Đề tài Một số biện pháp luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua việc dạy trẻ đọc và kể lại tác phẩm văn học - pdf 13

Download Đề tài Một số biện pháp luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua việc dạy trẻ đọc và kể lại tác phẩm văn học miễn phí



Phương pháp sử dụng lời nói là phương pháp đọc kể diễn đạt là cách sử dụng giọng đọc, lời kể có kèm theo cử chỉ điệu bộ để truyền tình cảm thái độ, tâm trạng của người nhe thông qua đọc kể diễn đạt. Giúp trẻ có ấn tượng sâu sắc hứng thú với tác phẩm giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ văn học .
Đối với giáo viên lời đọc kể phải diễn đạt phù hợp với nội dung tác phẩm. Đối với tác phẩm truyện thì phải phù hợp với tính cách nhân vật. đối với thơ thì phải phù hợp với nhịp điệu, vần điệu, xúc cảm của thơ, về cử chỉ điệu bộ phải tự nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm
Cô phải dùng phương pháp đàm thoại theo dõi trao đổi gợi mở giữa cô và trẻ thông qua hệ thống câu hỏi nhằm giúp trẻ hiểu tác phẩm và phát huy tính năng động cho trẻ, phát huy tư duy cho trẻ.
Hình thức đàm thoại với trẻ là để giới thiệu tác phẩm với trẻ. Cô cần tạo hứng thú để trẻ hiểu được khái quát của tác phẩm, dùng những câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu và theo dõi hướng dẫn trẻ trả lời các câu hỏi và sửa sai cho trẻ. Không nên cắt đứt sự liên tưởng của trẻ mà phải gây hứng thú cho trẻ.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36742/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ớc vào lớp một. Hướng trẻ nói tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy mà nhiệm vụ của người lớn là phải nói đúng cấu trúc câu, đúng giọng, đúng điệu và ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh và tình huống cụ thể, ta luôn cung cầp vốn từ cho trẻ, mở rộng nghĩa của từ mà trẻ đã biết thông qua các bài thơ, câu chuyện để trẻ rèn khả năng diễn đạt. Tất cả điều đó tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Chính vì thế, việc dạy trẻ nói đúng cấu trúc ngữ pháp và diễn đạt mạch lạc là để phát triển ngôn ngữ của trẻ càng được quan tâm hơn nữa để vốn từ của trẻ ngày một tăng lên nhanh chóng đạt hiệu quả cao trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
Qua quá trình đi dự giờ ở một số lớp 5-6 tuổi em nhận thấy rằng ngôn ngữ của trẻ phát triển chưa đồng đều. Khi giao tiếp trẻ chưa thể hiện được đúng ngữ điệu, cử chỉ của lời nói, phát âm còn ngọng dùng từ chưa chính xác, diễn đạt chưa lô gic , diễn đạt câu từ chưa thật lưu loát.
Những trẻ nhút nhát ít tiếp xúc với bạn ở trong lớp, ở xung quanh mình dẫn đến trẻ kém hiếu động thì vốn từ ngữ cũng bị hạn chế cùng kiệt nàn, việc diễn đạt câu từ thể hiện ngữ điệu kém.
Qua quá trình phát triển ngôn ngữ diễn đạt câu từ mạch lạc, việc diễn đạt biểu cảm ngoài xã hội trẻ tiếp thu còn rời rạc, còn ngọng, nói trống không nhiều. Cô giáo thì vẫn chưa thật chú trọng đến việc trẻ nói đúng câu, diễn đạt hiểu ý của trẻ.
ở gia đình bố mẹ đôi khi còn bận nhiều công việc, vẫn chưa chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ còn hay nói trống không, nói câu cụt, chưa thể hiện được rõ ý hiểu của mình.
Qua hai cơ sở trên cho ta thấy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là ngôn ngữ về mặt diễn cảm, diễn đạt mạch lạc. Vì vậy cần có một cách dạy dỗ đúng đắn khi “ tốt nghiệp” trường mẫu giáo, trẻ đã nắm vững được tiếng mẹ đẻ nếu không trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong những năm tháng học tập ở trường phổ thông và trong bước đường trưởng thành sau này. cần coi việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nội dung quan trọng nhất của giáo dục mầm non và nhiệm vụ đó cần được thực hiện ngay từ năm đầu tiên cho tới năm cuối độ tuổi mẫu giáo.
Bởi vậy với tư cách là một giáo sinh mầm non nên em chọn đề tài “ Một số biện pháp luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua việc dạy trẻ đọc và kể lại tác phẩm văn học” để nghiên cứu
Iii / mục đích nghiên cứu :
Mục đích của đề tài này là tìm ra một số biện pháp, giúp cho trẻ có ấn tượng sâu sắc với tác phẩm, có hứng thú với tác phẩm, giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ văn học. Để diễn đạt được mạch lạc và ngắn gọn, tiến tới tư duy của trẻ có óc sáng tạo, óc khái quáthực trạngổng hợưp hóa dẫn đến phẩm chất năng lực, tính cách của trẻ phát triển và bước đầu hình thành nhân cách cho trẻ.
