Công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường Thanh Xuân Nam - Quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội - pdf 13

Download miễn phí Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường Thanh Xuân Nam - Quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội



MỤC LỤC
Lời Thank 1
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 2
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Đặt vấn đề 3
2. Mục đích 4
3. Yêu cầu 5
4. Phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
PHẦN NỘI DUNG 7
1.1 Đất đai và quản lý nhà nước về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta 7
1.1.1 Đất đai 7
1.1.2 Vai trò của quản lý nhà nước về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta 9
* Vai trò của công tác quản lý nhà nước về đất đai 12
1.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Luật Đất đai 1988 14
1.2.2. Luật Đất đai 1993 15
1.2.3. Luật Đất đai 2003 16
1.2.3.1. Xác định địa giới hành chính 17
1.2.3.2. Quản lý tài chính về đất đai 18
1.2.3.3. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản 20
1.2.3.4. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 21
1.2.3.5. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 22
1.3. Những nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp phường của thành phố Hà Nội Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2 27
2.1. Điều kiện tự nhiên 27
2.1.1. Vị trí địa lý 27
2.1.2. Địa hình, địa mạo 27
2.1.3. Khí hậu 28
2.1.4. Chế độ thuỷ văn 28
2.1.5. Cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch 29
2.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên 29
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 30
2.2.1. Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 30
2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành 30
2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 31
2.3.1. Giao thông 31
2.3.2. Thuỷ lợi 31
2.3.3. Xây dựng cơ bản 31
2.3.4. Giáo dục - y tế 31
2.3.4.1. Giáo dục 31
2.3.4.2. Y tế 32
2.4. Đời sống xã hội 32
2.5. Đánh giá chung 33
2.6. Hiện trạng sử dụng đất của phường Thanh Xuân Nam năm 2008 33
CHƯƠNG 3 35
3.1. Đánh giá việc thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường 35
3.1.1. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính. 35
3.1.2. Thực hiện quy hoạch sử dựng đất. 36
3.1.3. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 38
3.1.4. Tình hình thực hiện chính sách, pháp Luật Đất đai trên địa bàn phường. 40
Phường đã thực hiện một số chỉ thị, quyết định, công văn như sau: 40
3.1.5. Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 42
3.1.6. Công tác thống kê kiểm kê đất 44
3.1.7. Công tác giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo về các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất 45
Bảng 2: Kết quả sử dụng đất phi nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2008 47
3.2.1. Tình hình sử dụng đất ở đô thị 48
3.2.2. Đất chuyên dùng 49
3.2.3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 49
CHƯƠNG 4 50
4.1. Những yếu tố gây áp lực đến công tác quản lý nhà nước về đât đai trên địa bàn phường Thanh Xuân Nam 50
4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Thanh Xuân Nam 51
4.2.1. Cần coi trọng công tác tuyên truyền 51
4.2.2. Công tác khai báo biến động 51
4.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp Luật Đất đai cả từ hai phía 51
4.2.4. Công tác cán bộ 51
1. KẾT LUẬN 53
2. KIẾN NGHỊ 54
Một số mốc địa giới bị mất đề nghị khôi phục lại 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, văn minh, quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và bảo vệ vốn đất như ngày nay. Đất đai là tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian, không thể thay thế và di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng tài nguyên quý giá này một cách hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chinh trị và phát triển xã hội.
Đất đai luôn là yếu tố không thể thiếu được đối với bất cứ quốc gia nào. Ngay từ khi loài người biết đến chăn nuôi, trồng trọt, thì vấn đề sử dụng đất đai không còn đơn giản nữa bởi nó phát triển song song với những tiến bộ của nền khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị... Khi xã hội càng phát triển thì giá đất (giá Quyền sử dụng đất) ngày càng cao và luôn giữ được vị trí quan trọng như Mác đã khẳng định: “Lao động là cha, đất là mẹ sản sinh ra của cải vật chất”. Do đó, việc quản lý đất đai luôn là mục tiêu Quốc gia của mọi thời đại nhằm nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất đai đảm bảo việc sử dụng đất đai tiết kiệm và có hiệu quả.
Nước ta, với tổng diện tích tự nhiên là 32.924.061 ha (chỉ tính riêng phần đất liền) thuộc loại trung bình đứng thứ 60 trong số 160 nước trên thế giới, đứng thứ 4 trên tổng số 11 nước trong khu vực Đông Nam Á; dân số khoảng 80 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 2 khu vực Đông Nam Á. Bình quân diện tích đất tự nhiên tính theo đầu người rất thấp chỉ khoảng 4500 m2. Bình quân diên tích đất nông nghiệp theo đầu người thấp chỉ khoảng hơn 1000 m2. Vì vậy, để việc quản lý và sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả, góp phần vào công cuộc cải tạo xã hội - xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Luật Đất đai cũng như các quy định khác vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu tổ chức thực hiện. Nhiều văn bản tính chất pháp lý còn chồng chéo và mâu thuẫn, tình trạng chuyển dịch đất đai ngoài sự kiểm soát của pháp luật xảy ra. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình còn chậm đặc biệt đối với đất ở… Đối với vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị và quyền sở hữu nhà ở thì triển khai còn chưa đồng bộ, kết quả đạt được thấp. Việc tranh chấp đất đai diễn ra dưới nhiều hình thức, việc phát triển các khu dân cư mới ven đô thị lấy từ đất lúa còn đang diễn ra ở nhiều nơi. Đứng trước thực trạng đó, để đưa vào việc quản lý và sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả, góp phần vào công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, cần rút kinh nghiệm từ thực tế trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Trên cơ sở đó, xây dựng các biện pháp nhằm quản lý và sử dụng đất hiệu quả hơn, bền vững hơn.
Để đánh giá được một cách đầy đủ và khoa học tình hình quản lý đất đô thị trên địa bàn một phường của thành phố Hà Nội. Được sự phân công của khoa Địa lý, dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Trọng Đợi, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường Thanh Xuân Nam - quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc quản lý và sử dụng đất theo hiến pháp và pháp luật đất đai.
- Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường Thanh Xuân Nam - quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội.
- Tìm hiểu nguyên nhân gây áp lực đến công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất của phương Thanh Xuân Nam trong thời gian tới.


