Hoàn thiện công tác đào tạo để phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần May 10 - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 4
1. Khái niệm và ý nghĩa đào tạo để phát triển nguồn nhân lực . 4
1.1. Một số khái niệm về đào tạo để phát triển nguồn nhân lực . .4
1.2. Hình thức đào tạo để phát triển . .5
1.3. ý nghĩa của đào tạo để phát triển nguồn nhân lực . .7
2. Nội dung của công tác đào tạo để phát triển nguồn nhân lực .7
2.1. Mục tiêu của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực . .7
2.2. Nội dung đào tạo để phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp . .8
2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo để phát triển . . . 10
2.2.2. xây dựng chương trình đào tạo . .11
2.2.3. Lựa chọn những phương pháp đào tạo . 11
2.2.4. Thực hiện chương trình đào tạo để phát triển .11
2.2.5. Đánh giá chương trình đào tạo để phát triển. . 11
2.3. Các nhân tổ ảnh hưởng tới công tác đào tạo để phát triển nguồn nhân lực 12
2.3.1. Sự phát triển nền KT – XH . .12
2.3.2. Chiến lược phát triển công . .12
2.3.3. Cơ chế chính sách . .14
3. Đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo để phát triển nguồn nhân lực .14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CP MAY 10 .16
1. Tổng quan chung về công ty cổ phần may 10 . .16
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty . 16
1.2. Tình hình hoạt động sản xuất của công ty cổ phần may 10 17
2. Thực trạng công tác đào tạo để phát triển nguồn nhân lực của Công ty .20
2.1. Kế hoạch đào tạo . .20
2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần may 10 . .21
2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 21
2.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty . .24
3. Đánh giá kết quả của công tác đào tạo để phát triển nguồn nhân lực ở
Công ty cổ phần May 10 . .27
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA
CÔNG TY CP MAY 10 . .32
1. Định hướng về đào tạo để phát triển nguồn nhân lực trong Công ty cổ phần
May 10 . . 32
2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo để phát triển tại Công ty cổ phần may 10 .32
2.1. Đổi mới về nội dung và phương pháp đào tạo .34
2.2. Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đào tạo để phát triển 34
2.3. Tạo động lực cho đội ngũ cán bộ công nhân viên được cử đi đào tạo 35
2.4. Đầu tư trang thiết bị cho việc đào tạo để phát triển 35
KẾT LUẬN .36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .37
Lời nói đầu


Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự hội nhập nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức, doanh nghiệp để đạt được hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình đều phải thừa nhận vai trò quan trọng của công tác quản trị nguồn nhân lực. Vấn đề được đặt trước một môi trường luôn luôn biến động, vừa nhiều thời cơ lại không ít những thách thức như hiện nay chính là làm thế nào để biến nguồn nhân lực của tổ chức thành một vũ khí cạnh tranh đủ mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng cũng như có được một sự linh hoạt nhất định để duy trì và phát triển hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực không phải là vấn đề đơn giản, một sớm một chiều. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp phải có một cái nhìn thông suốt, nắm chắc bản chất, nội dung vấn đề cũng như các học thuyết, mô hình quản lý... để có thể tìm ra cho doanh nghiệp, tổ chức của mình một đáp án thích hợp, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của tổ chức, từ đó có thể phát huy hết khả năng, tiềm năng nguồn nhân lực của mình.
Một trong những cách tiếp cận việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong các doanh nghịêp, tổ chức đó là phát huy tối đa tiềm lực của đội ngũ lao động thông qua công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp, tổ chức. Có rất nhiều phương án được đưa ra, trong đó có một phương án mà kết quả của việc thực hiện nó là không thể phủ nhận. Đó chính là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, một trong những nội dung quan trọng của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. Mặc dù kết quả của nó là rất khả quan và là công tác không thể thiếu để đạt được mục tiêu sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp nhưng trên thực tế, nhất là ở Việt Nam, nó mới chỉ được chú ý tới gần đây.
Hiện nay, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, tổ chức còn chưa được quan tâm đúng mức và toàn diện. Hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp mới chỉ chú trọng tới công tác hoàn thiện hệ thống tiền lương và phúc lợi cho người lao động, việc đầu tư đổi mới trang thiết bị và các yếu tố khác của quá trình sản xuất mà quên đi rằng cái gắn bó mật thiết với người lao động chính là công việc của họ trong tổ chức và động lực xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện bản thân cũng đem lại cho tổ chức những kết quả rất tích cực. Đầu tư vào nguồn nhân lực chính là chiến lược sống còn của các doanh nghiệp trong thời đại hiện nay khi mà thị trường và các yếu tố của nó liên tục biến đổi không ngừng. Chính vì vậy, với những kiến thức về lý luận đã đựơc học từ nhà trường cùng với một số kiến thức thực tế đã được tìm hiểu, quan sát, học hỏi, trao đổi qua thời gian thực tập tại Công ty May 10, em chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty May 10” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Nội dung chuyên đề đề cập tới các lý luận cơ bản về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và thực trạng công tác này tại Công ty May 10, từ đó đề xuất một số biện pháp hoàn thiện hơn nữa công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty May 10.
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: do kiến thức và trình độ còn hạn chế nên chuyên đề chỉ đi vào phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển của Công ty trong năm 2003.
Phương pháp nghiên cứu: chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu như so sánh, thống kê, tổng hợp, phân tích, phỏng vấn…
Kết cấu nội dung chuyên đề: ngoài phần “Lời nói đầu” và phần “Kết luận”, nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Chương II: Phân tích, đánh giá tình hình thực tế của công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty May 10
Chương III: Một số kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty May 10.
Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế của em còn nhiều hạn chế, bài viết này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được các thầy cô và các bạn đọc quan tâm góp ý để có thể hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình.
Em xin trân trọng gửi lời Thank tới PGS - TS Nguyễn Ngọc Quân, thầy giáo Vũ Thanh Hiếu- Khoa Kinh tế lao động và dân số- giáo viên hướng dẫn thực tập, ông Nguyễn Văn Hưng- cán bộ trực tiếp hướng dẫn thực tập cùng các cán bộ nhân viên thuộc ban Tổ chức- Hành chính tại Công ty May 10 đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện bài chuyên đề này.







