Đề tài Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp - pdf 13

Download Đề tài Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp miễn phí



Tờ báo Businessweek kết hợp với Interband và một số cố vấn nhãn hiệu hàng đầu thế giới để đưa ra bảng xếp hạng 100 nhãn hiệu hàng đầu thế giới (tính theo USD). Những công ty được xếp hạng năm nay là những công ty xây dựng niềm tin từ công chúng xung quanh các sản phẩm của họ để tạo ra "các nhãn hiệu yêu thích", cho phép khách hàng cảm giác như thể họ làm chủ nhãn hiệu đó. Ưu thế công nghệ của các công ty đã làm tốt như bốn công ty của tốp năm nhãn hiệu lớn nhất về giá trị là từ lĩnh vực công nghệ, trong khi nhãn hiệu lâu năm như Coca Cola, Microsoft, Disney và Ford vẫn có được những uy tín mạnh trên thị trường quốc tế.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36232/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

.
Sự đầu tư đồng bộ giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình là điều tối quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó quyết định sức sản xuất, tiêu thụ và trưởng thành của doanh nghiệp. Tuỳ vào từng điều kiện cụ thể, tuỳ vào cách thức định vị sản phẩm trên thị trường mà doanh nghiệp xác định chiến lược đầu tư phù hợp giữa tài sả
Khi một sự kết hợp thương hiệu mạnh có thể làm gia tăng giá trị tập đoàn và thiết lập kế hoạch lâu dài, tạo dựng một vị thế độc đáo trên thị trường và đánh bóng tên tuổi công ty và đặc biệt là làm tăng tiềm năng lãnh đạo trong tập đoàn. Bởi thế sự kết hợp thương hiệu có thể làm gia tăng ảnh hưởng lên tài sản hữu hình và tài sản vô hình dẫn tới việc thương hiệu sẽ vượt trội thông qua tập đoàn.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀO TSHH,TSVH VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀO TSHH VÀ TSVH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
1.1 ) Nhận thức của các doanh nghiệp về đầu tư vào TSHH và TSVH
Phần lớn các doanh nghiệp VIẸT NAM chưa nhận thức đúng giá trị thực tế của tài sản sở hữu trí tuệ. Đơn đăng kí sở hữư trí tuệ mà cơ quan quản lí nhận được ở nhãn hiệu hàng hoá là 58.12% văn bằng bảo hộ sáng chế
-4.5%kiểu dáng công nghiệp -84.3%
Trong những năm gần đây, sở hữu trí tuệ (SHTT) luôn là vấn đề thời sự và được các doanh nghiệp làm ăn chân chính quan tâm. SHTT là tài sản vô hình nhưng có giá trị to lớn. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã phải bỏ ra chi phí rất lớn để thiết lập được thương hiệu, hệ thống bảo hộ như: bảo hộ quyền sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, tên xuất xứ, chỉ dẫn địa lý… Đó chính là những cam kết quan trọng của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.
Điều dễ nhận thấy là, những sản phẩm có thương hiệu, được bảo hộ quyền SHTT sẽ có giá thành cao hơn so với các sản phẩm cùng loại mà không được bảo hộ quyền SHTT. Do đó, nhiều Doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc đã không khỏi lao đao trước nạn hàng giả, hàng nhái còn người tiêu dùng thì mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng mà không biết Đây cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các Doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì cần xây dựng thương hiệu và đăng ký quyền SHTT cho sản phẩm. Như vậy, Doanh nghiệp mới tránh được những “rủi ro” không đáng có trên thương trường.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, với làn sóng các Doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam sẽ không còn “chỗ đứng” cho những sản phẩm làm giả, làm nhái và khẳng định tầm quan trọng của SHTT trong nền kinh tế hội nhập. Song vấn đề này chưa được nhiều Doanh nghiệp Việt Nam thực sự quan tâm.
