Đề tài Rèn luyện kỹ năng phân tích cho học sinh trong học tập địa lí lớp 9 - pdf 13

Download Đề tài Rèn luyện kỹ năng phân tích cho học sinh trong học tập địa lí lớp 9 miễn phí



Dạy học là vấn đề cốt yếu của nhà trường tuy người ta đề ra các phương pháp chung , các kỹ năng rèn luyện cho học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức tuy nhiên cách truyền đạt như thế nào thì mang đậm tính chủ quan của từng giáo viên Phương pháp dạy học không nhất thiết phải theo một khuôn mẫu nào? tuỳ theo từng người và năng lực cũng như bản lĩnh sư phạm của từng giáo viên để làm nên thành công .Đề tài tuy không mới song nó cũng là vấn đề cần đặt ra để bàn trong quá trình dạy học hiện nay .Giới hạn đề tài chỉ tập trung vào đối tượng học sinh lớp 9 trong môn địa lý


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36988/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

TRƯỜNG : THCS QUANG TRUNG
Tổ : Sử - Địa –CD
Năm học 2009 -2010
******
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH CHO HỌC SINH
=============== TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ LỚP 9 ======
( Người thực hiện : Nguyễn Văn Thận )
I.ĐẶT VẤN ĐỀ :Chúng ta đang tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đây là một quá trình lâu dài và phức tạp
Tinh thần của đổi mới phương pháp là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học và tự khám phá xây dựng kiến thức của người học với vai trò dẫn dắt không thể thiếu của người giáo viên.Luật giáo dục điều 28.2 ghi rõ : “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học , môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng , vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập của học sinh” Định hướng chung của đổi mới phương pháp là “ Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh giúp HS hướng tới học tập chủ động chống lại thói quen học tập thụ động
Với yêu cầu trên đòi hỏi người thầy phải tổ chức chỉ đạo điều khiển các hoạt động học tập tự giác của HS người thầy sẽ không còn là người phát thông tin duy nhất không phải là người hoạt động chủ yếu như trước đây mà sẽ là người tổ chức điều khiển quá trình học tập của HS
Trong những năm qua với tình hình thực tế ở địa phương cũng như đặc điểm tâm lí của HS bậc THCS.Trong nhiều phương pháp nhiều kỹ năng rèn luyện cho HS tui đã áp dụng kỹ năng phân tích để cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách tư duy nhất dễ hiểu nhất thông qua 3 kênh số, hình , chữ qua các kỹ năng : làm việc với Bản đồ , Mô hình, Tranh ảnh địa lý, Bảng số liệu .Rèn luyện kỹ năng phân tích là tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình một cách tốt nhất đảm bảo yêu cầu đổi mới PP dạy học và rèn luyện nhiều kỹ năng cho các em
Một điều dễ nhận thấy nữa đó là HS thường quan niệm địa lí là môn học bài thuần túy thầy ghi chữ nào thì học chữ ấy mà phải xác định mỗi câu chữ ghi trong bài là một kết luận của quá trình tư duy nên có thể đặt ra nhiều câu hỏi là nó bắt đầu từ đâu và được diễn dịch như thế nào ? có làm như vậy HS mới thấy rằng cũng như các môn học khác địa lí cũng góp phần phát triển tư duy, góp phần hình thành nhân cách trong quá trình giáo dục, một phần nào đó xóa đi quan niệm môn chính, môn phụ
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
*MỤC TIÊU
Theo tinh thần chung nhiệm vụ của người giáo viên dạy địa lý cần rèn luyện cho HS một số kỹ năng : đó là
-Kỹ năng làm việc với bản đồ , mô hình
-Kỹ năng làm việc với tranh ảnh địa lý, Bảng số liệu thống kê, Biểu đồ
Như vậy kỹ năng phân tích là gì? Quy trình thực hiện ra sao? Thực hiện như thế nào và kỹ năng này có tác dụng gì trong dạy học địa lý đó là tất cả vấn đề tui sẽ trình bày như sau :
