Báo cáo Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH thương mại - điện tử Hoàng Sơn - pdf 13

Download Báo cáo Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH thương mại - điện tử Hoàng Sơn miễn phí



MỤC LỤC
 
Lời nói đầu 1
Phần I: Đặc điểm chung của Công ty TNHH Thương mại - điện tử Hoàng Sơn 3
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại - điện tử Hoàng Sơn 3
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty 4
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại - điện tử Hoàng Sơn : 4
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty TNHH Thương mại - điện tử Hoàng Sơn 6
4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Thương mại - điện tử Hoàng Sơn 6
4.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và luân chuyển chứng từ tại Công ty TNHH Thương mại - điện tử Hoàng Sơn 8
Phần II: Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thương mại - địên tử Hoàng Sơn 11
1. Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH thuơng mại - điện tử Hoàng Sơn 11
1.1 Thủ tục, chứng từ hạch toán 11
1.2 Tài khoản sử dụng 12
1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu 14
1.4 Hệ thống Tài khoản kế toán Công ty sử dụng 17
1.5 Tổ chức Hệ thống sổ kế toán tại Công ty 18
1.6 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty 20
1.7 Phương pháp tính tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Thương mại - điện tử Hoàng Sơn 21
1.7.1 Một số quy tắc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 21
1.7.1.1 Một số quy tắc hạch toán tiền lương 21
1.7.1.2 Một số quy tắc hạch toán các khoản trích theo lương 23
1.7.1.2. 1 Phiếu nghỉ hưởng BHXH 23
1.7.1.2.2 Bảng thanh toán BHXH 23
1.7.2 Cách tính tiền lương tại Công ty TNHH Thương mại - điện tử Hoàng Sơn 25
1.7.3 Cách tính và trích lập Quỹ BHXH, Quỹ BHYT, KPCĐ 26
1.7.3.1 Cách tính 26
1.7.3.2 Cách trích lập Quỹ BHXH, Quỹ BHYT, KPCĐ 27
1.7.3.2.1 Quỹ BHXH 27
1.7.3.2.2 Quỹ BHYT: 28
1.7.3.2.3 Kinh phí công đoàn: 28
2. Thực tế công tác kế toán tiền lương tại Công ty TNHH Thương mại - điện tử Hoàng Sơn 28
2.1 Các chứng từ có liên quan đến việc tính lương 28
2.2. Các nghiệp vụ hạch toán tiền lương ở Công ty 34
3. Thực tế kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Thương mại - điện tử Hoàng Sơn 37
3.1 Phương pháp trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ tại Công ty: 37
3.2. Các nghiệp vụ trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ: 39
4. Chế độ thanh toán BHXH trả thay lương tại Công ty: 47
4.1. Chứng từ 47
4.1.1 Phiếu nghỉ hưởng BHXH 47
4.1.2 Bảng thanh toán BHXH: 49
4.2. Các nghiệp vụ hạch toán BHXH trả thay lương 51
Phần III: Nhận xét và kết luận 60
1. Nhận xét 60
1.1 Nhận xét chung về công tác tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty 60
1.2 So sánh phương pháp kế toán của đơn vị với phương pháp kế toán theo chế độ hiện hành . 60
1.2.1 Ưu điểm: 60
1.2.2 Nhược điểm: 61
2. Kết luận 62
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37199/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ước và thực hiện tốt các báo cáo về các hoạt động tài chính của Công ty.
* Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty TNHH Thương mại - điện tử Hoàng Sơn gồm:
Báo cáo quyết toán (theo quý, năm)
Bảng cân đối kế toán (theo quý, năm)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (theo quý, năm)
Bảng cân đối tài khoản (theo quý, năm)
Tờ khai chi tiết doanh thu, chi phí, thu nhập (theo năm)
Quyết toán thuế thu nhập Doanh nghiệp (theo năm)
Quyết toán thuế GTGT (theo năm)
Thuyết minh báo cáo tài chính (cuối năm)
* Các báo cáo tài chính trên được gửi vào cuối mỗi quý của niên độ kế toán và được gửi tới các cơ quan sau:
- Cơ quan cấp chủ quản (Sở Thương Mại)
- Chi cục Tài chính Doanh nghiệp
- Cục Thống kê
- Cục thuế
- Ngoài ra Công ty còn sử dụng một số loại báo cáo nội bộ như: Báo cáo các khoản phải thu, phải trả, tình hình công nợ, tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hoá, phân tích kết quả về tài chính và các hoạt động kinh doanh trong xuất nhập khẩu các mặt hàng của Công ty. Các báo cáo này sẽ được gửi tới Ban Giám đốc Công ty.
1.7 Phương pháp tính tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Thương mại - điện tử Hoàng Sơn
1.7.1 Một số quy tắc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.7.1.1 Một số quy tắc hạch toán tiền lương
Việc thực hiện hình thức trả lương thích hợp cho người lao động, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích chung của xã hội với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động sẽ có tác dụng là đòn bẩy kinh tế, khuyến khích người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, có trách nhiệm với công việc, không ngừng học hỏi, sáng tạo, nâng cao trình độ về kiến thức cũng như kỹ năng công việc.
Bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng, cán bộ, công nhân viên trong Công ty còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc Quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế trong các trường hợp ốm đau, thai sản theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước.
Theo hình thức tính lương trên, hàng tháng kế toán tiền lương của Công ty sẽ tiến hành tính lương phải trả cho người lao động, đồng thời tính các khoản trích theo lương như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế. Bảng thanh toán tiền lương sẽ được kế toán tiền lương (người lập bảng lương) ký, ghi rõ họ tên rồi chuyển cho Kế toán trưởng kiểm tra, ký xác nhận, sau đó Giám đốc Công ty ký duyệt. Công ty sẽ tiến hành trả lương cho nhân viên làm hai kỳ:
- Kỳ I: Tạm ứng lương (Vào các ngày 15 hàng tháng)
- Kỳ II: Cuối tháng căn cứ vào bảng quyết toán lương và các khoản trích theo lương trừ đi số tạm ứng đầu tháng và thanh toán số còn lại cho người lao động.
Bảng Tạm ứng lương Kỳ I và Bảng thanh toán lương Kỳ II sẽ được lưu tại Phòng kế toán. Mỗi lần lĩnh lương, nhân viên Công ty phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận”. Nếu có người nhận thay thì phải ghi “KT”(ký thay) và ký tên.
Bên cạnh đó, để thuận tiện cho việc theo dõi số ngày công làm việc thực tế, ngày nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH, nghỉ họp, nghỉ phép… để làm căn cứ thanh toán cho người lao động các khoản phụ cấp, tiền thưởng, các chế độ BHXH như ốm đau, thai sản, BHXH trả thay lương… Công ty có sử dụng Bảng Chấm công theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Mỗi phòng ban trong Công ty phải lập bảng chấm công hàng tháng cho các nhân viên trong phòng mình. Hàng ngày, người được phân công công việc chấm công phải căn cứ theo tình hình thực tế của phòng mình để chấm công cho từng người, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo ký hiệu quy định trong chứng từ như sau:
- Lương thời gian +
- ốm, điều dưỡng ô
- Tai nạn T
- Nghỉ phép P
- Hội nghị, học tập H
- Nghỉ thai sản TS
- Nghỉ không lương T2
- Ngừng việc N
- Nghỉ bù NB
- Con ốm Cố
Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ hưởng BHXH có xác nhận của cán bộ Y tế, ... về bộ phận kế toán để nhân viên kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính phụ cấp tiền ăn trưa của Công ty cho công nhân viên và các chế độ BHXH (thai sản), chế độ lương BHXH (ốm đau, tai nạn rủi ro)
Kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người và tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng của từng cán bộ công nhân viên trong Công ty
1.7.1.2 Một số quy tắc hạch toán các khoản trích theo lương
Chứng từ kế toán BHXH trả thay lương Công ty sử dụng gồm: Phiếu nghỉ hưởng BHXH và bảng thanh toán BHXH
1.7.1.2. 1 Phiếu nghỉ hưởng BHXH:
- Trong thời gian lao động, người lao động bị ốm được Cơ quan Y tế cho phép nghỉ, người được nghỉ phải báo cho Công ty và nộp giấy nghỉ cho người phụ trách chấm công. Số ngày nghỉ thực tế của người lao động căn cứ theo bảng chấm công hàng tháng.