3. Yêu cầu
- Số liệu đưa ra phải phản ánh trung thực khách quan thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của phường.
- Những kiến nghị và đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với thực trạng của phường.
- Có những đề xuất và kiến nghị với tình hình thực tế của địa phương.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện trong phạm vi của phường Thanh Xuân Nam - quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các văn bản luật, dưới luật về quản lý và sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu.
+ Thông tin được thu thập chủ yếu là cơ sở lý luận và các quy định của các cơ quan Nhà nước ở trung ương và các cơ quan Nhà nước ở địa phương về quản lý đất đô thị, trên cơ sở đó thu thập được những số liệu về việc sử dụng đất ở địa phương. Nguồn thông tin này được thu thập chủ yếu qua Công báo, các trang web của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Phương pháp thống kê được dùng để xử lý các tài liệu, đặc biệt là các số liệu thực tiễn về việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đô thị. Qua đó, có được các số liệu, thông tin tin cậy trình bày trong đồ án.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu.
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp, phân tổ và phân tích các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đô thị và phân tích thông tin về thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về nội dung này. Ngoài ra, phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin cũng được sử dụng để có được kết quả tổng hợp, có được các đánh giá, nêu ra các luận cứ khoa học trình bày trong đồ án.
- Phương pháp so sánh: so sánh giữa lý thuyết và thực tế về tình hình quản lý và sử dụng đất đô thị của phường.
Sử dụng để so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật một số nước khác từ đó chỉ ra các quy định tương thích, các quy định không tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước đó; thấy được nguyên nhân của những thành công và hạn chế của việc thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý và sử dụng đất đô thị.

w7n2CAX7XgrjNLQ

Đề tài Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại
Tiểu luận Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn
Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường
Thực trạng công tác quản lý nhà nước về qui hoạch dùng đất
Tiểu luận Công tác quản lý đất đai của Uy bản nhân dân
Khóa luận Thực trạng quản lý và dùng đất đai của huyện Tuy
Quản lý nhà nước - ngạch chuyên viên chính Giải quyết vụ việc
Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lí nhà
Hoàn thiện công tác quản lý chuyển quyền dùng đất đai ở đô
vài vấn đề quản lý nhà nước về đất đô thị
Tình huống Quản lý nhà nước - công tác hoàn thuế giá trị
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status