Báo cáo Công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh - pdf 13

Download Báo cáo Công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh miễn phí



Thị trấn Củ Chi là đô thị giữ vai trò trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện Củ Chi, có xuất phát điểm kinh tế thấp hơn so với các quận, huyện trong thành phố, vừa qua mặc dù đã phát triển khá song còn hạn chế nhiều so với tiềm năng, nguồn lực và vị trí của huyện.
Những phân tích trên về phát triển kinh tế - xã hội của Thị Trấn trong những năm qua đã phản ánh những áp lực đối với qui mô đất đai của Thị Trấn Củ Chi nói riêng và huyện Củ Chi nói chung. Đó là tác động của các yếu tố sau:
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36006/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Nước ngầm ở Củ Chi nói chung là tốt cho việc phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất của người dân.Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thuỷ văn của huyện và nét nổi bật của dòng chảy là sự xâm nhập của thuỷ triều.
* Thực trạng môi trường
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội. Với vị trí nằm ở cửa ngõ Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, huyện Củ Chi có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế. Trong những năm tới khu Đô thị Tây Bắc hình thành, các lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch phát triển; do đó, mật độ dân số trên địa bàn rất cao cùng với sự tăng nhanh về số lượng của các phương tiện giao thông, chịu ảnh hưởng của nước thải các khu, cụm công nghiệp đã có sự tác động không nhỏ đến môi trường cũng như đời sống của nhân dân.
Ô nhiễm không khí
- Khói bụi từ hoạt động của các phương tiện giao thông quá cũ.
- Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động cơ khí, sửa chữa… làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
Ô nhiễm môi trường nước
Hiện nay, nguồn nước mặt có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu từ hệ thông kênh Đông Củ Chi với khả năng khai thác khoảng 250.000m3/ngày. Tuy nhiên lưu lượng khai thác nguồn này phụ thuộc vào việc tích - xả của hồ Dầu Tiếng và xâm nhập mặn, hiện nay đang có dự án mở rộng việc khai thác nước kênh Ðông để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho thành phố.
Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đã làm tăng ô nhiễm môi trường nước mặt và đã phần nào làm tăng mức độ ô nhiễm tại các tuyến kênh Thầy Cai-An Hạ, N31A, kênh Xáng... Việc sinh hoạt thiếu ý thức của người dân đã làm nghẽn một số giao thông thủy, tạo nước tù, làm ô nhiễm môi trường.
Môi trường đất: Ô nhiễm đất do chất thải
Song song với quá trình đô thị hoá, lượng rác thải hữu cơ đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Nếu có quy trình công nghệ chọn lọc và xử lý tốt thì lượng phế thải này có thể trở thành một nguồn phân hữu cơ quý góp phần cải tạo đất. Tuy nhiên, dưới góc độ môi trường, bên cạnh những ưu điểm, việc dùng phế thải đô thị thay thế phân hữu cơ không qua xử lý chọn lọc có thể gây ảnh hưởng đến môi trường đất.
Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường đất. Môi trường đất tại một số khu vực sản xuất nông nghiệp bị ô nhiễm bởi nước thải sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và bùn thải của các cống rãnh.
I.8.2 Điều kiện kinh tế
Trong năm 2007, nền kinh tế Huyện Củ Chi nói chung và Thị Trấn Củ Chi nói riêng vẫn tiếp tục phát triển ổn định.
a) Sản xuất Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp tuy phải đối phó với nhiều đợt dịch bệnh, sâu rầy nhưng qua việc tăng cường chính sách hổ trợ cơ cấu cây trồng, vật nuôi và các biện pháp phòng chống dịch bệnh cấp bách đối với các chủ trang trại, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nên nền nông nghiệp của Thị Trấn vẫn phát triển, giá trị sản xuất tăng 2,31% so với năm 2006 nhưng có giảm hơn các năm trước.
Với đặc điểm là khu đô thị, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Vì vậy để nâng cao sản lượng nông nghiệp, Đảng bộ và chính quyền Thị Trấn Củ Chi chỉ đạo đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như rau sạch, hoa lan, cây kiểng, nhím… vừa có giá trị kinh tế cao vừa phù hợp với môi trường đô thị. Hiện có 7000 m2 rau sạch; 9.500 m2 hoa lan cây kiểng, khoảng 4000 gốc mai ghép.
