Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn ở lớp 2 - pdf 13

Download Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn ở lớp 2 miễn phí



Đề 2: Tuấn được bà mừng tuổi 50.000đồng, ông mừng thêm cho 20.000 đồng nữa. Hỏi Tuấn có tất cả mấy chục ngàn đồng?
Các bước giải bài toán thực hiện tương tự như ví dụ 2.
Chú ý: Các đề ở ví dụ 2 và ví dụ 3 vừa nêu trên là dạng toán nhằm nâng cao một bước năng lực của học sinh trong hoạt động giải toán mà trong SGK.
Khi giải dạng toán này trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh nhận dạng bài toán trên sơ đồ cho sẵn, sau đó lựa chọn văn cảnh (Tình huống) số liệu để đặt đề phù hợp. Nên khuyến khích học sinh đặt đề theo nhiều tình huống khác nhau để phát triển trí thông minh của các em. Giáo viên sửa lại thành các đề hoàn chỉnh trước khi cho học sinh giải.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36614/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hù hợp.
Dưới đây là một số phương pháp giải toán thường dùng ở Tiểu học.
1/ Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng ( sẽ được nêu rõ ở chương II)
2/ Phương pháp rút về đơn vị - phương pháp tỷ số:
Là một phương pháp giải toán dùng để giải các bài toán về tỷ lệ thuận và tỷ lệ nghịch.
3/ Phương pháp chia tỷ lệ:
Là một phương pháp giải toán dùng để giải toán về tìm hai số khi biết tổng và tỷ hay hiệu và tỷ số của hai số đó.
4/ Phương pháp thử chọn:
Là phương pháp dùng để giải các bài toán về tìm một số khi số đó đồng thời thoả mãn một số điều kiện cho trước. Dùng để giải các bài toán về cấu tạo sô, số thập phân, cấu tạo phân số, và cả bài toán có lời văn về hình học, chuyển động đều, toán tính tuổi….
5/ Phương pháp khử:
Để giải được bài toán bằng phương pháp này ta điều chỉnh cho hai giá trị của một đại lượng trong hai cặp là như nhau. Dựa vào sự chênh lệch giữa hai giá trị của đại lượng còn lại, ta tìm được giá trị tương ứng với một đơn vị của đại lượng này.
6/ Phương pháp giả thiết:
Dùng để giải các bài toán về tìm hai số khi biết tổng của hai số và kết quả của phép tính thực hiện trên cặp số hiệu của hai số cần tìm.
7/ Phương pháp thế:
Dùng để giải các bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu giữa các số đó.
8/ Phương pháp ứng dụng nguyên lý Di Ric Lê:
Dùng để giải các bài toán về lý luận.
9/ Phương pháp diện tích và các bài toán có nội dung hình học:
Phương pháp diện tích dùng để giải các bài toán về tính diện tích bằng cách vận dụng các tính chất của diện tích, bài toán về nhận dạng các hình học, bài toán về chu vi và diện tích các hình , bài toán về cắt và ghép hình, bài toán về thể tích.
10/ Phương pháp tính ngược từ cuối:
Khi giải các bài toán này bằng phương pháp tính ngược từ cuối, ta thực hiện liên tiếp các phép tính ngược với các phép tính đã cho trong bài toán. Kết quả tìm được trong các bước trước chính là thành phần đã biết của phép tính liền sau đó. Sau khi thực hiện hết dãy các phép tính ngược với các phép tính đã cho trong đề bài, ta nhận được kết quả cần tìm. Phương pháp này tính ngược từ cuối để giải các bài toán số học toán có văn, toán vui và toán cổ.
11/ Phương pháp ứng dụng sơ đồ:
Trong một số bài toán ở Tiểu học, ta gặp các đối tượng hay một số nhóm đối tượng khác nhau mà giữa chúng có mối quan hệ nào đó. Để giải được các bài toán dạng này người ta dùng hình vẽ để biểu diễn mối quan hệ giữa các đối tượng…
Khi thực hiện lời giải bằng cách sử dụng sơ đồ nói trên ta nên gọi là giải bằng phương pháp sơ đồ.
Phương pháp này dùng để giải các bài toán số học, toán có văn, toán suy luận logic.
12/ Phương pháp dùng chữ thay số:
Trong khi giải các bài toán, số cần tìm được ký hiệu với biểu tượng nào đó( có thể là? hay các chữ a, b, c , x, y…) . Từ cách chọn số liệu nói trên, theo điều kiện của đề bài, người ta đưa về một phép tính hay dãy tính chứa các biểu tượng này. Dựa vào quy tắc tìm thành phần chưa biết phép tính ta tính được số cần tìm.