Việt Nam đã gia nhập WTO, để hạn chế thấp nhất các rủi ro liên quan đến các vụ kiện pháp lý về SHTT các Doanh nghiệp phải có chiến lược quan tâm, đầu tư thoả đáng đến SHTT, từ việc đặt tên Doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh cho đến việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ công nghệ, kiểu dáng, nhãn hiệu… để tránh lâm vào tình trạng vi phạm pháp luật. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp có hàng hoá, sản phẩm xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ pháp luật SHTT của thị trường mà Doanh nghiệp xuất khẩu, vừa để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân doanh nghiệp vừa không xâm phạm đến quyền SHTT của Doanh nghiệp khác. Vì thế, trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững phải xây dựng và quảng bá thương hiệu của chính mình.
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, hầu như chúng ta chỉ biết đến giá trị hữu hình của doanh nghiệp mà chưa quan tâm đến giá trị vô hình. Hơn nữa, tài sản hữu hình của doanh nghiệp quá lạc hậu, cũ nát, đã khấu hao gần hết… nên giá trị của nó chẳng đáng bao nhiêu. Theo số liệu thống kê 1990, toàn bộ giá trị (thực chất chỉ là giá trị hữu hình) của gần 6000 doanh nghiệp nhà nước của nước ta chỉ bằng giá trị của một hãng kinh doanh cỡ lớn trung bình của nước phát triển. Đến nay, việc không tính đến giá trị vô hình của doanh nghiệp đã gây ra thiệt hại to lớn:
+ Mất vốn khi cổ phần hoá hay khi hay khi bán doanh nghiệp nhà nước cho các thành phần kinh tế ở trong và ngoài nước Trong trường hợp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo quy định tuy có tính đến giá trị vô hình của doanh nghiệp dưới tên gọi là “giá trị lợi thế”, nhưng trong thực tế việc mất mát xảy ra rất lớn, ví dụ như trường hợp cổ phần hoá công ty khách sạn Tràng Tiền.
Công ty này đặt trên khuôn viên 1500 m2 đất ở vào vị trí đẹp nhất Hà Nội với 2600 m2 xây dung, đó là chưa kể đến máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị của nhà hàng, nếu tính rẻ cũng phảI trăm tỷ đồng. Thế nhưng khi định giá, toàn bộ cơ ngơi ấy được tính 3,2 tỷ đồng. Số vốn đIều lệ ấy được chia thành 32000 cổ phiếu (mệnh giá 100000 đồng) và chia cho cán bộ công nhân viên theo năm công tác. Số còn lại ưu tiên trong nội bộ, sau đó mới bán ra ngoài. ĐIều đáng nói là sau đó cổ phiếu của công ty cổ phần Tràng Tiền được ồ ạt bán ra với giá cao gấp hàng chục mệnh giá ban đầu.Cho tới cuối năm 2001 có 80% cổ phiếu do người lao động nắm giữ đã bán cho các ông chủ tư nhân. Thực ra, không phải người ta mua cổ phiếu mà là mua đất! Với diện tích đất rộng 2600 m2 nằm ngay giữa lòng thủ đô, vào thời đIểm hiện nay giá mỗi mét vuông đất lên tới 20, 30 cây vàng thì tài sản của công ty không phải là nhỏ. Sự việc tương tự đã xảy ra ở nhiều nơI khác, không chỉ Hà Nội mà ở thành phố Hồ Chí Minh và cả các địa phương khác đều có.
+ Hạ thấp tỉ trọng vốn góp trong của phía Việt Nam trong liên doanh với nước ngoài do không tính đến giá trị vô hình của doanh nghiệp hay chưa nhận thức đúng giá trị tài sản vô hình.
Trong các liên doanh, phía Việt Nam góp vốn phần lớn bằng đất và thường góp một lần ngay khi dự án bắt đầu triển khai. Thời gian gần đây khi giá thuê đất được giảm nhiều, phía Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất càng thấy phần vốn của mình thu nhỏ lại. Quyết định số 179/1988/QĐ-BTC ngày 24-2-1998 của Bộ tài chính (về việc ban hành Bản quy định về tiền thuê đất, mặt biển đối với hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoàI tại Việt Nam) đã giảm tiền thuê đất từ 20% đến 70% so với mức giá quy định tại quyết định 1417/TC/QĐ-TCĐN của bộ trước đó.
Trong khi định giá để góp vốn vào liên doanh, các công ty Việt Nam thường chỉ chú ý vào tài sản hữu hình mà chưa chú ý đến tài sản vô hình: uy tín, tên tuổi công ty, thương hiệu, các quyến sở hữu trí tuệ, địa thế thuận lợi … Thậm chí các công ty Việt Nam chưa hề để ý đến các vấn đề này và cho đó là chuyện không cần lưu ý. Song trên thực tế, đây lại là một việc rất phải chú ý đến, và giá trị tài sản vô hình là rất lớn, có khi nó còn gấp nhiều lần giá trị tài sản vô hình.
Vì tài sản trí tuệ thường có giá trị rất cao nên các công ty nước ngoài đều rất quan tâm đến việc bảo vệ và phát triển tàI sản đó. Trong các liên doanh, giá nhãn hiệu thường chiếm một khoản giá trị lớn, có công ty đi góp vốn vào hàng chục l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status