1.Về lý luận: Kỹ năng là cách thực hiện một hành động nào đó thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động. Kỹ năng địa lí thực chất là những hoạt động thực tiễn mà HS hoàn thành được một cách có ý thức trên cơ sở những kiến thức địa lý sẵn có .Muốn có kỹ năng trước hết phải có kiến thức và vận dung kiến thức vào thực tiễn
2.Về ý nghĩa : Kỹ năng địa lý là điều kiện cần thiết giúp HS có khả năng chủ động trong việc hai thác kiến thức từ các phương tiện và tài liệu học tập, phát triển năng lực tự học tự phát hiện tri thức và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống Nâng cao chất lượng học tập của HS trong quá trình dạy học việc hình thành kỹ năng cho HS thông qua 3 giai đoạn
*Giai đoạn định hướng: Giai đoạn này HS phải hiểu rõ mục tiêu của hành động cách tiến hành và các phương tiện cần thiết để thực hiện hành động.Trong bước này HS cần hiểu rõ : Cần thực hiện kỹ năng gì? Kỹ năng đó dùng để làm gì? Nó có tác dụng như thế nào trong học tập địa lý ? HS nắm được các thành phần hoạt động của kỹ năng ( Hoạt động với đồ dùng học tập, Hoạt động phân tích, so sánh )
*Giai đoạn thể hiện : HS tự hoạt động theo cách thức và trình tự đề ra có thêm yếu tố sáng tạo rồi trình bày kết quả thành văn bản
* Giai đoạn kiểm tra: Kiểm tra đánh giá các thao tác hành động mà HS thực hiện
Như vậy khi xác lập các kỹ năng địa lý HS phải tự xác lập cho mình những thao tác, những hành động bằng con đường phân tích tổng hợp so sánh .Trên cơ sở xem xét phân tích vấn đề để rút ra một số kết luận cần thiết nhất , tinh giản và khắc sâu
Trong chương trình địa lý 9- Địa lý kinh tế xã hội Việt nam có nhiều khái niệm trừu tượng và từ sách giáo khoa ta gặp một số trường hợp sau :
Một là : đoạn viết diễn đạt cho một khái niệm ,một chủ đề kiến thức quá dài nên khi cần rút ra khái niệm tinh gọn nhất thì học sinh bị lúng túng
Hai là : Đoạn viết diễn đạt cho một đơn vị kiến thức quá ngắn gọn nên khi hình thành khái niệm GV cần phân tích sâu và diễn dịch thêm
Ba là: cần chứng minh lại những khái niệm, những kiến thức đã học thông qua Biểu đồ và bảng số liệu và kiến thức từ thực tiễn cuộc sống sinh động
Nếu như GV không định hướng cách phân tích cụ thể thì học sinh sẽ gặp khó khăn khi tìm hiểu các vấn đề trên
*THỰC TRẠNG : Do quan niệm và đặc thù của cấp THCS nên địa lý vẫn là môn học bị học sinh xem nhẹ không quan tâm học như các môn học khác, từ suy nghĩ đó nên học sinh rất chủ quan xem nhẹ môn học này các em chủ yêú cho đây là môn học bài thuần tuý nên chỉ học trong vở thầy ghi chữ nào thì học chữ ấy nếu hỏi rằng khái niệm đó bắy đầu từ đâu và sinh ra những hệ quả gì thì các em không trả lời được như vậy sẽ không đáp ứng đượcyêu cầu của môn học, Cần lưu ý rằng kiến thức của bộ môn địa lí có liên quan chặt chẽ với nhau từ lớp 6 là những kiến thức đại cương ban đầu về trái đất sẽ làm nền tản cho kiến thức lớp 7 về các môi trường địa lí và thiên nhiên con người ở các châu lục và đó sẽ là cơ sở để vận dụng khi học đến địa lý của tổ quốc ta .Như vậy kiến thức địa lý là một tổng hợp thể trong mối quan hệ chung của toàn cấp học
Hơn nữa kiến thức địa lí vừa mang tính của tự nhiên và vừa mang tính xã hội với không gian lãnh thổ rộng lớn và thay đổi theo thời gian muốn hình thành các khái niệm địa lý đều có tính tư duy cao và đặc biệt là môn địa lí kinh tế xã hội 9 có nhiều khái niệm trừu tượng đòi hỏi trí tưởng tượng cao như: Vùng chuyên canh cây công nghiệp, Tam giác tăng trưởng kinh tế , Vùng kinh tế trọng điểm, Quá trình đô thị hoá , cơ cấu kinh tế . . . ..
Với thực trạng giữa yêu cầu kiến thức và mức độ tiếp thu của học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp thích hợp để đạt chất lượng và hoàn thành nhiệm vụ được giao
LỊCH SỬ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Dạy học là vấn đề cốt yếu của nhà trường tuy ngườ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status