Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất ở cụm xã tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2000 - 2006 - pdf 13

[h2:3uf4m3oq]Download Khóa luận Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất ở cụm xã tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2000 - 2006 miễn phí[/h2:3uf4m3oq]
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI1
2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU2
2.1. Mục đích2
2.2. Yêu cầu2
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU3
1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI3
1.1. Sơ lược lịch sử của ngành địa chính và Quản lý Nhà nước về đất đai qua các thời kỳ3
1.2. Cơ sở khoa học và tính pháp lý của công tác quản lý và sử dụng đất8
1.3. Kết quả quản lý sử dụng đất của cả nước trong những năm qua
1.4. Kết quả công tác quản lý và sử dụng đất của tỉnh Hưng Yên thời gian qua
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tiên Lữ
1.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Tiên Lữ giai đoạn 2000-2006
1.3. Những mặt tích cực và tồn tại trong quản lý và sử dụng đất của huyện trong những năm qua
1.4. Một số biện pháp đề xuất giúp cho các chính quyền và cơ quan chuyên môn tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất ở huyện Tiên Lữ
1.5. Kết luận
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp điều tra trong phòng
2.2. Phương pháp điều tra ngoài thực địa
2.3. Phương pháp thống kê các số liệu thu thập
2.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý các số liệu thống kê
2.5. Phương pháp so sánh trực tiếp các số liệu
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN TIÊN LỮ
1.2. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện
1.3. Tổ chức bộ máy ngành Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lữ
2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN TIÊN LỮ GIAI ĐOẠN 2000-2006
2.1. Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó
2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
2.4. Công tác quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất
2.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
2.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
2.8. Công tác quản lý tài chính về đất đai
2.9. Công tác quản lý, phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
2.10. Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
2.11. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai
2.12. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng đất
2.13. Công tác quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai
3. KẾT QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN TIÊN LỮ GIAI ĐOẠN 2000-2006
2.1.Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
2.2. Kết quả sử dụng đất phi nông nghiệp
4. TÌNH HÌNH KHAI THÁC ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
5. Những mặt tích cực và tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng đất của huyện Tiên Lữ trong thời gian qua-
6. Một số phương hướng, biện pháp đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. KẾT LUẬN
2. ĐỀ NGHỊ


Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho[h3:3uf4m3oq]Tóm tắt nội dung:[/h3:3uf4m3oq]76 ha chiếm 3,18%.
+ Diện tích đất hạng 6 là 92,46 ha chiếm 1,73%.
Biểu sô 3 : Kết quả phân hạng đất nông nghiệp theo Nghị định 73/CP (Đơn vị tính: ha)
TT
Tên xã
Hạng 1
Hạng 2
Hạng 3
Hạng 4
Hạng 5
Hạng 6
Tổng DT
1
Thủ Sỹ
77,18
92,11
85,06
66,11
321,00
2
Thiện Phiến
75,90
103,41
33,36
20,40
4,35
11,30
248,72
3
Nhật Tân
94,01
80,54
122,78
66,40
363,73
4
An Viên
73,06
80,58
94,01
89,63
9,80
347,08
5
Hưng Đạo
129,85
117,80
63,87
146,51
19,16
0,82
478,01
6
Ngô Quyền
100,24
83,54
107,56
96,39
378,73
7
Dỵ Chế
71,46
82,59
112,58
84,77
2,75
354,15
8
Hải Triều
85,96
92,72
68,20
8,02
4,62
32,81
292,33
9
Thuỵ Lôi
80,27
52,00
27,82
67,32
20,26
0,84
248,51
10
Đức Thắng
65,14
66,42
75,02
45,72
26,16
278,46
11
Cương Chính
158,82
126,57
69,17
19,75
4,68
378,99
12
Trung Dũng
73,21
93,25
95,67
46,33
3,04
311,50
13
Minh Phượng
55,95
53,91
60,20
54,15
2,40
226,61
14
Lệ Xá
92,48
102,54
138,93
84,04
417,99
15
Phương Chiểu
19,38
16,09
99,95
8,75
144,17
16
TT. Vương
45,20
48,86
63,59
24,00
181,65
17
Hoàng Hanh
20,95
78,38
77,22
42,01
218,56
18
Tân Hưng
34,83
40,68
56,11
7,41
139,00
Tổng
1332,94
1333,61
1395,37
1014,08
169,36
92,46
5338,22
2.4. Công tác quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất
Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giúp cho việc thực hiện các mục tiêu KTXH đã được vạch ra trong giai đoạn mới, dựa trên cơ sở khoa học về lý luận và thực tế, đảm bảo cho việc sử dụng đất có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.