Đối với chăn nuôi: do ảnh hưởng của đợt dịch bệnh năm 2006, đầu năm 2007 chưa được khắc phục, kết hợp với cơ cấu kinh tế hội nhập, giá thuốc thú y và thức ăn gia súc tăng cao nên sản lượng chăn nuôi giảm mạnh, đàn bò sữa của Thị Trấn 428 con, bò sind 197con, tổng đàn heo 2.958 con, nhím sinh sản 26 cặp. Ngoài ra cá sấu, cá kiểng bước đầu được chú trọng, đến nay cá sấu nuôi trong hộ gia đình đạt 2.645 con.
b) Sản xuất Công nghiệp-Tiểu thủ Công nghiệp
Các chỉ tiêu chính để xác định mức độ thuận lợi đối với việc xây dựng và phát triển công nghiệp gồm: Vị trí địa lý, địa hình, địa chất, nguồn nguyên liệu, điều kiện cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn lao động và chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Như đã nói ở phần đầu huyện Củ Chi nằm ở phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh và được xác định là đô thị vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh.Với địa thế có Quốc lộ 22 chạy qua, đồng thời là vùng trung chuyển giữa 2 khu vực Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, có khối lượng lớn và phong phú về nông sản và một số loại khoáng sản, đây là một tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp chế biến.
Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất như điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc đang được đầu tư nâng cấp đã tạo cho Huyện Củ Chi nói chung và Thị Trấn Củ Chi nói riêng những điều kiện thuận lợi để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Hiện tại khu công nghiệp Tây Bắc của Thành phố có một phần diện tích nằm trong địa giới của Thị Trấn với diện tích là 1,81 ha. Hằng năm thu hút hơn 5.000 lao động tại chỗ và nơi khác đến làm đóng góp vào ngân sách Nhà nước khoảng 164,38 tỷ đồng tăng 0,35% so với cùng kỳ .
c) Thương mại-Dịch vụ
Thương mại-dịch vụ là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Củ Chi nói chung và Thị Trấn Củ Chi nói riêng. Ngay từ đầu Thị Trấn Củ Chi xác định cơ cấu kinh tế chủ đạo là TM-DV, phát triển ngành TM-DV trên cơ sở kết hợp mô hình kinh doanh truyền thống với mô hình kinh doanh hiện đại, nhằm khai thác một cách có hiệu quả lực lượng lao động trên địa bàn, góp phần thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện.
Với tốc độ Đô thị hóa-Công nghiệp hóa nhanh như hiện nay nên ngành TM-DV tại Thị Trấn Củ Chi cũng phát triển khá nhanh. Trong năm 2007, TM-DV có mức phát triển khá doanh thu ước đạt 42.465.840.000 đồng tăng 7,3% so với năm 2006. Đã giải quyết việc làm cho trên 700 lao động, có thu nhập ổn định hàng tháng từ 800.000-1.000.000 đồng, góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Hoạt động thương nghiệp chủ yếu là buôn bán lẻ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.
Về lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn huyện có 2.980 hộ năm 2007, phân bố chủ yếu tập trung ở Thị Trấn Củ Chi và 1 số xã dọc Quốc lộ 22. Doanh thu lĩnh vực này đạt 419,353 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 32,90%/năm. Trong năm 2007 Thị Trấn kiểm tra trên địa bàn có 174 cơ sở có phòng trọ với 1.670 phòng 3.647 nhân khẩu tạm trú, 5 khách sạn, 3 nhà nghỉ, 62 nhà cho thuê.
Các hoạt động tín dụng, ngân hàng đã thực hiện nhiều hình thức thu hút tiền nhàn rỗi trong dân tăng cường cho vay, góp phần giải quyết nhu cầu vốn sản xuất cho dân. Trong đó, Qũy tín dụng nhân dân Thị Trấn Củ Chi là đơn vị kinh doanh tài chính, có nhiệm vụ giải quyết một phần vốn ch...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status