Thực trạng đình công ở các doanh nghiệp và phương hướng giải quyết, phòng ngừa hiệu quả - pdf 13

Download Thực trạng đình công ở các doanh nghiệp và phương hướng giải quyết, phòng ngừa hiệu quả miễn phí



Điều kiện sinh hoạt tồi tệ cũng dẫn tới người lao động đình công đòi quyền lợi hợp pháp của mình. Ví dụ như công ty Masan ngoài nguyên nhân định mức sản lượng cao còn do nhà vệ sinh vừa thiếu lai quá bẩn.
Việc vi phạm về thời gian làm việc của người lao động diễn ra khá phổ biến. Đặc biệt nhiều nơi thời gian làm việc của người lao động còn kéo dài quá quy định của pháp luật từ 4-5h/ngày. Với thời gian làm việc nhiều, cường độ lao động cao nhưng lại không chăm lo đến đời sống, bữa ăn chất lượng kém, nước uống không đủ mà từ đó dẫn đến đình công.
Việc tăng ca, tăng cường độ làm việc dưới áp lực về mặt thời gian thực hiện đơn đặt hang, nhất là trong ngành dệt may, giầy dép và những mạt hàng xuất khẩu mang tính thời vụ khác. Do đó, đã buộc người lao động phải dung vũ khí đình công.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37194/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