Quy hoạch và kế hoạch SDĐ còn là công cụ giúp cho Nhà nước quản lý đất đai một cách đồng bộ và có hiệu quả. Góp phần vào việc làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đảm bảo cân đối cơ cấu giữa các lao động. Góp phần vào công cuộc CNH-HĐH đất nước, làm thay đổi bộ mặt của toàn xã hội.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là đặc biệt quan trọng không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn cả lâu dài. Là căn cứ pháp lý cho việc xét giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và là tài liệu cơ bản phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất.
Trong giai đoạn 2000-2006 công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của huyện Tiên Lữ thể hiện như sau:
* Về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Thực hiện Luật Đất đai và căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hưng Yên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 04/6/2002 “V/v phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2001-2010”, kế hoạch sử dụng đất 5 năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 27/9/2002 “V/v phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001-2005) tỉnh Hưng Yên” và Quyết định số 303/QĐ-TTg ngày 30/3/2004 “V/v phê duyệt điều chỉnh bổ sung kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001-2005) tỉnh Hưng Yên”, UBND huyện Tiên Lữ từ những năm 2000-2003 đều có kế hoạch xin đăng ký xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nhưng chưa được triển khai thực hiện. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2000-2005 không xây dựng được, hàng năm chỉ căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, tình hình phát triển KT-XH của tỉnh, tình hình phát triển KT-XH và nhu cầu sử dụng đất của các cấp, các ngành để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm và từng công trình có nhu cầu sử dụng đất ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện.
Đến năm 2004 mới xây dựng được quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2004-2010 và định hướng đến năm 2020. Căn cứ Luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hưng Yên, quy hoạch huyện Tiên Lữ, UBND huyện Tiên Lữ đã chỉ đạo các xã xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2000-2005 và đến nay huyện Tiên Lữ đã có 18/18 xã, thị trấn xây dựng xong quy hoạch đến năm 2010 đã được UBND huyện phê duyệt và bước đầu đưa vào sử dụng đạt hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2006 có một số xã làm quy hoạch bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 như : Nhật Tân, Hưng Đạo.
* Kế hoạch sử dụng đất:
Hàng năm huyện Tiên Lữ đều có kế hoạch chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành lập và trình các kế hoạch sử dụng đất của đơn vị mình để UBND huyện xem xét, đồng thời nó còn làm cơ sở để huyện lập kế hoạch sử dụng đất của huyện để trình lên tỉnh.
Hàng năm, phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp kế hoạch sử dụng đất của các xã, thị trấn thông qua UBND huyện xem xét sau đó trình lên Sở Tài nguyên và Môi trường. Sau khi có thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường về nội dung và chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất của huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho chủ tịch UBND huyện giao chỉ tiêu cho các xã, ngành trong địa bàn huyện và hướng dẫn các đơn vị lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Tuy nhiên công tác lập kế hoạch sử dụng đất của huyện Tiên Lữ còn chưa sát với điều kiện thực tế ở địa phương, nhiều địa phương trình kế hoạch sử dụng đất còn không dựa vào thực tế nhu cầu sử dụng đất của điạ phương mình cũng như không căn cứ vào quỹ đất cụ thể ở địa phương (đặc biệt là đối với đất ở).
*Về việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai:
Hàng năm khi được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất, UBND huyện đã công khai kế hoạch sử dụng đất chung của toàn huyện đối với các ban ngành, tổ chức và thông báo công khai kế hoạch sử dụng đất chi tiết của các xã, thị trấn.
Đại đa số các xã đã xây dựng xong quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt đã công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại UBND xã, đối với những xã chưa có điều kiện công khai quy hoạch thì tại UBND xã đã tổ chức thông tin qua các hội nghị Đảng, chính quyền để tất cả mọi người đều có thể nắm được.
*Về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Nhìn chung công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được huyện quan tâm và việc chỉ đạo thực hiện đã được các địa phương chú trọng, tuy nhiên nó vẫn còn nhiều điểm hạn chế: Đó là trong khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa có tầm nhìn bao quát, chưa sát với tình hình phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương nên có những điểm đã được quy hoạch nhưng chưa phù hợp với điều kiện thực tế, những vị trí đã được cần thay đổi mục đích sử dụng nhưng không nằm trong chỉ tiêu đã được phê duyệt. Mặt khác, do việc công bố kết quả xét duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho huyện còn chậm nên các xã cũng như huyện xây dựng kế hoạch xin giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất bị động, do đó không thể thực hiện kế hoạch trên theo đúng kế hoạch đã định nên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất trên toàn huyện vẫn đạt tỷ lệ thấp.
2.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Giao đất, cho thuê đất phản ánh cụ thể chính sách của Nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ đất đai trong thời kỳ đổi mới. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của nhân dân, đảm bảo sự công bằng xã hội, Nhà nước thực hi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status