Công tác thanh tra giáo dục ở Phòng Giáo dục - Đào tạo Can Lộc, Hà Tĩnh, thực trạng và giải pháp - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Mỗi năm học, Sở vàPhòng GD-ĐT cấp huyện thanh tra ít nhất 20 % tổng số giáo viên của các trường trực thuộc ( 5 năm mỗi giáo viên được thanh tra ít nhất 1 lần ) . Việc thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên THPT do Sở GD-ĐT xây dựng kế hoạch . Chỉ báo trước cho giáo viên sớm nhất là một tuần trước khi tiến hành thanh tra, việc thanh tra đó do một thanh tra viên hay cộng tác viên thực hiện .
Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên nhằm đánh giá khách quan, toàn diện chất lượng hoạt động sư phạm của giáo viên để tư vấn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy ; đôn đốc việc tuân thủ qui chế chuyên môn; xác định một trong những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc bố trí sử dụng,đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý

Thành viên phải báo cáo với trưởng đoàn về tiến độ và kết quả việc thực hiện nhiệm vụ được phân công theo yêu cầu của trưởng đoàn. Nếu phát hiện những nghi vấn... phải báo cáo ngay với trưởng đoàn để quyết định.
Trưởng đoàn phải báo cáo với người ra quyết định về những vấn đề vượt quá quyền hạn, nhiện vụ hay những vấn đề không thuộc nội dung kế hoạch thanh tra. Nếu thấy cần thiết, trưởng đoàn có thể đề nghị người ra quyết định thanh tra sửa đổi bổ sung quyết định hay kế hoạch tiến hành thanh tra, đề nghị thay đổi thành viên vì lý do sức khoẻ hay vì những lý do khác.
Trong quá trình tổ chức thực hiện thanh tra , người ra quyết định không trực tiếp tiến hành tại cơ sở nhưng phải thường xuyên chỉ đạo đoàn thanh tra hay thanh tra viên trong quá trình đó như: Giải quyết kịp thời các đề nghị ; theo dõi việc thực hiện của đối tượng thanh tra đối với các kết luận , kiến nghị và quyết định của đoàn thanh tra hay thanh tra viên.
Thời hạn thanh tra
Theo quy định của pháp luật mỗi cấp thanh tra có thời hạn khác nhau.Thời hạn thanh tra được tính từ ngày bắt đầu tiến hành thanh tra ghi trong quyết định và kết thúc vào ngày công bố kết quả trước đối tượng thanh tra.
Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người ra quyết định thanh tra xác định thời hạn cho phù hợp để vừa đảm bảo quy định của pháp luật vừa đảm bảo thời gian cần thiết cho cơ quan có thẩm quyền thanh tra hoàn thành tốt nhiệm vụ mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng được thanh tra
2.1.3. Kết thúc thanh tra :
Sau khi hoàn thành nội dung nhiệm vụ được phân công, đoàn viên hay nhóm đoàn viên phải tổng hợp kết quả, đưa ra những kết luận, đề xuất hướng xử lý bằng văn bản, lập hồ sơ theo phần công việc đó và bàn giao cho trưởng đoàn hay người được trưởng đoàn uỷ quyền.
Trưởng đoàn có trách nhiệm dự thảo văn bản kết luận thanh tra theo các yêu cầu ghi trong quyết định thanh tra.
Trưởng đoàn phải triệu tập cuộc họp tất cả các thành viên của đoàn thanh tra để thaỏ luận dự thảo kết luận thanh tra công khai, dân chủ và chính xác. Trưởng đoàn là người kết luận và chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định thanh tra.
Trước khi kết luận chính thức, trưởng đoàn phải báo cáo dự thảo kết luận với người ra quyết định thanh tra kèm theo biên bản cuộc họp dự thảo kết luận
Trưởng đoàn chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp công bố kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra. Thành phần tham gia cuộc họp do trưởng đoàn quyết định. Việc công bố kết luận phải được lập thành biên bản. Nếu thấy cần thiết phải sửa đổi bổ sung kết luận thì trưởng đoàn phải họp đoàn để thảo luận việc tiếp thu hay không tiếp thu những ý kiến trình bày hay giải trình và báo cáo với người ra quyết định thanh tra.
Hoàn chỉnh văn bản kết luận cuộc tranh tra. Văn bản kết luận do trưởng đoàn ký và đóng dấu
Sau khi công bố kết luận thanh tra, đoàn thanh tra phải bàn giao hồ sơ cuộc thanh tra cho cơ quan đã thành lập đoàn thanh tra.
