Đề tài Nguyên nhân và tình hình ô nhiễm đất tại một số vùng ở Việt Nam - pdf 13

Download Đề tài Nguyên nhân và tình hình ô nhiễm đất tại một số vùng ở Việt Nam miễn phí



Nhu cầu bón phân cho các loại cây trồng khác nhau là khác nhau, trong đó lượng phân bón cho lúa là cao nhất (chiếm 69% tổng lượng bón).
So sánh với các nước có nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới thì lượng phân bón của nước ta còn thấp, nhưng nó là một nguyên nhân gây ô nhiễm đất, nước là do:
- Hiệu quả sử dụng phân bón ở nước ta còn thấp: Đạm đạt 30 – 45%, Lân 40 – 45%, Kali 40 – 50%. Lượng phân thất thoát năm 2007 là 1.455,1 nghìn tấn (814,5 .103 tấn N, 330,7 .103 tấn P, 309,9. 103 tấn K).
- Bón phân không đều: Lượng phân bón quá nhiều ở đồng bằng và quá ít ở vùng trung du, miền núi. Lượng phân bón tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình.
- Bón phân không đúng kỹ thuật: Phân bón chủ yếu được bón trên mặt đất, mặt ruộng do đó dễ bị mất. Nếu bón vùi sẽ tăng hiệu quả bón phân đạt đến 70 – 80%.
- Bón phân không cân đối: Hầu hết người nông dân đều sử dụng quá nhiều phân đạm để bón cho cây trồng, trong khi đó P và K lại thấp. Tỷ lệ phân bón N, P , K mất cân đối một cách nghiêm trọng (10:3:1), tỷ lệ này của thế giới là 10:4:3 (năm 2003) lượng K sử dụng ở nước ta rất thấp. Việc bón phân mất cân đối sẽ làm giảm hiệu quả của phân bón đối với cây trồng và ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35874/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

