Tiểu luận Vấn đề dạy học hài kịch Trưởng giả học làm sang của Môlie trong chương trình THCS - pdf 13

Download Tiểu luận Vấn đề dạy học hài kịch Trưởng giả học làm sang của Môlie trong chương trình THCS miễn phí



MỤC LỤC
 
Trang
Mục lục.1
Phần mở đầu.3
1. Lí do chọn đề tài.3
2. Lịch sử vấn đề.4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.6
3.1. Mục đích nghiên cứu.6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.7
4.1. Đối tượng nghiên cứu.7
4.2. Phạm vi nghiên cứu.7
5. Phương pháp nghiên cứu.7
6. Cấu trúc của tiểu luận khoa học.7
Chương I: Cơ sở lí thuyết.9
1. Cơ sở lí thuyết thể loại.9
2. Cơ sở lí thuyết phương pháp.11
2.1. Phương pháp đọc sáng tạo.12
2.2. Phương pháp gợi tìm.13
2.3. Phương pháp phân tích, cắt nghĩa, bình giảng.14
2.4. Phương pháp nghiên cứu.15
2.5. Phương pháp tái tạo.16
Chương II: Tác giả, thời đại, văn hóa, tác phẩm lớn.18
1. Thời đại, văn hóa.18
2. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Môlie.22
2.1. Cuộc đời của Môlie.22
2.2. Sự nghiệp sáng tác của Môlie.25
3. Phong cách sáng tác.27
4. Tác phẩm lớn.32
4.1.Cách hiểu chung về tác phẩm hài kịch “Trưởng giả học làm sang”.32
4.2. Tóm tắt tác phẩm hài kịch “Trưởng giả học làm sang” .32
4.3. Trích đoạn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”.33
Chương III: Định hướng dạy học.34
1. Thiết kế bài giảng.34
2. Khảo sát kết quả.46
2.1. Câu hỏi khảo sát.46
2.2. Kết quả khảo sát.49
Kết luận.50
Tài liệu tham khảo.52
 
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36860/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

