Chuyên đề Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Ý Yên - Nam Định - pdf 13

Download Chuyên đề Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Ý Yên - Nam Định miễn phí



MỤC LỤC
PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN II. NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN 3
I. KHÁI NIỆM - BẢN CHẤT. 3
- Tư tưởng của C.Mác và Ph - Anggen. 3
- Tư tưởng của V.L.Lênin: 4
- Tư tưởng của A.V.Traianôp. 4
- Tư tưởng của Frank Elliss: 5
- Quan điểm của Liên Hợp Quốc: 5
II. VAI TRÒ ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 7
1. Vai trò của kinh tế hộ nông dân. 7
2. Đặc điểm của kinh tế nông hộ nông dân 14
2.1. Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đang quá độ sang sản xuất hàng hoá. 14
2.2. Cơ cấu sản xuất của hộ nông dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. 16
2.3. Kinh tế hộ nông dân có khả năng điều chỉnh theo sự vận động của cơ chế thị trường, dưới sự quản lý của nhà nước. 16
III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN. 17
1. Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân. 17
1.1. Nhân tố thời tiết khí hậu. 17
1.2. Nhân tố về đất đai. 18
2. Nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân. 19
2.1. Dân số và lao động 19
2.2. Nhân tố về vốn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân. 19
2.3. Nhân tố về thị trường ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân 20
2.4. Nhân tố xã hội. 21
2.5. Nhân tố về chính sách vĩ mô của nhà nước. 21
3. Nhân tố khoa học công nghệ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân. 23
IV. KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ NƯỚC TA BÀI HỌC KINH NGHIỆM GÌ CHO KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở VIỆT NAM. 23
1. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới. 23
2. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta. 26
3. Những bài học kinh nghiệm rút ra. 31
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN Ý YÊN - NAM ĐỊNH 33
I. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN Ý YÊN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN. 33
1. Đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ý Yên. 33
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện. 35
a. Dân số và lao động. 35
b. Cơ sở hạ tầng. 35
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN Ý YÊN. 39
1. Các loại hình hộ nông dân 39
2. Thực trạng đất đai của hộ nông dân. 41
3. Thực trạng về lao động của kinh tế hộ nông dân ở huyện Ý Yên. 42
4. Thực trạng về vốn của kinh tế hộ nông dân ở huyện hiện nay. 43
5. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ nông dân trong huyện 45
6. Đánh giá chung 47
a. Thành tựu 47
b. Khó khăn: 48
CHƯƠNG III. 50
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN Ý YÊN 50
I. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG 50
II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỤ THỂ. 50
1. Giải pháp về nguồn nhân lực. 50
2. Phát triển cơ sở hạ tầng. 51
3. Giải pháp về đất đai. 52
a. Giải quyết quan hệ ruộng đất trong nông thôn phù hợp với cơ chế thị trường. 52
b. Cần hoàn thiện phân vùng qui hoạch sử dụng đất đai. 52
c. Khuyến khích tập trung ruộng đất 52
d. Tiến hành kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo sử dụng đúng mục đích. 53
4. Giải pháp về vốn. 53
5. Giải pháp về khoa học công nghệ. 54
6. Chính sách của Đảng và Nhà nước. 55
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37187/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ất chỉ sản xuất những gì mà thị trường cần: nếu sản phẩm nong nghiệp được thị trường chấp nhận với số lượng lớn mà cung nông sản nhỏ hơn thì người sản xuất bán được giá cao và thu được nhiều lợi nhuận, nó thúc đẩy sự phát triển ngày càng tăng về chiều rộng cũng như chiều sâu nhưng nếu sản phẩm nông sản không được thị trường chấp nhận hay tiêu thụ trên thị trường chậm thì giá nông sản thấp hơn giá thành bị thua lỗ khiến cho người trực tiếp sản xuất bắt buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất hay chuyển đổi ngành nghề.
Mặt khác thị trường còn có ảnh hưởng đến giống loài cây trồng và vật nuôi cần để nuôi trồng. Ngoài việc căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kỹ thuật phù hợp người sản xuất còn căn cứ vào sở thích, thói quen đa số người tiêu dùng trên thị trường để quyết định sản xuất nông sản cho thị trường.
2.4. Nhân tố xã hội.
Nhóm nhân tố xã hội là những nhân tố tập quán sản xuất, thói quen tiêu dùng.v.v. Tập quán sản xuất mà tích cực thì sẽ đẩy mạnh sự phát triển sản xuất nông sản nhưng nếu tập quán sản xuất lạc hậu tiêu cực thì sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất nông sản. Chẳng hạn như tập quán sản xuất của các hộ nông dân nước ta vẫn có tư tưởng sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất chủ yếu là phục vụ hộ là chủ yếu dư thừa mới mang bán nó hạn chế cho sự phát triển sản xuất nông sản theo hướng hàng hoá.
Thói quen tiêu dùng ảnh hưởng đến xu hướng sản xuất cụ thể là ở sản xuất nông nghiệp.
Ví dụ: Thói quen tiêu dùng của người dân Mỹ về hàng hoá nông sản là thích những sản phẩm đã qua chế biến như uống nước cam thì 1 cốc nước cam cần nhiều quả cam nên nó cũng khuyến khích sản xuất phát triển. Song đối với nước ta lại thích ăn những nông sản tươi nên cũng hạn chế phát triển.