Cuối tháng phiếu nghỉ hưởng BHXH kèm theo bảng chấm công kế toán của đơn vị chuyển về phòng kế toán Công ty để tính BHXH. tuỳ từng trường hợp vào số người phải thanh toán trợ cấp BHXH trả thay lương trong tháng của từng đơn vị mà kế toán có thể lập bảng thanh toán BHXH cho từng phòng, ban, bộ phận hay toàn công ty. Cơ sở để lập bảng thanh toán BHXH là phiếu nghỉ hưởng BHXH. Khi lập phải phân bổ chi tiết theo từng trường hợp: nghỉ bản thân ốm, con ốm, tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, thai sản... Trong mỗi khoản phải phân ra số ngày và số tiền trợ cấp BHXH trả thay lương.
Mẫu Phiếu nghỉ hưởng BHXH
Phiếu nghỉ hưởng BHXH (Giấy chứng nhận nghỉ ốm) được sử dụng tại Công ty theo mẫu sau: (Mặt trước)
Tên Cơ quan Y tế Ban hành theo mẫu CV
.............. Số 90TC/CĐKT ngày 20/7/99 của BTC
Số KB/BA Quyển số: 127
622 Giấy chứng nhận nghỉ ốm Số: 037
Họ và tên: Vũ Lâm Tùng Tuổi: 36
Đơn vị công tác: Công ty TNHH Thương mại - điện tử Hoàng Sơn
Lý do cho nghỉ: Phẫu thuật xương khớp gối
Số ngày cho nghỉ: 15ngày(Từ ngày15/12đến hết ngày31/12/2005)
Ngày 14 tháng 12năm 2005
Xác nhận của phụ trách đơn vị
Số ngày nghỉ: 15 ngày
(Ký, Họ tên)
Y bác sĩ KCB
(Đã ký, đóng dấu)
Trần Sơn Hải
(Mặt sau)
Phần BHXH
Số sổ BHXH: 01133943564
1 - Số ngày thực nghỉ được hưởng BHXH : 15 ngày
2 - Luỹ kế ngày nghỉ cùng chế độ : ngày
3 - Lương tháng đóng BHXH : 373.933 đồng
4 - Lương bình quân ngày : đồng
5 - Tỷ lệ hưởng BHXH : 75%
6 - Số tiền hưởng BHXH : 373.933 đồng
Ngày 14 tháng 12năm 2005
Cán bộ Cơ quan BHXH
(Ký, Họ tên)
Phụ trách BHXH đơn vị
(Ký, Họ tên)
Hồ Ngọc Hà
(Ghi chú: Phần mặt sau căn cứ ghi vào giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH hay giấy ra viện)
1.7.1.2.2 Bảng thanh toán BHXH
Cuối tháng kế toán tính tổng hợp số ngày nghỉ và số tiền trợ cấp cho từng người và cho toàn Công ty, bảng này phải được nhân viên phụ trách về chế độ BHXH của Công ty xác nhận và chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi. Bảng này được lập thành 2 liên: 1 liên gửi cho Cơ quan quản lý Quỹ BHXH cấp trên để thanh toán số thực chi, 1 liên lưu tại phòng kế toán cùng các chứng từ khác có liên quan..
1.7.2 Cách tính tiền lương tại Công ty TNHH Thương mại - điện tử Hoàng Sơn
Việc tính và trả chi phí lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status