Đề tài Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá, Thanh Thuỷ, Phú Thọ trong giai đoạn mới - pdf 13

Download Đề tài Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá, Thanh Thuỷ, Phú Thọ trong giai đoạn mới miễn phí



MỤC LỤC
 
Nội dung Trang
Phần mở đầu 1
Phần nội dung: gồm 3 chương 4
Chương I: Cơ sở khoa học của việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS.4
Cơ sở lý luận 4
Cơ sở pháp lý 9
Cơ sở thực tiễn 9
Chương II: Thực trạng của công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá- Thanh Thuỷ - Phú Thọ.10
Chương III: Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá -Thanh Thuỷ -Phú Thọ trong giai đoạn mới 12
Nâng cao nhận thức trong việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi. 12
Tổ chức phát hiện, tuyển chọn học sinh giỏi. 12
Tổ chức xây dựng đội ngũ giáo viên 13
Tổ chức xây dựng và bảo quản CSVC, trang thiết bị dạy học bồi dưỡng HSG.17
Tổ chức xây dựng và sử dụng tài liệu giảng dạy. 18
Tổ chức dạy học cho đội tuyển học sinh giỏi 18
Tổ chức phân công lao động sư phạm hợp lý. 19
Huy động cộng đồng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. 20
Tổ chức thi đua khen thưởng về việc bồi dưỡng học sinh giỏi. 21
Phần kết luận - Tài liệu tham khảo. 24
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36789/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

