Đề tài Khái quát nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mỹ thuật cho học sinh phổ thông - pdf 13

Download Đề tài Khái quát nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mỹ thuật cho học sinh phổ thông miễn phí



PHỤ LỤC
 
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ.
1.1 Khái quát về tranh dân gian Đông Hồ.
1.1.1 Tranh Đông Hồ
1.1.2 Tranh Hàng Trống
1.2 Đặc trưng nghệ thuật tranh Dân gian
1.3 Tính giáo dục của tranh dân gian
CHƯƠNG II: Vận dụng nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mỹ thuật cho học sinh phổ thông.
2.1 Nội dung đề tài tranh dân gian Đông Hồ ảnh hưởng tới tình cảm, nhân cách học sinh.
2.2 Nét tương đồng giữa đường nét trong tranh dân gian Đông Hồ với nét vẽ của học sinh lứa tuổi thiếu niên nhi đồng.
2.3 Vai trò của người giáo viên trong dạy học Mỹ thuật để phát huy sự sáng tạo của học sinh.
CHƯƠNG III Kết luận kiếm nghị
3.1 Kết luận
3.2. kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37002/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

xuất lẻ tẻ ở một số tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, nhưng truy về gốc đều do người Đông Hồ di cư mang theo nghề đến nơi mới. Nơi sản xuất tập trung là làng Đông Hồ(xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Đây là một làng nhỏ năm ven sông Đuống và trên đường giao thông nối xứ Bắc (Bắc Ninh) với xứ Đông (Hải Dương), chỉ cách Hà Nội chừng 40 km. Vùng đất này trù phú,nông nghiệp phát triển, có nhiều nghề thủ công, đời sống văn hoá cao, lễ hội nhiều và đặc sắc... tất cả đã tạo nên cái nôi, là “bà đỡ”cho một dòng tranh chân quêđậm đà chất dân tộc.
Gắn với sinh hoạt Tết có tranh-pháo-mã, người làng Đông Hồ làm cả. Hàng mã Đông Hồ từ nhiều thế kỉ trước đã đi vào sử sách, và mười năm qua tưởng chừng đã mai một thì giờ đây đang phục hồi và phát triển đáp ứng nhu cầu tâm linh của đông đảo nhân dân, và cùng là một thứ nghệ thuật tạo hình dân gian, bổ sung và làm hoàn chỉnh thêm cho mảng trannh tết.
Tranh tết cổ truyền của Đông Hồ là tranh Điệp, từ giấy đến màu đều nhuần chất dân tộc. Giáy để in tranh là giáy dó được sản xuất ở Đồng Cao( Bắc Ninh) và vùng Bưởi( Hà Nội), nó mỏng mịn và có vân óng ả như lụa, lại dai và co dãn khi ẩm ướt. đẻ phát huy mặt tốt và khắc phục mặt yéu của giấy dó, nghệ nhân quét lên nó một lớp điệp làm cho tờ giáy dày nuột, sáng trắng với những thớ sáng tốiđan xen song hành và lấp lánh ánh bạc, có khi con được lướt thêm nước hoa hoè vàng chanh hay nước gỗ vàng đỏ cam, từ nền giấy đã toát ra vẻ vinh hiển. Trên nền giấy ấy, nghệ nhân lần lượt in ván gỗ các mảng màu cạnh nhau và chồng nhau, sau cùng in nét đen to mập, màu và nét phối hợp tạo ra những hình quen thuộc nhưng luôn mới. Bảng màu ở đay cũng là nhưng màu trắng điệp-vàng hoe-đỏ vang, lại thêm màu xanh chàm-sỏi son- than lá tre, toàn những thứ có sẵn trong thiên nhiên, bền trước ánh sáng và thân thuộc với mọi người. Bảng màu áy khá đơn giản nhưng do kỹ thuật pha chế “trăm hay không bằng tay quen” và nghệ thuật phối màu đã tạo ra những hoà sắc phong phú và hài hoà.
Tranh đông Hồ phổ biến nhất, cũng đặc sặc nhất và do đậm sặc dân gian- dân tộc nhất, được nhân dân nhiều nước ưa thích và tuyển vào những bộ sưu tập tranh quý của nhân loại.
1.1.2Tranh Hàng Trống
Tranh Hàng Trống cũng có rất sớm, cho đến trước cách mạng thang tám năm 1945 đựơc bầy bán nhiều phố ở Hàng Trống và các phố lân cận như Hàng Nón- Hnàg Hòm- Hàng Quạt của Hà Nội. Tranh Hàng Trông cũng có một số tranh tiêu biểu như tranh Đông Hồ, nhưng đi sâu vào những bộ Tứ bình về người đẹp (Tố Nữ) và cảnh đẹp (Tứ Quý), minh hoạ các tác phẩm văn học lớn, nhưng đặc biệt đi sâu vào mảng tranh thờ ở các điện miếu, nhất là khai thác các nhân vật trong đạo Mãu của bản địa( Tam toà, Tứ phủ, ông Hoàng, bà Chúa, Cậu Cô). Tranh Hàng Trống chủ yếu là tranh thờ, do đó được bày bán quanh năm, tập trung vào một số dịp lễ Tết.