Phương pháp này dùng để tìm thành phần chưa biết của một phép tính, các bài toán về điền chữ số vào phép tính, tìm các chữ số chưa biết của một số tự nhiên, giải toán có văn.
13/ Phương pháp lập bảng:
Thường xuất hiện hai nhóm đối tượng( chẳng hạn tên học sinh và loại hoa, tên người và nghề nghiệp, giải thưởng…) khi giải các bài toán này bằng phương pháp lập bảng, ta thiết lập một bảng gồm các hàng và cột, các cột ta liệt kê các đối tượng thuộc nhóm thứ nhất, còn các hàng ta liệt kê các đối tượng thuộc nhóm thứ hai.
Dựa vào điều kiện đã cho trong đề bài, ta loại dần (ghi số 0) các ô (là giao của mỗi hàng và cột) trong bảng. Những ô còn lại (không bị loại bỏ) sẽ là kết quả của bài toán.
14/ Phương pháp biểu đồ ven:
Khi giải một số bài toán, người ta thường dùng những đường cong kín để mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán. Nhờ sự mô tả này, ta đi đến lời giải của bài toán một cách tường minh và thuận lợi. Những đường cong như thế gọi là biểu đồ ven. Phương pháp giải toán dùng biểu đồ ven ta gọi là phương pháp biểu đồ ven.
15/ Phương pháp suy luận đơn giản:
Suy luận đơn giản là những lý luận không dùng công cụ của logic mệnh đề. Khi giải bài toán bằng phương pháp suy luận đơn giản chỉ đòi hỏi học sinh biết vận dụng sáng tạo nhũng kiến thức toán học đơn giản, những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và phong tục tập quán trong sinh hoạt hàng ngày để từ những điều kiện đã cho trong đề bài, phân tích và lập luận lời giải của bài toán.
16/ Phương pháp lựa chọn tình huống:
Trong một số bài toán, người ta đưa ra một số tình huống có thể xảy ra và yêu cầu ta lựa chọn và yêu cầu ta chọn tình huống hợp lý nhất theo điều kiện của đề bài.
Khi giải bài toán bằng phương pháp lựa chọn tình huống ta dần loại bỏ các tình huống đã cho trong đề bài bằng cách chỉ ra các mâu thuẫn với tình huống khác. Tình huống cuối cùng không bị loại bỏ ra sẽ chỉ ra nó thoả mãn các yêu cầu của đề bài.
Trong các phương pháp trên thì phương pháp sơ đồ đoạn thẳng được ứng dụng để giải rất nhiều dạng toán ở Tiểu học. Chẳng hạn như các bài toán đơn giản, các bài toán hợp và một số dạng toán có văn điển hình.
CHƯƠNG II:
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ ĐOẠN THẲNG ĐỂ GIẢI CÁC BÀI TOÁN ĐƠN LỚP 2 - CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC MỚI .
I- KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ ĐOẠN THẲNG
Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng là một phương pháp giải toán ở Tiểu học, trong đó mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho và đại lượng phải tìm trong bài toán được biểu diễn bởi các đoạn thẳng.
Việc lựa chọn độ dài của các đoạn thẳng để biểu diễn các đại lượng và sắp xếp thứ tự của các đoạn thẳng trong sơ đồ hợp lý sẽ giúp học sinh tìm được lời giải một cách tường minh.
Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng dùng để giải rất nhiều dạng toán khác nhau, chẳng hạn các bài toán đơn, các bài toán hợp và một số dạng toán có lời văn điển hình.
Ví dụ 1: Bài toán đơn
Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam? (bài toán trang 24 SGK toán 2).
Ở bài toán này chỉ đề cập đến cách dùng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
Giải
5 quả
Ta vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị nội dung bài toán như sau:
2 quả
Số cam hàng trên:
? quả
Số cam hàng dưới:
Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng trên ta dễ dnàg thấy điều kiện của bài toán là hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 quả. Từ đó ta dễ dàng tìm được số cam của hàng dưới bằng phép tính sau:
Số quả cam hàng dưới là:
5 + 2 = 7 (quả)
Đáp số: 7 quả
Ví dụ 2: Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà mai 7 cây. Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam? (Bài 1 trang 30 SGK).
Giải:
Ta vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị nội dung bài toán:
? cây
7 Cây
Vườn nhà Hoa:
17 cây
Vườn nhà Mai:
Nhìn vào sơ đồ trên ta th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status