232
295.968
373.158
434.132
TM – DV
21.949
33.186
45.394
590.833
618.676
622.808
NN
1.958
0
0
0
0
0
(Nguồn: Báo cáo phòng kinh tế Quận Cầu Giấy)
2.1.2.2 Lĩnh vực xây dựng, phát triển và quản lý đô thị
- Công tác quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch: Quận đã tập trung xây dựng và quản lý quy hoạch theo hướng nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu lực và hiệu quả, đảm bảo thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. Nhiều dự án hạ tầng xã hội, dự án nhà ở, công trình công cộng đã và đang được hình thành làm thay đổi cơ bản diện mạo không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị và quản lý xây dựng theo quy hoạch có chuyển biến tích cực. Quận đã cải cách công tác cấp phép xây dựng, giáo dục và tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân xin cấp giấy phép xây dựng. Năm 2006 – 2009, trên địa bàn Quận cấp được 4.301 giấy phép bằng 771.914 m2 sàn xây dựng, đạt tỷ kệ kiểm soát công trình xây dựng 94,6%, vượt chỉ tiêu từ 10 – 15%.
Quận đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tốt trật tự xây dựng trên địa bàn, không để tình trạng xây dựng trái phép, lấn chiếm đất công. Hầu hết các công trình xây dựng trái phép đều được xử lý kịp thời, dứt điểm. Năm 2006 – 2009 đã lập hồ sơ xử lý đối với 950 trường hợp vi phạm, phạt tiền 240 trường hợp, ngừng thi công 671 trường hợp, xử lý tự khắc phục 194 trường hợp, cưỡng chế 238 trường hợp.
Công tác quản lý đầu tư xây dựng: Công tác đầu tư xây dựng cơ bản có bước phát triển rõ rệt, môi trường đầu tư được cải thiện, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Năm 2006 – 2009, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung thực hiện 34 dự án, hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 20 dự án, chuyển tiếp 14 dự án với tổng số vốn được thực hiện 500,8 tỷ đồng. Bằng nguồn vốn của Quận đã thực hiện 209 dự án, hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 209 dự án, chuyển tiếp 20 dự án với tổng số vốn đã thực hiện 651 tỷ đồng. Các phường đã đầu tư xây dựng 283 dự án với tổng số vốn 125,13 tỷ đồng, đầu tư cho các lĩnh vực: Giao thông, cấp thoát nước, giáo dục và y tế…
Công tác quản lý và phát triển nhà: Để đảm bảo chỉ tiêu đến năm 2010 bình quân diện tích nhà ở cho mỗi người dân đạt từ 9 – 10 m2/người, những năm qua, Quận tiếp tục đầu tư cho chương trình nhà ở chung cư phục vụ tái định cư: Triển khai khu nhà ở chung cư Tây Nam đại học Thương Mại tại phường Mai Dịch gồm 3 nhà chung cư cao 6 -17 tầng với 523 căn hộ, diện tích sàn 49.201 m2. Khu đô thị mới Cầu Giấy 50,7 ha, đã thực hiện hoàn thành cơ bản phần hạ tầng kĩ thuật phục vụ công tác đấu giá quyền sử dụng đất, xây dựng nhà ở, nhà tái định cư và các nhu cầu khác của Thành phố, trong đó có 5 nhà ở chung cư cao 15 – 21 tầng với 817 căn hộ, tổng diện tích sàn 140.029 m2. Dự án nhà ở cao tầng phục vụ tái định cư tại khu 5,3 ha phường Dịch Vọng với 1.381 căn hộ, đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 12 tòa nhà chung cư cao 14 – 17 tầng.
Ngoài ra còn các dự án xây dựng nhà ở để bán của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Quận như: Khu nhà chung cư 11 tầng và nhà liền kề với tổng diện tích sàn 10.489 m2 tại phường Trung Hòa. Khu nhà X1, X2 tại phường Yên Hòa, tổng diện tích sàn 5.682 m2. Khu nhà cán bộ công nhân viên Tổng công ty vật tư nông nghiệp, tổng diện tích sàn 4.992 m2. Khu đất dãn dân phường Yên Hòa, tổng diện tích sàn 2.177 m2.
- Công tác xây dựng và quản lý đô thị:
Về cấp nước: Năm 2006 – 2009 Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Cầu Giấy đã đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống cung cấp nước sạch trên địa bàn Quận với tổng kinh phí 78,7 tỷ đồng. Hiện công ty đang cấp nước sạch cho 100% hộ dân, lượng tiêu thụ 1.136.256m3/tháng, đạt 185 lít/người/ngày.
Về cấp điện: Năm 2006 – 2009, Điện lực Cầu Giấy đã xây dựng thêm 46 trạm biến áp với dung lượng 50.700KVA, hạ ngầm được 10,725km cáp điện, kinh phí đầu tư phục vụ điện sinh hoạt và sản xuất 14,45 tỷ đồng, đã tiếp nhận quản lý, bán điện trực tiếp cho 57.069 hộ dân, công suất tiêu thụ 335.587000 KW/h, cung cấp điện ổn định, không xảy ra sự cố.
Về thoát nước: Năm 2006 – 2009, Quận đầu tư xây dựng 22 dự án thoát nước với tổng kinh phí 8,68 tỷ đồng. Các phường bằng nguồn vốn tự có đã đầu tư xây dựng 40 công trình đường và thoát nước với tổng kinh phí 15,2 tỷ đồng. Thực hiện duy trì thoát nước theo phân cấp, trong năm 2007, kinh phí để duy trì là 1,1 tỷ đồng, năm 2008 là 1 tỷ đồng.
Về chiếu sáng đô thị: Hàng năm, Quận kết hợp với Sở giao thông công chính tiến hành khảo sát, thống kê nhu cầu lắp đặt hệ thống chiếu sáng cá tuyến đường, ngõ tại các phường. Hầu hết các tuyến đường chính và các ngõ xóm đã có hệ thống chiếu sáng đô thị đáp ứng đời sống nhân dân. Năm 2007 – 2008, bằng nguồn vốn của Quận đã đầu tư xây dựng lắp đặt mới hệ thống chiếu sáng với chiều dài 17,67km, kinh phí 4,67 tỷ đồng. Thực hiện duy tu hệ thống chiếu sáng theo phân cấp, kinh phí thực hiện hàng năm 1,3 tỷ đồng. Quyết định từ ngày 12/3/2011, Quận tiếp nhận quản lý hệ thống chiếu sáng trên địa bàn Quận
Về vệ sinh môi trường: Tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh trên địa bàn Quận, nên vấn đề bảo vệ môi trường được Quận quan tâm, chỉ đạo, trước hết là giải quyết, xử lý rác, phế thải xây dựng, vệ sinh môi trường các sông, hồ trên địa bàn. Công tác xã hội hóa vệ sinh môi trường đã được triể...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status