i vào từng mặt, từng bộ phận của tác phẩm thì phương pháp nghiên cứu lại theo hướng khác: sau khi học sinh nắm được các biện pháp làm việc rồi tự giải quyết các nhiệm vụ phức tạp hơn biết vận dụng các tri thức đã có vào xử lí những tư liệu mới mẻ, phát biểu được ý kiến có lập luận, có căn cứ của mình.
Các biện pháp cụ thể là: thầy nêu vấn đề cho cả lớp, từng nhóm, từng cá nhân nhận vấn đề mình thích để giải quyết. Trong phương pháp này, thày có thể hướng dẫn các em phương pháp khảo cứu để học sinh tự phân tích những tác phẩm hướng các em đi theo một chiều đúng đắn. Học sinh vận dụng phương pháp nghiên cứu như tự lực phân tích một số phần, một số tình tiết đối chiếu hai hay nhiều quan điểm xung quanh một hiện tượng văn học hay một hình tượng văn học...
Khi học sinh đã hiểu kĩ hiểu sâu về tác phẩm, sẽ là cơ sở để giáo viên tiến hành phương pháp tái tạo trong giờ học để thể nghiệm sự hiểu biết của học sinh về tác phẩm và khắc sâu kiến thức của bài học.
2.5. Phương pháp tái tạo
Thực chất đây là phương pháp nhớ một cách sáng tạo. Phương pháp này hướng hoạt động của học sinh vào những tri thức có sẵn trong ngôn ngữ hay bài giảng của giáo viên, sách giáo khoa đã được chọn lọc. Học sinh không hoàn toàn ghi nhớ máy móc mà chiếm lĩnh tri thức một cách có ý thức. Tức là tăng cường hoạt động của tư duy để thuộc, nhớ bài đạt kết quả tối đa.
Biện pháp có thể là giáo viên kể về cuộc đời và tác phẩm của nhà văn, đọc bài giảng về con đường sáng tạo và tác phẩm của nhà văn hay giáo viên có thể ra bài tập theo sách và tài liệu giáo khoa yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi dựa vào tư liệu tự chọn, chuẩn bị tư liệu minh họa.
Phương pháp này có một ưu điểm là học sinh nắm vững tri thức và tự mình làm việc một cách sáng tạo với những tài liệu vừa sức lại có được kĩ năng kiểm tra lại nhận thức của mình, trách được bệnh công thức giáo điều.
Trên đây là bốn phương pháp chủ đạo mà chúng tui lựa chọn để dạy - học hài kịch “Trưởng giả học làm sang” mà cụ thể là trích đoạn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải chủ động phối hợp các phương pháp với nhau để có một giờ học chất lượng nhất về vở hài kịch. Hi vọng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích cho các giáo viên tham khảo trong dạy học vở hài kịch xuất sắc của Pháp - Trưởng giả học làm sang.
CHƯƠNG II: TÁC GIẢ, THỜI ĐẠI, VĂN HOÁ,
TÁC PHẨM LỚN
1. Thời đại, văn hoá.
Thế kỉ XVII, trong lịch sử nước Pháp là một thế kỉ quan trọng. Đó là thế kỉ vĩ đại, lộng lẫy, huy hoàng những chiến công, là thế kỉ hoàn thành việc tập trung Nhà nước trên nền tảng một quốc gia thống nhất, một dân tộc thống nhất. Thế kỉ này kéo dài qua ba triều đại: Henri IV từ 1594 đến 1610, Lu-i XIII từ 1610 đến 1643, Lu-i XIV – người được mệnh danh là vua mặt trời (Roi-Soleil) từ 1643 đến 1715.
Việc thống nhất quốc gia đã tạo điều kiện cho việc tập trung thị trường có lợi cho sự phát triển của giai cấp tư sản. Hơn nữa việc lập khối thống nhất dân tộc đã đáp ứng lợi ích của nhân dân – những người đã chịu bao đau khổ dưới chế độ phong kiến cát cứ và chiến tranh tôn giáo. Giai cấp tư sản lớn mạnhđóng vai trò quan trọng trong việc củng cố sự thống nhất này. Vì giai cấp tư sản là chỗ dựa của chính quyền chuyên chế tập trung để chống lại các thế lực phong kiến cát cứ địa phương. Sự phát triển của giai cấp tư sản là chỗ dựa của chính quyền chuyên chế tập trung để chống lại các thế lực phong kiến cát cứ địa phương. Sự phát triển của giai cấp tư sản còn mang lại cho nhà nước quân chủ tập trung một nguồn lợi to lớn. Giai cấp tư sản thế kỉ XVII đã cung cấp cho chính quyền phong kiến một hệ thống nhân viên trong đó một số giữ chức những chức vụ trọng yếu trong bộ máy nhà nước phong kiến tập trung. Các nhà văn lớn của thế kỉ cũng xuất hiện từ tầng lớp viên chức có văn hóa này như P.Cornay, J.Raxin, J.B.molie, N.D.Boalo, J.Đờ Laphongten....
Song song với sức mạnh của giai cấp tư sản là quá trình suy thoái của tầng lớp quý tộc. Tư tưởng phong kiến cát cứ bị đánh bại, bọn quý tộc bị lãnh chúa phong kiến từng một thời xưng hùng, xưng bá ở các địa phương nay thất thế bị dồn vào cung đình sống bằng lộc bố thí và ân huệ ban phát của nhà vua. Tuy nhiên tầng lớp quý tộc vẫn giữ nhiệm vụ bảo vệ chế độ phong kiến và duy trì sự thống trị của giai cấp này. Nhưng hình thức nhà nước thì đã thay đổi: Nhà nước quân chủ chuyên chế - còn gọi là Nhà nước quân chủ tuyệt đối ra đời. Sự xác lập chế độ quân chủ chuyên chế là biểu hiện về chính trị của quá trình phong kiến tan rã và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Do đó nhà nước quân chủ chuyên chế là hình thức nhà nước của một thời kì quá độ trong đó lực lượng so sánh giữa phong kiến và tư sản đang ở thế cân bằng. Đó cũng là một sự thỏa hiệp về mặt nhà nước giữa hai thế lực phong kiến và tư sản. F.Ăngghen đã xác định nhà nước quân chủ chuyên chế “thế quân bình đối lập giữa phong kiến và tư sản ”. C.Mác cũng viết “nền quân chủ tuyệt đối ra đời trong những thời kì quá độ, khi các đẳng cấp phong kiến cũ phân hóa, còn đẳng cấp thị dân Trung cổ thì biến thành giai cấp tư sản hiện đại, nhưng chưa bên nào của các phái đối lập mạnh hơn bên nào...”. Như vậy trong điều kiện lịch sử đó đã xuất hiện và tồn tại một thế cân bằng lịch sử. Sự xuất hiện thế cân bằng trong chính trị giữa hai lực lượng quý tộc và tư sản là một yếu tố lịch sử - xã hội quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của xã hội, đến sự hình thành và phát triển dòng văn học cổ điển chủ nghĩa, dòng văn học chính thống của thế kỉ XVII. Cùng với thế cân bằng lịch sử là tư tưởng trung dung, khoan hòa – tư tưởng lớn của thời đại và cảm hứng về quốc gia, về tuân thủ nghĩa vụ công dân, sẽ là những lăng kính thẩm xét con người của các nhà văn cổ điển chủ nghĩa.
Năm 1634, Viện hàn lâm Pháp được hình thành. Đây là chủ chương lấy văn nghệ phục vụ cho sự nghiệp thống nhất quốc gia do Hồng y giáo chủ “Tể tướng” Risolio đề xướng và thực hiện. Ông đã tập trung các nhà văn, các nhà nghệ sĩ, các nhà phê bình...về sống ở cung điình với một chế độ trợ cấp lương bổng ổn định. Ý thức phục vụ cho sự thống nhất và ổn định là một đặc điểm lớn trong sáng tác của các nhà cổ điển.
Cảm hứng về quốc gia đã trở thành nội dung chính của thời đại. Tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống đều được quy định nghiêm ngặt. Nghĩa vụ phụng sự tổ quốc được đề cao. Cái gì không phù hợp với lợi ích quốc gia thì bị coi là không hợp lí.
Sau khi cuộc nổi loạn La Phrongdo (từ 1647 đến 1653) bị dập tắt, nước Pháp đi vào thời kì phát triển mạnh mẽ nhất. Đây là thời kì hoàng kim của Lu-i XIV – của Đại thế kỉ. về kinh tế chính trị, J.B.Cônbe – trợ thủ đắc lực của vua đã tích cực bảo hộ các hình thức kinh doanh tư bản ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status