Hồ sơ gồm có :
+ Quyết định thành lập đoàn thanh tra.
+ Đơn khiếu nại tố cáo (nếu có ).
+ Kế hoạch tiến hành thanh tra, đề cương thanh tra.
+ Báo cáo của đối tượng thanh tra.
+ Các loại biên bản , báo cáo kiểm tra các đối tượng ( giáo viên, học sinh...).
+ Văn bản kết luận thanh tra.
+ Các văn bản khác liên quan đến kết luận thanh tra.
2.1.4. Sau thanh tra
- Viết báo cáo kết quả gửi các cấp quản lý.
- Theo dõi việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra.
- Thanh tra lại( nếu cần).
Ngoài tiến trình chung trên, khi đi vào thanh tra theo từng chuyên đề , từng vụ việc ( từng đối tượng ) cụ thể, tiến trình thanh tra các đối tượng có những nét đặc trưng riêng.Ví dụ : thanh tra toàn diện một trường học tiến trình khác với thanh tra toàn diện một giáo viên, thanh tra giờ dạy, thanh tra kết quả học tập của học sinh....Những tiến trình này được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn cuả thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, với những tiêu chí đánh giá khác nhau
2.2. Thanh tra toàn diện một trường phổ thông.
Theo Thông tư số 07/2004/TT-BGDĐT, các Sở và Phòng GD-ĐT cấp huyện ( quận ) mỗi năm học tiến hành thanh tra toàn diện từ 20 % đến 25 % tổng số các trường trực thuộc, bảo đảm 5 năm mỗi trường được thanh tra toàn diện ít nhất một lần. Thanh tra Sở, Phòng GD-ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra cả năm học và từng học kỳ . Kế hoạch thanh tra chỉ báo trước cho nhà trường sớm nhất một tuần trước khi tiến hành. Trong trường hợp cần thiết, Chánh Thanh tra Sở hay Trưởng Phòng GD-ĐT có thể quyết định thanh tra đột xuất.
Việc thanh tra toàn diện một trường THPT do Sở GD-ĐT tiến hành. Số lượng thành viên đoàn thanh tra bố trí từ 5 đến 15 người ( tuỳ theo đối tượng thanh tra ). Thanh tra nhằm đánh giá toàn diện tình hình các trường THPT trên cơ sở kiểm tra , đối chiếu với qui định của Luật giáo dục và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện của Bộ GD-ĐT về mục tiêu , kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn; quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các qui định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục. Đồng thời qua thanh tra, đánh giá đúng thực trạng tình hình nhà trường , đôn đốc việc tuân thủ các qui định của pháp luật về giáo dục ; tư vấn các giải pháp khả thi để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, phấn đấu thực hiện phương hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá hoạt động giáo dục . Kiến nghị với các cấp quản lý nhà nước điều chỉnh, bổ sung các chính sách và qui định nhằm thúc đẩy việc nâng cao hiệu lực quản lý giáo dục.
Nội dung thanh tra toàn diện một trường tiểu học bao gồm những vấn đề sau:
2.2.1. Thanh tra đội ngũ giáo viên , cán bộ và nhân viên.
Số lượng, chất lượng cán bộ ,giáo viên , nhân viên và tình hình bố trí sử dụng.
2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật.
-Phòng học,phòng làm việc và phòng chức năng.
- Trang thiết bị trong phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, thực hành, tình hình trang bị và sử dụng máy vi tính, việc kết nối mạng internet và khai thác sử dụng.
- Sân chơi, bãi tập, bể bơi, công cụ thể thao, khu vệ sinh, khu để xe, khu vực bán trú ( nếu có ).
- Diện tích khuôn viên và thủ tục pháp lý về quyền sử dụng đất đai.
- Cảnh quan trường học: Cổng trường, sân trường, tường rào, cây xanh, vệ sinh học đường, công trình cấp thoát nước và môi trường sư phạm.
- Kinh phí dành cho hoạt động giảng dạy, giáo dục .
2.2.3.Thanh tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường .
-Thanh tra kế hoạch phát triển giáo dục.
+Thực hiện chỉ tiêu, số lượng học sinh ở từng lớp, khối lớp và toàn trường .
+Thực hiện phổ cập giáo dục và tham gia xoá mù chữ trong phạm vi cộng đồng
+Hiệu quả đào tạo của nhà trường .
+ Thực hiện quy định tuyển sinh và quy định về mở trường lớp ngoài công lập.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status