Tranh Hàng Trống in trên giấy xuyến chỉ và sau này là giáy báo khổ rộng, chỉ in nét cong tô màu bút lông, màu nhập ngoại là phẩm hoá học tươi. Do kỹ thuật tô bằng tay mà tạo được sự đậm nhạt, vờn đẻ nổi khối nét thanh mảnh và cong mềm và duyên dáng.
Đối tượng của tranh Hang Trống là tầng lớp thị dân, những người khá giả nên bên cạnh tranh thờ dán ở nơi tôn nghiêm, thì những tranh sinh hoạt thưòng đựơc treo ở những phòng khách tạo một không khí sang trọng.
Đặc trưng nghệ thuật tranh dân gian
Tranh dân gian có lịch sử lau dài và thực sự là vốn tạo hình đựoc các thế hệ cả xưa và nay đều thích, nếu chỉ vì giá trị nội dung thì khi xã hội thay đổi nó không thích hợp nữa, do đó phần quan trọng chính là giá trị nghệ thuật. Giá trị này được biểu hiên ở bố cục, ở đường nét, ở bảng màu, ở quan niệm tỉ lệ giữa các hình.
Tranh dân gian xây dựng các hình ảnh không phụ thuộc vào mẫu trong tự nhiên, mà cốt gây ấn tượng mạnh theo yêu cầu của chủ đề, vì thế cả ánh sáng, không gian, con người và cảnh vật đều là ước lệ. Tờ tranh điệp với nền màu trắng hay vàng đỏ đều thể hiên không gian rực sáng, trong trẻo và rộng rãi. Khong gian ước lệ ấy đòi hỏi mọi hình ở trên cũng phải ước lệ làm săôgị đựoc nhiều nhất, vì thế hình đựoc thể hiện nhìn từ nhiều góc độ, từ nhiều khoảng cách để có thể phô diễn được đầy đủ nhất, chẳng hạn con lợn muốn rõ nhất phải đựoc vẽ ở thế nhìn ngang, nhưng mõm lại như nhìn từ phía trước, cảnh hứng cây dừa được thu nhỏ lại để tương ứng với người trèo và người hứng hay cảnhTrạng chuột vinh quy, sau khi đỗ cao cưới vợ, chuột tiến sĩ cưỡi con ngựa cũng chỉ nhấp nhỉnh với nó mà thôi. Tất cả các hình trong tranh đều đựoc đàn ra choán cả mặt tranh, chúng không che khuất nhau mà cùng phơi bày rõ ràng. Từng hình trong tranh đựơc cường điệu có khi đến”ngoa ngoắt”, song đều thu về những hình cơ bản. Ví như bé ôm gà như hình quả trứng, con lơn như hình chữ nhật, các cặp. Đồ vật trong tranh Đánh vật lại chỗ hình tam giác, chỗ hình thang, chỗ nửa hình tròn, các nhân vật trong tranh Hứng dừa và Đánh ghen vừa hài hước vừa táo tợn. Cái thế giới ở trong dân gian gồm đủ cả ba tầng trời-trần và dưói đất, chỉ cần vài chi tiết là gợi ra cái không gian cần cho sự việc xảy ra, điều này được thể hiên rõ nét hơn trong tranh liên hoàn về Thạch Sanh.
Với bố cục ấy, trừ tranh thờ thì các nhân vật Thần, Phật được vẽ to ở giữa,các nhân vật phụ nhỏ hơn và ở hai bên, các người thường dân và sinh vật lại nhỏ nữa và ở dưới. Tỷ lệ này phụ thuộc vào viễn cận xã hội, tuỳ theo địa vị của từng nhân vật để phóng to hay thu nhỏ. Trái lại ở những tờ tranh Tết thông thường,các nhân vật và cảnh vật dù thực tế hết sức chênh lệch nhau, nhưng với quan điểm bình đẳng tất cả được trình ra trên mặt tranh với một độ lớn tương đương nhau. Lỗi viễn cận phản ánh tư tưởng bình quân của nông dân, tất cả đều được tôn trọng.
Về đường nét tranh dân gian dùng hình chủ yếu về đường nét được in, có những bức in nét xong là hoàn thành,nhiều tranh sau khi in nét đen mới dựa vào đó mà tô màu cho tươi và động. Cả những tranh được in màu kín thì nét đựơc in sau nên rất rõ. Nét bao lấy các mảng màu khiến mảng nào cũng được tách bạch rõ ràng, nét tuỳ từng dòng tranh mà có sự khác nhau. Nét ở tranh Đông Hồ đậm chắc, ít chi tiết vụn, nét ở tranh Hàng Trống mảnh mai, có phần “tham lam” nên hơi rối.
Còn về bảng màu dù màu thuốc cái ở tranh điệp hay mùa hoá học chất ở nhiều dòng tranh khác nhau, thì cũng đều đằm thắm, chỉ rất ít màu, thiên về sáng, hầu như không cần đến màu ghi trung gian. Những màu ấy dù inhay vẽ cũng thật khiêm tốn, chỉ vài màu nhưng do cách chế biếnkỹ thuật in chồng, in lệch lại tạo thêm màu mới.
Ngày nay tranh dân gian không chỉ có giá trị lịch sử, vẫn hàm chứa đầy đủ giá trị của một loại hình nghệ thuật đích thức... Các hoạ sỹ khai thác tranh dân gian ở các chất liệu và quan niệm thẩm mỹ, cho nó thăng hoa vào tác phẩm thì hồn dân tộc và chấ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status