Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Ninh Điền - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trang 2
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trang 3
III/ NHIỆM VỤ CẦN GIẢI QUYẾT CỦA ĐỀ TÀI Trang 3
IV/ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU Trang 3
V/ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU Trang 4

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

A/ VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG GDNGLL VÀ BIỆN PHÁP
PHỐI KẾT HỢP GIỮA BAN HOẠT ĐỘNG- GIÁO VIÊN CHỦ
NHIỆM: Trang 6
I/Cơ sở lý luận: Trang6
II/ Vai trò, nhiệm vụ: Trang 7
B/ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGLL
Ở TRƯỜNG THCS NINH ĐIỀN: Trang 9
C/ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ – KẾT QUẢ THỰC HIỆN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Trang 12
PHẦN C: KẾT LUẬN Trang 14


- Tên đề tài: :“Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động NGLL ở trường THCS Ninh Điền”
- Họ và tên tác giả: Trương Hùng Phong
- Chức vụ: TPT Đội
- Đơn vị công tác: Trường THCS Ninh Điền.

1. Lý do chọn đề tài:
- Giúp rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh ở trường THCS Ninh Điền.
- Nâng cao chất lượng hoạt động, tạo điều kiện tốt giúp học sinh phát triển năng khiếu, rèn luyện phẩm chất đạo đức, kĩ năng sống.
- Tìm giải pháp trong việc xây dựng và tổ chức các tiết hoạt động ngồi giờ mang tính giáo dục đạo đức cho học sinh.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là giáo viên chủ nhiệm, các bộ phận trong nhà trường, học sinh trường THCS Ninh Điền.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu các tài liệu, đưa ra biện pháp và tiến hành, sau đó đánh giá, rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
3. Đề tài đưa ra giải pháp mới:
- Xây dựng kế hoạch, đề ra giải pháp phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục.
- Giúp mọi người có cái nhìn đúng về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên chú trọng hơn trong việc tổ chức thực hiện.
4. Phạm vi áp dụng:
Đề tài này có thể thực hiện như một chuyên đề và áp dụng rộng rãi cho tất cả các lớp ở trường THCS Ninh Điền.

Ninh Điền , ngày 02 tháng 04 năm 2011
NGƯỜI THỰC HIỆN


Trương Hùng Phong
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền giáo dục nước ta phải chuyển mình theo mục tiêu đào tạo mới nhằm tạo ra cho xã hội những con người năng động sáng tạo, có phẩm chất đạo đức tốt phù hợp với yêu cầu thực tế. Muốn vậy thì ngay từ cấp học cơ sở, đội ngũ giáo viên phải thể hiện hết vai trò của mình, phải không ngừng nghiên cứu và tìm ra những phương pháp giáo dục học sinh có hiệu quả.

Giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường nói riêng, của gia đình và xã hội nói chung. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng là một trong những môi trường, giải pháp tốt để giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuỳ theo khả năng tổ chức, điều khiển và phối hợp hoạt động của giáo viên tổ chức các tiết học có thể mang lại kết quả tích cực hay giảm tác dụng của quá trình giáo dục học đường. Muốn nâng cao được hiệu quả tối ưu thì giáo viên chủ nhiệm lớp phải biết tổ chức, điều khiển, phối hợp đồng bộ, hài hoà những yếu tố chủ quan và khách quan, những lực lượng giáo dục bên trong và bên ngoài nhà trường, đặc biệt ở lứa tuổi của các em, các em rất thích được tự tổ chức và thực hiện những công việc mang tính vui chơi. Thực tế đã chứng minh nơi nào có sự phối hợp đồng bộ, xây dựng tốt kế hoạch và mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm, các đoàn thể, ban hoạt động ngoài giờ thì nơi đó học sinh có tác phong đạo đức tốt. Trường nào ban hoạt động ngoài giờ, giáo viên chủ nhiệm quan tâm đến các tiết hoạt động giáo duc ngoài giờ lên lớp thì nơi đó gặt hái được nhiều thành công.


3HHL1sV01cs1fpc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status