2.5. Nhân tố về chính sách vĩ mô của nhà nước.
Ngành nông nghiệp là một bộ cấu thành nền kinh tế quốc dân được vận hành theo cơ chế thị trường nên cần có sự quản lý nhà nước là tác động để phát triển.
Chính phủ quản lý vĩ mô ngành nông nghiệp bằng cách định ra các mục tiêu chung của nền kinh tế, hệ thống công cụ quản lý nhà nước là toàn bộ phương tiện được nhà nước sử dụng để tác động vào sản xuất kinh doanh nông sản nhằm thúc đẩy phát triển theo hướng nhất định.
Trong cơ chế thị trường, kế hoạch hoá kinh tế quốc dân đối với ngành nông nghiệp là một công cụ quan trọng của nhà nước nhằm định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tầm vĩ mô, để trên đó mà ngành nông nghiệp bố trí, huy động các nguồn lực cho sản xuất nông sản một cách hợp lý nhất để khai thác triệt để lợi thế so sánh của nông nghiệp nước ta nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, ý tưởng mà sự phát triển nông nghiệp cần đạt tới, phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước. Nhưng trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, kế hoạch kinh tế quốc dân có tính chất pháp lệnh và chỉ đạo theo cách giao nhận và chấp hành kế hoạch còn hiện nay, kế hoạch hoá kinh tế quốc dân có tính chất hướng dẫn, chỉ đạo theo định hướng của kế hoạch hoá.
Hệ thống công cụ chính sách kinh tế giúp nhà nước điều khiển hoạt động của các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân…). Nhờ các chính sách kinh tế mà chủ thể kinh tế trong ngành nông nghiệp đã hành động phù hợp với lợi ích chung của xã hội, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm nông nghiệp.
Thế chấp hoá pháp luật và các chính sách kinh tế là điều kiện cần thiết để đưa chúng vào thực tiễn phát triển nông sản hàng hoá, ví dụ như luật đất đai thực hiện vào cuộc sống nó thể hiện quyền sử dụng đất đối với hộ nông dân tạo điều kiện tập trung ruộng đất để sản xuất nông sản hàng hoá. Pháp luật kinh tế trong nông nghiệp tạo ra hành lang pháp lý cho doanh nghiệp bảo vệ quyền tự do cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế nông nghiệp phát triển. Tóm lại chính sách của nhà nước có ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất nông sản hàng hoá. Nếu có phù hợp giữa các chính sách vĩ mô của nhà nước và điều kiện cần thiết để sản xuất hàng hoá thì sẽ tạo điều kiện tốt cho phát triển nông sản hàng hoá, ngược lại nếu không phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất nông sản hàng hoá.
3. Nhân tố khoa học công nghệ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân.
Công nghệ về giống cây trồng và vật nuôi có ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến năng xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Nếu công nghệ giống cây trồng và vật nuôi tốt không những tạo ra nhiều về số lượng nông sản mà còn tạo ra chất lượng nông sản tốt hơn. Ngược lại, nếu giống cây trồng và vật nuôi không tốt, thái hoá, bệnh tật thì sẽ gây khó khăn cho sự phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Như vậy công nghệ giống có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sản xuất kinh doanh nông sản.
Công nghệ sau thu hoạch là công nghệ chế biến bảo quản và vận chuyển nông sản cũng ảnh hưởng đến giá trị nông sản. Nếu trình độ và quy mô công nghệ sau thu hoạch lớn hiện đại thì sẽ nâng cao được giá trị nông sản và đa dạng hoá nông sản phẩm đáp ứng phong phú nhu cầu của thị trường. Như vậy tạo điều kiện cho sản xuất nông sản hàng hoá phát triển. Nếu trình độ và quy mô của công nghệ sau thu hoạch nhỏ bé và lạc hậu thì sản lượng nông sản cũng như chất lượng không đáp ứng yêu cầu của thị trường làm không khuyến khích sản xuất nông sản phát triển, khi công nghệ chế biến kém phát triển thì sản phẩm nông sản làm ra đơn thuần.
IV. KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ NƯỚC TA BÀI HỌC KINH NGHIỆM GÌ CHO KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở VIỆT NAM.
1. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới.
Kinh tế hộ nông dân đã tồn tại từ rất sớm trong lịch sử và trải qua nhiều bước thăng trầm cùng với các hình thái kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ ở ba thế kỷ trở lại đây khi mà các cuộc cách mạng khoa và công nghệ đã tạo ra hàng loạt những công nghệ, kỹ thuật và công cụ sản xuất mới, tạo ra bước đột phát trong nền nông nghiệp của thế giới. Hộ nông dân cho đến nay đã tồn tại phổ biến trên thế giới, ở tất cả các nước có sản xuất nông nghịp. Nhưng chủ yếu nó đang tồn tại ở dạng hộ nông dân sản xuất hàng hoá và kinh tế trang trại.
Sau đây, để giúp cho việc nghiên cứu và việc định hướng phát triển cho kinh tế hộ nông dân ở nước ta phù hợp với quy luật phát triển nông nghiệp nói chung, chúng ta sẽ xem xét tình hình phát triển kinh tế hộ , kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới. Từ đó chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệp và xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân.
- Vương quốc Hà Lan.
Là một đất nước nhỏ bé với diện tích 41500km2, dân số 14806000 người trong đó số lao động nông nghiệp chỉ chi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status