Chương I: Cơ sở lý luận chung về Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

I. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, tác dụng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
1.Khái niệm.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định nhằm thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động. Qua quá trình học tập, người lao động sẽ có cách nhìn mới về công việc của họ và đây là cơ sở để phát huy khả năng sáng tạo trong công việc của người lao động. Đào tạo và phát triển tạo ra sự gắn bó giữa ngưòi lao động với doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của lao động.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bao gồm những nội dung cơ bản sau:
*Giáo dục: là mọi hoạt động học tập để chuẩn bị cho người lao động bước vào một nghề nghiệp hay chuyển sang một nghề mới thích hợp hơn trong tương lai.
*Đào tạo: là tất cả các hoạt động học tập có tổ chức nhằm nâng cao trình độ học vấn, trình độ lành nghề và chuyên môn của từng cá nhân nhằm giúp cho họ thực hiện công việc hiện tại được tốt hơn.
*Phát triển: là tổng thể các hoạt động học tập nhằm định hướng cho người lao động chuẩn bị những kiến thức cần thiết giúp họ theo kịp yêu cầu tổ chức khi có sự thay đổi hay phát triển khả năng nghề nghiệp của người lao động.
Các thuật ngữ “giáo dục”, “đào tạo”, “phát triển” đều đề cập đến cùng một quá trình đó là quá trình cho phép con người học tập những kiến thức mới và biểu hiện hành vi bằng cách mới. Như vậy thông qua quá trình đào tạo, con người tự hoàn thiện và phát triển bản thân để thích ứng với môi trường làm việc.
2.Mục đích của đào tạo và phát triển.
- Về khía cạnh tổ chức: Mục tiêu chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là giúp các tổ chức sử dụng hiệu quả các tiềm năng của nguồn nhân lực thông qua việc trang bị cho người lao động các kiến thức về chuyên môn cũng như nâng cao ý thức làm việc của người lao động nhằm giúp họ thực hiện tốt công việc của mình và nâng cao khả năng thích ứng với công việc trong tương lai của họ.
- Về khía cạnh người lao động: nhu cầu được đào tạo và phát triển là một nhu cầu cơ bản của người lao động giúp họ khẳng định vị trí nghề nghiệp, trình độ tay nghề, giúp họ phát triển nấc thang nghề nghiệp của mình để có thể đáp ứng được những thay đổi của môi trường làm việc.
- Về khía cạnh xã hội: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đem lại cho xã hội những lợi ích to lớn do trình độ người lao động đựơc nâng cao. Với chất lượng lao động đựơc cải thiện và cơ cấu lao động hợp lý do quá trình đào tạo và phát triển định hướng, việc giải quyết việc làm cho người lao động được tiến hành thuận lợi hơn và làm giảm đáng kể lượng lớn người lao động thất nghiệp do cơ cấu.
3.ý nghĩa của đào tạo và phát triển.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ riêng với các tổ chức mà nó còn có ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân người lao động:
- Đối với tổ chức: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện để tồn tại và phát triển của tổ chức trong môi trường cạnh tranh. Hơn nữa, nó còn là một trong những phương tiện để đạt được sự phát triển của doanh nghiệp có hiệu quả nhất như thu hút và sử dụng tốt những người có đủ năng lực trình độ đạt đựơc giá trị lớn nhất thông qua các kết quả công việc mà họ đem lại cho doanh nghiệp.
- Đối với người lao động: mọi con người trong tổ chức đều có khả năng phát triển và mỗi cá nhân đều có giá trị riêng, nhân cách riêng, khả năng đóng góp khác nhau nhưng thông qua các chương trình đào tạo và phát triển, nhu cầu học tập, hoàn thiện bản thân của họ đựoc đáp ứng tạo ra các cơ hội thăng tiến với các vị trí công việc thuận lợi mà ở đó người lao động có thể đóng góp nhiều nhất thông qua những sản phẩm công việc mà họ làm ra.



SL0MP8vBoJ4vuOM
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status