Iv / đối tượng và khách thể nghiên cứu :
1. Khách thể nghiên cứu.
Diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học .
2. đối tượng nghiên cứu.
“ Một số biện pháp luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học”
v / giới hạn của đề tài nghiên cứu :
“ một số biện pháp luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học” ở trường mầm non Hạ Long- thành phố Hạ Long hiện nay.
Vi / Nhiệm vụ nghiên cứu :
1. Tìm hiểu thực trạng của trường mầm non Hạ Long- thành phố Hạ Long độ tuổi 4-5 tuổi đén lớp của trẻ 5-6 tuổi qua việc dạy trẻ đọc và kể lại tác phẩm văn học ở trường mầm non .
2. Tìm hiểu nguyên nhân của trẻảơ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi
3. Tìm những phương pháp và biện pháp thích hợp để rèn luyện khả năng diễn đạt cho trẻ.
vii / phương pháp nghiên cứu :
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Nghiên cứu tài liệu tâm lý học lứa tuổi để hiểu tâm lí trẻ.
2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm .
a/ Phương pháp quan sát (điều tra)
- Thông qua phương pháp nghiên cứu điều tra xem lớp mình thực nghiệm có bao nhiêu phần trăm đã diễn đạt được, bao nhiêu phần trăm trẻ chưa đọc kể diễn đạt được, rồi từ đó lập danh sách cụ thể. Ngoài ra cô quan sát trẻ nói chuyện với nhau hay thông qua các câu trả lời của trẻ đối với cô giáo hay những câu hỏi của trẻ vơío cô hay những câu hỏi của cô giáo để trẻ trả lời. hay thông qua khi các cháu đọc thơ, kể chuyện đóng kịch …
b/ Phương pháp đàm thoại
- Đàm thoại để giới thiệu tác phẩm cần nhanh gọn, sáng tạo để tạo được hứng thú cho trẻ học tập
- Đàm thoại để cho trẻ hiểu được tác phẩm một cách khái quát và trẻ phải tái hiện được tác phẩm.
c/ Phương pháp rèn luyện khả năng diễn đạt của trẻ 5 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học:
Là sử dụng giọng đọc và lời kể có kèm theo cử chỉ điệu bộ để truyền những ý nghĩ, tình cảm, thái độ, tâm trạng của người đọc, người nghe nó có tác dụng giúp cho trẻ có ấn tượng sâu sắc với tác phẩm, giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ.
d/ Phương pháp dạy trẻ đọc thuộc thơ.
Giới thiệu bài thơ bằng đồ dùng dạy học.
Giáo viên đọc diễn cảm nhiều lần
Dẫn dắt tác phẩm, tác giả, tên bài thơ, giảng giải, giải thích từ khó,
đặt ra các câu hỏi về nội dung
- Dạy trẻ đọc truyền khẩu, cô đọc cháu cùng đọc theo. Cô dạy cháu đọc thuộc thơ bằng phương pháp truyền khẩu cô và cháu cùng đọc.
e/ Phương pháp dạy trẻ kể lại chuyện.
- Nêu được nội dung chính, lời kể phải có mẫu cấu trúc câu, có từ tạo nên hình ảnh đẹp sinh động, giọng kể phải diễn cảm, thể hiện được tính cách đặc điểm của nhân vật.
- Cô kể diễn cảm câu chuyện nhiều lần ( 3-4 lần)
- Cô sử dụng hệ thống câu hỏi để đàm thoại để trẻ nhớ nội dung câu chuyện.
- Cho trẻ tập kể hình thức:
+ Thứ nhất là kể theo đoạn
+ Thứ hai là kể theo trình tự
+ Thứ ba là kể theo sự dẫn dắt của cô
+ Thứ tư là trẻ kể chuyện theo phân vai đóng kịch .
viii / phạm vi nghiên cứu :
Khi nghiên cứu tài liệu, em đã đọc đề tài, xem đề tài nghiên cứu về vấn đề gì, tham khảo trong sách giáo trình đã được học và chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn chuẩn bị của mẫu giáo 5 đến 6 tuổi do Bộ giáo dục phát hành.
Việc nghiên cứu và rèn luỵên kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trường mầm non Hạ Long- thành phố Hạ Long
Ix / kế hoạch thực hiện
Thời gian nhận đề tài
Thời gian thu thập đề tài và tài liệu:
Thời gian hoàn thành đề tài
Phần ii:
Nội dung
Chương I:
Lý luận chung của đọc kể diễn cảm
1. Đặc điểm về khả năng diễn đạt của trẻ 5- 6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học .
- Đọc kể diễn cảm là sự tái tạo lại tác phẩm một cách sáng tạo của người đọc hay người kể bằng giọng đọc, giọng kể diễn cảm và các yếu tố biểu cảm đã làm sống lại lời nói hành động, tính các...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status