.
Theo số liệu điều tra của viện khoa học lao động và xã hội trong năm 2002, thu nhập bình quân của người lao động trên tháng của khu vực nhà nước là 1.209.000 đồng ; ở các doanh nghiệp dân doanh là 800.000 đồng/tháng ; ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1.658.000 đồng.Điều đó chứng tỏ mức độ đủ sống của tiền lương dược đảm bảo tốt nhất ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sau đó là doanh nghiệp nhà nước, tiếp đó là doanh nghiệp nhà nước và thấp nhất là các doanh nghiệp dân doanh.
Nhưng trái lại với mức tiền lương và mức sống như vậy mà các cuộc đình công tư năm 1995 đến năm 2004 lại có xu hướng tăng mạnh ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp dân doanh, trong khi đó khu vực doanh nghiệp nhà nước lại giảm đi.
Số cuộc đình công diễn ra trên địa bàn cả nước là khác nhau.Trong số 1550 cuộc đình công thì trênđịa bàn TP Hồ Chí Minh đã co 505 vụ (chiếm 40,1%) ,ở Bình Dương có 279 vụ (chiếm 21,1%) ,ở Đồng Nai có 255 vụ (chiếm 21,1%). Các tỉnh còn lại có 235 cuộc (chiếm 17,7%). Như vậy có tới 82,3% tổng số cuộc đình công tập trung chủ yếu ở khu vực trọng điểm kinh tế trọng điểm phía Nam. Điều này lại càng được thể hiện rõ hơn trong năm 2008, cả nước xảy ra 650 cuộc đình công thì có đến 80% vụ tập trung ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 81,1% rơi vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , 71,3% thộc các ngành sản xuất gia công sử dụng nhiều lao động. Việc tập trung nhiều cuộc đình công ở phía Nam đặc biệt là các tỉnh,thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương cao hơn so với các tỉnh thành phố trong cả nước là do mức độ phát triển mạnh của khu vực này.
Từ năm 2006 đến nay số cuộc đình công liên tiếp xảy ra tăng mạnh về quy mô. Trong năm 2006 cả nước xảy ra 382 cuộc; năm 2007 la 541 cuộc tăng 41% so với năm 2006; năm 2008 là 650 cuộc tăng 30% so với năm 2007. Các cuộc đình công của 3 năm tăng gấp 1,24 lần so với giai đoạn 1994-2006. Và 9 tháng đầu năm 2009 số cuộc đình công là. Có thể thấy rằng số cuộc đình công gia tăng mạnh mẽ và từ đó có thể thấy mặt trái của quan hệ lao động đang tồn tại ở Việt Nam. Viêc các cuộc đình công gia tăng mạnh ở Việt Nam đang gây ra sự lo ngại cho nền kinh tế, nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà rất khó lường. Từ việc làm cho sản xuất ở các doanh nghệp bị đình trệ, gây tổn thất cho doanh nghiệp. Đối với xã hội thì làm cho tình hình an ninh trật tự trở nên bất ổn, khó kiểm soát. Nó làm cho tốc độ phát triển của nền kinh tế bị châm lại (nếu đình công diễn ra trên diện rộng), làm cho hình ảnh môi trường đầu tư ở Việt Nam bị xấu đi trong con mắt các nhà đầu tư quốc tế.
Xét về đặc điểm của các cuộc đình công diễn ra tại Viêt Nam, có thể thấy rằng tính tự phát của các cuộc đình công là rất cao. Kết quả thống kê của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội cho thấy tất cả các cuộc đình công giai đoạn 1995- 2004 và phần lớn các cuộc đình công từ năm 2004 trở lại đều là đình công tự phát. Đó là những cuộc đình công trái pháp luật không có sự tham gia của Công đoàn. Thêm vào đó đình công xảy ra trước khi có thỏa ước lao động tập thể chứ không phải là sự lựa chọn cuối cùng sau khi người lao động (do Công đoàn đại diện) và người sử dụng lao động không đạt được thỏa thuận thông qua thương lượng tập thể.
Việc đa số các cuộc đình công xảy ta đều trái pháp luật là do quy định thủ tục đình công hợp pháp lại quá nhiều rắc rối. Trong khi đó tổ chức công đoàn thay mặt cho người lao động trong các doanh nghiệp lai chưa có hay hoạt động không hiệu quả. Hiện nay trong doanh nghiệp FDI mới chỉ có 50% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn trong khi đay là khu vực xảy ra đình công nhiều nhất.
Như vậy đình công xảy ra ở Việt Nam nếu xét từ góc độ pháp lý là trái pháp luật (theo điều 175 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ban hành ngày 29/11/2006 và điêu 176 của Bộ Luật Lao động ban hành năm 1994 về các trường hợp đình công bất hợp pháp), Tuy nhiên, xét từ góc độ thực tiễn có thể thấy người lao động khá linh hoạt khi sử dụng đình công như là một vũ khí đầu tiên và cũng là vũ khí cuối cùng để đạt được mục tiêu buộc người sử dụng lao động phải thực hiện các yêu cầu của mình.
Thêm một đặc điểm đáng chú ý nữa là mặc dù các cuộc đình công tự phát song các cuộc đình công này đều được tổ chức tốt và tình đoàn kết của công nhân rất cao trong suốt quá trình đình công. Các báo cáo về diễn biến các cuộc đình công cho thấy một thực tế là trong các cuộc đình công ban đầu chỉ có sự tham gia của một nhóm nhỏ, sau đó toàn bộ công nhân sẽ cùng đình công gây sức ép rất lớn cho giới chủ.
Trong số các cuộc đình công đã xảy ra thì có gần 90% số cuộc đình công có nội dung yêu cầu người sử dụng lao động phải đảm bảo quyền và lợi ích về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội ,thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kí kết hợp đồng lao động. Trong khi đó hầu hết các cuôc đình công trong khu vực nhà nước đều xoay quanh vấn đề chậm trả lương hay không trả lương, giảm biên chế và trợ cấp thôi việc.Và mục đích của các vụ đình công đang chuyển dần từ đòi quyền lợi sang đòi lợi ích.
Qua đây chúng ta đã hiểu rõ phần nào thực trạng về đình công ở Việt Nam và cũng đã rõ được một phần nguyên nhân dẫn đến đình công của người lao động. Để có thể giảm bớt các vụ đình công trên và đưa nó vào khuôn khổ của pháp luật thì thì chúng ta phải hiêu rõ nguyên nhân và đưa ra các giải pháp cụ thể.
II. Nguyên nhân :
1. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp (người sử dụng lao động)
Một là, do sự khác biệt về văn hóa và hành vi công nghiệp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Rõ ràng sự khác biệt về hành vi ứng xử có thể gây nên sự thiếu hiểu biết lẫn nhau, làm cho quan hệ chủ thợ trở nên căng thẳng. Hơn nữa sự căng thẳng này lại không được giải tỏa kịp thời do thiếu sự đối thoại cần thiết giữa chủ và thợ, giữa quản lí và nhân viên dẫn đến bùng phát mâu thuẫn và hệ quả tất yếu của nó là đình công.
Hai là, do cung cách quản lí. Người sử dụng lao động nhất là người nước ngoài quen với cách quản lí đòi hỏi người lao động phải có tác phong làm việc công nghiệp: đúng giờ tránh gây lãng phí thời gian, thắt chặt kỉ luật lao động. Song với người Việt do ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước, do đang ở trong giai đoạn chuyển đổi từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất công nghiệp nên về phong cách làm việc vẫn mang đậm nét của nền kinh tế nông nghiệp. Điều đó sẽ tạo nên mâu thuẫn về việc thiếu cơ hội giải tỏa mâu thuẫn thông qua đối thoại và thương lượng có thể làm cho mâu thuẫn bùng phát.
Ba là, do cách tính định mức lao động. Về nguyên tắc khi tính định mức lao động cho người lao động, các doanh nghiệp thực hiện định mức lao động trên cơ sở chọn người lao động có sức khỏe tốt thành thạo tay nghề và thực hiện chụp ảnh bấm giờ, loại bỏ thời gian hao phí. Nhưng d...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status