Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Tân Vinh, Lương Sơn, Hoà Bình - pdf 13

Link tải miễn phí luận văn
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, đất nước. Trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới mai sau. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội và của mỗi gia đình. Trong ngành giáo dục thì giáo dục đạo đức cho trẻ là một bộ phận không thể thiếu được của nền giáo dục toàn diện. Giáo dục đạo đức có ảnh hưởng to lớn đến các mặt giáo dục khác. Trình độ phát triển đạo đức của trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của trẻ đối với môi trường xung quanh (thế giới tự nhiên, xã hội và với chính bản thân mình). Đối với trẻ thơ, việc hình thành những dấu ấn ban đầu có ý nghĩa to lớn vì nó là mầm mống đạo đức sau này của trẻ em. Bộ mặt nhân cách của con người đã được hình thành từ thưở nhỏ. Chẳng thế mà Macarenco - Nhà giáo dục Xô Viết vĩ đại đã nói :
“ Những gì không có được ở trẻ 5 tuổi thì sau này khó có thể hình thành và sự hình thành nhân cách ban đầu lệch lạc giáo dục lại rất khó khăn”. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu :
“Uốn cây từ thưở còn non
Dạy con từ thưở con còn thơ ngây”
hay : “Bé không vin, cả gẫy cành”
Từ thực tế cũng có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học đã cho chúng ta thấy rằng trong những năm đầu của cuộc đời đứa trẻ hệ thần kinh mềm mại hơn, non yếu hơn. Trong thời gian đó rất dễ hình thành nét cơ bản của cá tính và những thói quen nhất định, hình thành cho trẻ những phẩm chất tâm lý, nhân cách của con người.
Giáo dục hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá là một bộ phận của giáo dục đạo đức cho trẻ. Trong mục tiêu giáo dục mầm non phần nói về giáo dục đạo đức cho trẻ em có viết : “Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam giàu lòng thương yêu, biết quan tâm nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi : bố mẹ, bạn bè, cô giáo, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên”
Từ những ý nghĩa to lớn của việc giáo dục đạo đức cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì những mục tiêu đã đề ra cho ngành học nên em chọn đề tài : “Giáo dục hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá cho trẻ mẫu giáo” để nghiên cứu mong muốn đóng góp một phần nào đó và đưa ra một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá cho trẻ được tốt hơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá cho trẻ mẫu giáo.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận.
2. Thực nghiệm sư phạm : Tác động sư phạm để giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá.
3. Đề xuất và kiến nghị sư phạm
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đọc tài liệu
2. Thực nghiệm sư phạm
3. Xử lý kết quả.
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1. Khách thể : 20 cháu mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Tân Vinh - Lương Sơn - Hoà Bình
2. Đối tượng : Nghiên cứu khả năng giao tiếp ứng xử có văn hoá cho trẻ mẫu giáo.
VI. GIẢ THIẾT KHOA HỌC :
Nếu áp dụng một số biện pháp như :
- Thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở lớp để dạy cho trẻ em các kiến thức kỹ năng hình thành kỹ xảo thói quen cho trẻ như :
+ Tích hợp vào các môn học
+ Thông qua các hoạt động vui chơi, học tập, lao động để dạy trẻ.
- Kết hợp chặt chẽ với các gia đình để có biện pháp giáo dục thống nhất, rèn luyện thói quen cho trẻ, tạo môi trường giáo dục chuẩn mực.
VII. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU :
- Tháng 9 - 2003 : Nhận nhiệm vụ
- Tháng 10 - 2003 : Chọn đề tài nghiên cứu
- Tháng 10 - 2003 : Làm đề cương nghiên cứu
- Tháng 10 - 2003 đến tháng 5 - 2004: Nghiên cứu đề tài
- Tháng 5 - 2004 : Viết kết quả của đề tài nghiên cứu
VIII. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI :
Chỉ nghiên cứu các nội dung, biện pháp , phương pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Tân Vinh - Lương Sơn - Hoà Bình
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I :

q8kj74JaMkuj4AP
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status