Một số tình huống đặt vấn đề trong dạy học vật lí - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trang
I. NHẬN THỨC VẤN ĐỀ: 2
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 3
1. Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là khởi đầu để dẫn đến kiến thức mới.
2.Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát.
3. Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của học sinh.
3. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 4
II.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 5
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 6
IV. KẾT LUẬN: 7

Chuyên đề dạy học:
Sử dụng một số tình huống đặt vấn đề trong dạy học vật lí.

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn nói riêng. Việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng, bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, việc phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì xét cho cùng công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động, việc khơi dậy phát triển ý thức năng lực tư duy, bồi dưỡng phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. Cũng như trong học tập các bộ môn khác, học Vật lí lại càng cần phát triển năng lực tích cực, năng lực tư duy của học sinh để không phải chỉ biết mà còn phải hiểu để giải thích hiện tượng Vật lí cũng như áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng.Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của một người học với vai trò dẫn dắt khéo léo không thể hiếu của người giáo viên.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. Vai trò của việc sử dụng một số tình huống đặt vấn đề trong dạy học vật lý.
Trong giai đoạn xây dựng kiến thức học sinh đã nắm được cái chung các khái quát của các khái niệm, định luật và cũng là các khái niệm trừu tượng. Kết luận lại một đơn vị kiến thức học sinh phải vận dụng những kiến thức khái quát, trừu tượng đó vào những trường hợp cụ thể rất đa dạng, nhưng mọi việc đều bắt đầu từ tình huống đặt vấn đề nhờ thế mà học sinh nắm được những biểu hiện rất cụ thế của chúng trong thực tế và phạm vi ứng dụng của chúng. Ngoài những ứng dựng quan trọng trong kỹ thuật đặt vấn đề Vật lí giúp cho học sinh thấy được những ứng dụng muôn hình muôn vẻ trong thực tiễn của các kiến thức đã học. Còn khái niệm, định luật Vật lí thì rất đơn giản nhưng biểu hiện của chúng trong tự nhiên thì rất phức tạp. Do đó tình huống đặt vấn đề hay sẽ giúp luyện tập cho học sinh nhận biết được những kiến thức phức tạp đó.Đặt vấn dề trong dạy học Vật lí là một phương tiện làm kiến thức sinh động.
a. Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là khới đầu để dẫn đến kiến thức mới.
Nhiều khi đặt vấn đề được khéo léo dẫn học sinh đến những suy nghĩ dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát.
b. Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo,vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát.
Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là một trong những phương tiện rất quý báu để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo lý thuvết vào thực tiễn, rèn luvện thói quen vận dụng kiến thức khái quát đã thu nhận được đế giải quyết các vấn đề của thực tiễn hay đi đến một vấn đề mới.
c. Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là một trong nhũng hình thức làm việc tự lực cao của học sinh.
Trong khi GV đặt vấn đề buộc HS phải tự mình phân tích các điều kiện của đầu bài, tự xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kết luận mà học sinh rút ra được nên tư duy của học sinh được phát triển năng lực làm việc tự lực nâng cao, tính kiên trì được phát triển, đồng thời HS sẽ tự tạo ra kế hoạch suy nghĩ nhanh và trả lời nhanh.
 Thuận lợi:
- Do nhu cầu và tính cấp bách của chương trình đổi mới sách giáo khoa, với tư tưởng coi trọng phương pháp dạy học, phương pháp đặc thù của các môn khoa học. Do vâỵt việc áp dụng nhiều phương pháp dạy học là hết sức cần thiết
- Học sinh khối 6 nhìn chung các em ngoan, có ý thức phấn đấu trong học tập, tích cực tham gia các hoạt động nhóm trong quá trình làm thí nghiệm.
 Khó khăn:
- Khi giảng dạy môn Vật lý 6, tui gặp phải rất nhiều khó khăn đó là: Học sinh lớp 6 lần đầu tiên được tiếp xúc với môn học mới, do vậy các em còn có rất nhiều bỡ ngỡ.
- Thời lượng của môn học ít 1 tiết/tuần, các em học trước quên sau, không có kiến thức cơ bản, chưa biết cách đọc kết quả chính xác khi quan sát thí nghiệm.
- Do lớp học đông nên việc quản lý giờ dạy trên lớp là rất khó, các em còn nói chuyện nhiều, chưa chú ý đến việc học của mình.
Số liệu thống kê chất lượng của HS khi chưa áp dụng chuyên đề.

fd5s61m0i2nucjm
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status