5% trọng lượng khô. Nếu đá chứa nhiều cát thì đất sẽ nhiều cát, đá nhiều Kali thì đất giàu Kali…
Sinh vật: chưa có sinh vật thì đá chưa tạo thành đất, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của vi sinh vật, phân hủy xác bã động thực vật tạo thành chất mùn hữu cơ, tạo nên độ phì cho đất. Trong mỗi gam đất có từ hàng trăm triệu đến hàng tỉ vi sinh vật các loại. Chúng tích lũy một lượng lớn các nguyên tố dinh dưỡng hòa tan trong quá trình phong hóa, đặc biệt là đưa vào đất Nitơ phân tử (N2) từ không khí ở dạng chất hữu cơ chứa Nitơ của bản thân chúng. Bên cạnh đó, trong mỗi gam đất cũng có hàng trăm ngàn động vật nguyên sinh và động vật không xương sống khác tồn tại.
Khí hậu, địa hình, đặc biệt là trị số nhiệt ẩm, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đất, tác động tới sinh vật và sự phá hủy của đá. Còn địa hình đóng vai trò tái phân phối lại những năng lượng mà thiên nhiên cung cấp cho mặt đất. Cùng ở một nhiệt độ nghĩa là được một lượng nhiệt mặt trời cho như nhau nhưng ở địa hình cao thì lạnh và ở địa hình gần với mặt đất thì nóng..
Thời gian: thời gian là một yếu tố đặc biệt. Mọi yếu tố ngoại cảnh tác động, mọi quá trình diễn ra trong đất đều đòi hỏi một thời gian nhất định.
Con người: vai trò của con người khác hẳn các yếu tố kể trên. Qua hoạt động sống, nhờ các thành tựu khoa học kỹ thuật mà con người tác động vào thiên nhiên và đất đai một cách mạnh mẽ. Tác động này có thể là tích cực, phù hợp với quy luật tự nhiên, đem lại lợi ích cho con người như tưới nước, thủy lợi, tiêu nước hay bón phân cải tạo đất xấu và trồng rừng cho vùng đồi trọc. hay tiêu cực như làm ô nhiễm đất bởi các chất độc hóa học, phá rừng gây xói mòn đất…
Khái niệm ô nhiễm đất:
+ Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm.
+ Ô nhiễm đất là quá trình làm biến đổi hay thải vài đất các chất ô nhiễm làm thay đổi tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có lợi, mất khả năng đáp ứng cho các nhu cầu của con người.
Có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hay theo các tác nhân gây ô nhiễm.
Theo nguồn gốc phát sinh thì có:
Nguồn gốc tự nhiên: Do lắng đọng của các chất, do hoạt động núi lửa…
Nguồn gốc nhân tạo:
Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt
Ô nhiễm đất do các chất thải công nghiệp
Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp
Theo tác nhân gây ô nhiễm:
Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: ví dụ như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: vi khuẩn, giun sán, ký sinh trùng…
Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: các chất phóng xạ
Chất ô nhiễm đi vào đất nhiều nhưng đi ra rất ít, vì sau khi thấm vào trong đất, chất ô nhiễm sẽ ở lại và lưu tồn trong đất. Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào khả năng tự làm sạch của đất.
- Khái niệm: Khả năng tự làm sạch của đất:
Là khả năng tự điều tiết của đất trong hoạt động của môi trường đất thông qua một số cơ chế đặc biệt để giảm thấp ô nhiễm từ ngoài vào, tự làm trong sạch và loại trừ các chất độc hại cho đất. Mức độ làm sạch phụ thuộc vào các yếu tố như:
Số lượng và chất lượng hạt keo trong đất, càng nhiều hạt keo (keo mùn) thì khả năng tự làm sạch cao.
Đất nhiều mùn, nhiều acid humic
Trạng thái hiện tại của môi trường đất, đất chưa bị ô nhiễm hay ô nhiễm ít thì khả năng tự làm sạch tốt hơn.
Sự thoát nước và giữ ẩm
Cấu trúc đất tốt.
Các chủng loại vi sinh vật phong phú, số lượng nhiều sẽ giúp đất đào thải chất độc chất ô nhiễm nhanh chóng.
Khả năng oxy hóa tốt, chưa bị nhiễm mặn, nhiễm phèn
Trong bài tiểu luận này, chúng tui phân chia đất ô nhiễm ở Việt Nam theo nguồn gốc phát sinh.
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm đất ở Việt Nam
Nguyên nhân tự nhiên.
Trong các khoáng vật hình thành nên đất thường chứa một hàm lượng nhất định kim loại nặng, trong điều kiện bình thường chúng là những nguyên tố trung lượng và vi lượng không thể thiếu cho cây trồng và sinh vật đất, tuy nhiên, trong một số điều kiện đặc biệt chúng vượt một giới hạn nhất định và trở thành chất ô nhiễm.
Bảng 1: Thành phần kim loại vết trong một số khoáng vật điển hình.
Trạng thái phong hoá
Khoáng vật
Hiện diện
Thành phần kim loại vết
Dễ bị phong hoá
Olivine
Đá macma
Mn, Co, Ni, Cu, Zn
Anorthite
Mn, Cu, Sr
Augite
Đá siêu bazơ và bazở núi lửa
Mn, Co, Ni, Cu, Zn, Pb
Hornblende
Phân bố rộng trong đá macma và biến chất
Mn, Co, Ni, Cu, Zn
Albite
Coase, intermediate igneous rocks
Cu
Biotite
Mn, Co, Ni, Cu, Zn
Orthoclase
Đá macma axít
Cu, Sr
Muscovite
Granite, phiến thạch, thuỷ tinh
Cu, Sr
Khả năng ổn định khoáng tăng
Magnetite
Đá mácma và biến chất
Cr, Co, Ni, Zn
Bảng 2: Hàm lượng kim loại trong một số loại đá
Đá macma
Đá thứ sinh
Nguyên tố
Đá siêu bazơ (serpentin)
(mg/g)
Bazơ
(basalt)
(mg/g)
Granie
(mg/g)
Đá vôi
(mg/g)
Đát cát kết
(mg/g)
Đá phân lớp
(mg/g)
Cr
2000-2980
200
4
10-11
35
90-100
Mn
1040-1300
1500-2200
400-500
620-1100
4-60
850
Co
110-150
35-50
1
0.1-4
0.3
19-20
Ni
2000
150
0.5
7-12
2-9
68-70
Cu
10-42
90-100
10-13
5.5-15
30
39-50
Zn
50-58
100
40-52
20-25
16-30
10-120
Cd
0.12
0.13-0.2
0.9-0.2
0.028-0.1
0.05
0.2
Sn
0.5
1-1.5
3-3.5
0.5-4
0.5
4-6
Hg
0.004
0.01-0.08
0.08
0.05-0.16
0.03-0.29
0.18-0.5
Pb
0.1-0.4
3-5
20-2.4
5.7-7
8-10
20-23
Ví dụ:
Asen trong đất và vỏ phong hóa: Hàm lượng của asen trung bình trong đất là 5 - 6ppm, trong đất ở Mỹ là 1.7-5ppm, ở Pháp và Italia – 2ppm, đồng bằng Nga – 5ppm. Các kiểu đất khác nhau về hàm lượng asen, hàm lượng asen trung bình trong đất phát triển trên đá cát kết ở Thái Lan là 2.4ppm, ở Nhật Bản – 4ppm, Hàn Quốc – 4.6ppm…. Đất phong hóa từ sét kết giầu asen hơn: Bungari 3,4ppm, Thái Lan 12.8ppm… Ở nước ta có rất ít tài liệu địa hóa asen trong đất. Hàm lượng trung bình của asen trong đất ở Tây Bắc dao động trong khoảng từ 2,6-11 ppm. Trầm tích ven bờ Việt Nam có hàm lượng asen dao động 0,1- 6,1 ppm. Cao nhất ở khu vực ven bờ Bạc Liêu, Cà Mau, Phú Yên, Quảng Ngãi.
Chì: Trong các đá magma, Pb có xu thế tăng dần hàm lượng từ siêu mafic đến axit. Trong các đá magma, Pb chủ yếu tập trung trong khoáng vật felspat, tiếp đó là những khoáng vật tạo đá xẫm màu mà đặc biệt là biotit.
Trong thành tạo đá trầm tích và biến chất:Ở khu vực Đông Bắc Bộ, Pb được xếp vào nhóm nguyên tố quặng kim loại (Sn, Cu, Pb, Zn, Ga, Ag) rất phổ biến; chúng được phát hiện với hàm lượng cao trong các đá trầm tích và trầm tích biến chất, đặc biệt trong các đá Paleozoi. Ở khu vực Tây Bắc Bộ, Pb và Cu là 2 nguyên tố quặng kim loại phổ biến với hàm lượng cao trong các đá trầm tích và trầm tích biến chất. Pb thường tập trung cao trong các đá trầm tích ở 2 bên tả và hữu ngạn sông Đà. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường, chì là nguyên tố kém linh động.
- Nguyên nhân nhân tạo
+ Do chiến tranh
Ở miền Nam Việt Nam, chất độc màu da cam và các loại thuốc diệt cỏ khác bắt đầu được thử nghiệm bởi quân đội Hoa Kỳ vào năm 1961 và được s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status