và tài năng sẽ có nguy cơ bị thui chột hay mai một đi.
2. Cơ sở pháp lý:
Trong Văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã đề cập đến "Dân trí, nhân lực, nhân tài". ở các Đại hội Đảng khoá VIII và khoá IX vấn đề "Người tài" càng được quan tâm và cụ thể hoá hơn.
Trong Luật giáo dục có nêu rõ “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân. Để phát triển sự nghiệp giáo dục tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.
Như vậy việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở các nhà trường là thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước góp phần vào việc đào tạo nhân tài cho đất nước.
3. Cơ sở thực tiễn:
Trải qua các thời kỳ lịch sử của nhân loại cho ta thấy vai trò của "Người tài" đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Những người tài giỏi bằng năng lực và sáng tạo của mình đã để lại biết bao công trình nghiên cứu, những phát minh, những giá trị về vật chất và tinh thần. Nước Việt Nam ta ngay từ thời phong kiến đã chú trọng người hiền tài và ngày nay trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhất là trong nền kinh tế tri thức thì vai trò của "Người tài" tăng lên gấp bội. Mặt khác đối với mỗi nhà trường thì bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong hai hoạt động mũi nhọn không thể thiếu được. Phong trào của nhà trường mạnh hay yếu nó thể hiện ở chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh mà đặc biệt là kết quả của các kỳ thi học sinh giỏi hàng năm. Đây là vấn đề mà các nhà trường các đoàn thể, tổ chức và gia đình cùng đông đảo học sinh rất quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2: thực trạng của công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá -Thanh Thuỷ - tỉnh Phú Thọ.
1. Đặc điểm nhà trường và địa phương.
Phú Thọ là một trong các địa phương có phong trào học sinh giỏi ở các bậc học luôn được đánh giá cao. Thực hiện chủ trương mới hiện nay, bậc THCS ở Phú Thọ không còn trường chuyên lớp chọn mà đã xuất hiện một số trung tâm chất lượng cao, trường mang tên huyện, trường bán công. Dù ở nơi đã có trung tâm chất lượng cao hay nơi chưa có thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi vẫn thường xuyên chú trọng từ trường đến Phòng và Sở giáo dục. Hàng năm Sở giáo dục và đào tạo Phú Thọ thường xuyên tổ chức kỳ thi học sinh giỏi THCS cho khối lớp 9 (khối lớp 6; 7; 8 chỉ tổ chức thi Ôlimpic ở cấp huyện) cuộc thi này thu hút được sự chú ý vươn lên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường. Nó còn là nguồn động viên học sinh, phụ huynh học sinh cố gắng vươn lên tầm cao trong học tập không phải chỉ vì thành tích, tiền thưởng, ... mà nó còn là cái đích để giáo viên và học sinh tự khẳng định mình. Trên cơ sở này tuỳ điều kiện của mỗi địa phương mà họ tổ chức bồi dưỡng học sinh phù hợp với khả năng của mình.
2. Đặc điểm chung của các trường THCS:
Học sinh ở nơi này hay nơi khác có khác nhau về điều kiện sống và học tập nhưng trong các em đều chứa đựng tiềm tàng khả năng phát triển. Thường thì lớp học nào, trường THCS nào cũng có học sinh giỏi theo yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng các môn học. Song chưa phải nơi nào, trường nào cũng có học sinh giỏi tầm cỡ quốc gia. Điều đó cho thấy rằng, học sinh giỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng cơ bản nhất là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của từng nơi có được chú trọng hay không? Chú trọng như thế nào? ...
Từ những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước bậc THCS ( lúc đó gọi là cấp 2) đã tổ chức cuộc thi chọn học sinh giỏi toàn miền Bắc. Nhiều học sinh đạt giải cao ở các môn thi Toán hay Văn. Sau này dần dần việc tổ chức thi học sinh giỏi quốc gia từng môn riêng rẽ đã biến cuộc thi từ phương tiện để động viên học tập thành mục đích của các lớp chuyên, trường chuyên. Điều tai hại là học sinh ở những lớp chuyên đó chỉ đi sâu vào một môn nên các em bị học lệch, mất tính giáo dục toàn diện.
Từ năm học 1998 - 1999 bậc THCS không có cuộc thi câp quốc gia nữa, chỉ còn các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh (thành phố), huyện (quận). Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các địa phương ra sao để vẫn đáp ứng được chính sách người tài của Đảng và nhà nước nhưng vẫn đảm bảo giáo dục toàn diện của một bậc học là cái mới trong giai đoạn hiện nay.
3. Thực trạng của việc quản lý tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá - Thanh Thuỷ - Phú Thọ.
3.1. Những kết quả đạt được trong việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi
Với đặc điểm tình hình của trường THCS Đào Xá là một trường nằm trên địa bàn nông thôn cùng kiệt thuộc huyện miền núi nên nhà trường gặp nhiều khó khăn trong công tác giáo dục nói chung và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Nhà trường đã cố gắng hết sức mình, đã ít nhiều có quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và bồi dưỡng học sinh giỏi do đó trường đã đạt được một số kết quả đáng mừng. Hàng năm nhà trường đã có học sinh giỏi cấp tỉnh và nhiều em là học sinh giỏi cấp huyện, có nhiều em có năng khiếu đặc biệt về TDTT đã được tham gia vào đội tuyển của tỉnh.
3.2. Những tồn tại trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Chính quyền địa phương có nhiều việc phải chi nên phần ngân sách chi cho giáo dục còn rất hạn chế. Vì vậy cơ sở vật chất trường học còn thiếu, số lượng phòng học chưa đủ để học sinh học một ca theo quy định. Chất lượng đội ngũ còn bất cập, thiếu về số lượng, không cân đối về cơ cấu; nhiều giáo viên mới ra trường, giáo viên hợp đồng ngắn hạn ... tay nghề còn non cũng là một khó khăn cơ bản của nhà trường. Hơn nữa vấn đề sử dụng tài liệu gì và sử dụng như thế nào cũng là một vấn đề mà nhà trường còn đang trăn trở.
Nhà trường thường xuyên có học sinh giỏi ở các cấp nhưng chỉ ở các môn "học vẹt"- tự phát - "trời cho", giải thấp... như: Địa; Sử; KTKT; Sinh; Hoá; TDTT... chưa có HSG ở các môn "mạnh" như: Toán, Lý....
Nguyên nhân chính là nhà trường chưa có mô hình cụ thể trong công tác bồi dưỡng HSG; chưa có đội ngũ giáo viên nòng cốt, chưa có tài liệu giảng dạy, bồi dưỡng; quan trọng hơn là chưa có chiến lược trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Hiện tại nhà trường mới chỉ thực hiện một số giải pháp mang tính chữa cháy, ngắn ngày, ăn sẵn theo kiểu "Mì ăn liền"….
3.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Trên cơ sở những tồn tại và kết quả nêu trên chúng tui thấy có 9 vấn đề cần đặt ra trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là:
- Nâng cao nhận thức trong việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tổ chức phát hiện, tuyển chọn học sinh giỏi.
- Tổ chức xây dựng đội ngũ giáo viên.
- Tổ chức xây dựng và b...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status