Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần cơ học - Vật lý đại cương của sinh viên trường cao đẳng kỹ thuật mỏ Quảng Ninh - pdf 13

Download Luận văn Nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần cơ học - Vật lý đại cương của sinh viên trường cao đẳng kỹ thuật mỏ Quảng Ninh miễn phí

MỤC LỤC
Mở đầu
Trang
1. Lý do chọn đề tài . . 1
2. Mục đích nghiên cứu . 3
3. Giả thuyết khoa học . 3
4 . Đối tượng nghiên cứu . 3
5. Phương pháp nghiên cứu . 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu . 4
7. Đóng góp của luận văn . 4
8. Cấu trúc của luận văn. 4
Chương I: Cơ sở lý luận về trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
1.1. Mục tiêu dạy học . 5
1.1.1. Khái niệm, mục tiêu, mục tiêu môn học . 5
1.1.2. Việc cụ thể hoá các mục tiêu môn học. . 6
1.2. Cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học. . 9
1.2.1. Khái niệm về kiểm tra, đánh giá, kết quả học tập . 9
1.2.2. Vai trò vị trí của KTĐG trong quá trình dạy học. 11
1.2.3. Mối quan hệ giữa mục tiêu môn học - đánh giá. 11
1.2.4. Chức năng của KTĐG . 12
1.2.5. Các yêu cầu sư phạm đối với việc KTĐG . 13
1.2.6. Các bước trong KTĐG. 16
1.3. Trắc nghiệm để KTĐG kết quả học tập của học sinh .18
1.3.1. Nguồn gốc lịch sử phát triển của phương pháp trắc nghiệm. 18
1.3.2. Trắc nghiệm khách quan - Trắc nghiệm tự luận .19
1.3.3. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thường dùng .24
1.3.4. Một số chỉ dẫn về phương pháp soạn câu hỏi trắc nghiệm . 29
1.3.5.Quy trình biên soạn đề kiểm tra trắc nghiệm . 32
1.3.6. Đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan bằng phân tích thống kê. 34
1.3.7. Đánh giá bài trắc nghiệm khách quan. 38
Kết luận chương I . 42
Chương II: Xây dựng hệ thống câu hỏi Trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá
kết quả học tập sinh viên trường Cao đẳng kỹ thuật mỏ Quảng Ninh
2.1. Mục tiêu giảng dạy vật lý ở trường Cao đẳng kỹ thuật mỏ Quảng Ninh .43
2.1.1. Đặc điểm của việc giảng dạy.43
2.1.2. Yêu cầu của việc giảng dạy.43
2.1.3. Mục tiêu môn học vật lý ở trường cao đẳng kỹ thuật Mỏ Quảng Ninh44
2.2.Nội dung giảng dạy Vật lý tại trường cao đẳng kỹ thuật Mỏ Quảng Ninh.45
2.3 Thực trạng kiểm tra đánh giá và thuận lợi khó khăn khi vận dụng phương pháp trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá . 46
2.4. Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần cơ học vật lý đại cương . 48
2.4.1 Mục tiêu dạy học vật lý đại cương phần cơ học. 48
2.4.2 Mục tiêu chi tiết giảng dạy vật lý đại cương phần cơ học tại trường cao đẳng kỹ thuật Mỏ Quảng Ninh. 50
2.4.3 Ma trận đề kiểm tra theo mục tiêu giảng dạy. 54
2.4.4 Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần cơ học- Vật lý đại cương. 56
Kết luận chương II. 85
Chương III: Thực nghiệm sư phạm . 86
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm . 86
3.2. Đối tượng thực nghiệm. 86
3.3. Phương pháp tiến hành. 86
3.4. Các bước tiến hành . 87
3.5. Xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm. 89
3.5. 1. Kết quả điểm số của bài trắc nghiệm. 89
3.5. 2.Đánh giá điểm số của bài trắc nghiệm. 89
3.5. 3. Đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan bằng phân tích thống kê . 90
3.5. 4. Đánh giá bài trắc nghiệm. 99
Kết luận chương 3. 99
Kết luận chung. 101
Tài liệu tham khảo

Nghị quyết hội nghị lần thứ II BCH TW Đảng cộng sản khoá VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học...” Văn kiện Đại h ội IX Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục quán triệt quan điểm g iáo dục: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học... Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề...”.
Thực hiện nghị quyết và văn kiện trên Bộ Giáo dục - Đào tạo đã triển khai đổi mới công tác dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá. Đ ịnh hướng đổi mới này được thực hiện ở tất cả các cấp học, bậc học và các môn học cụ thể. Nhằm mục đích đ ào tạo ra con ng ười có đ ầy đủ phẩm chất đ ạo đức, năng lực trí tuệ, khả năng sáng tạo, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Đổi mới giáo dục trước hết cần đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên vì “thi thế nào thì học thế
ấy”.
Kiểm tra đánh giá là một hoạt động thường xuyên, giữ một vai trò quan trọng và quyết định chất lượng đào tạo. Đó là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học. Đây là khâu cuối cùng của quá trình dạy học nhưng nó có tác động chính, trực tiếp đến mục tiêu dạy học và là động lực của quá trình dạy học.
Qua kiểm tra đánh giá giáo viên sẽ điều chỉnh về nội dung, phương pháp
dạy học và có hình thức tổ chức dạy học hợp lý hơn. Mặt khác qua kiểm tra
đánh giá, học sinh tự đánh giá bản thân, nhìn nhận thấy điểm khuyết thiếu sót của mình về môn học. Đồng thời kiểm tra đánh giá giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn khách quan về chương trình và tổ chức đào tạo.
Kiểm tra đánh giá giữ vai trò quan trọng như thế nên nó luôn được quan tâm từ phía người quản lý, người thày, người học và dư luận xã hội.Tất cả đều đòi hỏi kiểm tra đánh giá phải thực sự khách quan, công bằng, phản ánh đúng thực chất chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều lý do chủ quan và khách quan việc kiểm tra đánh giá hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại như các gian lận trong thi cử, các phương pháp dùng để kiểm tra đánh giá thiếu tính khách quan, tính giá trị. Chính vì vậy mà định hướng đổi mới về kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh, sinh viên đề cập tới việc đổi mới toàn diện về kiểm tra, đổi mới về mục tiêu, nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra.
Tại các trường cao đẳng và đại học hiện nay thì hình thức thi kểi m tra phổ biến vẫn là vấn đáp, và thi viết. Với hình thức thi, kiểm tra này kết quả thể hiện thiếu khách quan và mất rất nhiều thời gian để chấm bài. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên trong các nhà trường hiện nay được định hướng vào kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận. Từ năm học 2006 - 2007 thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học, cao đẳng cũng tiến hành thi trắc nghiệm cho một số môn học như Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngoại ngữ .
Bộ môn Vật lý tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ Quảng Ninh hiện nay vẫn tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống là vấn đáp và thi viết. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá việc đổi bằng việc phối hợp kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận đang được từng bước áp dụng. Tuy nhiên việc thực hiện còn mò mẫn, thiếu cả sự nghiên cứu đầy đủ về lý luận lẫn tổng kết thực tiễn, cán
bộ quản lý và giáo viên giảng dạy vẫn còn nhiều hạn chế về nhận thức và hành động cụ thể .
Với mong muốn đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học Vật lý tại trường Cao đẳng Kỹ thuật chúng tui chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần Cơ học - Vật lý đại cương của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ - Quảng Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về kiểm tra đánh giá nói chung, TNKQ và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc ng hệi m phần Cơ học Vật lý đại cương cho sinh viên trường CĐKT Mỏ góp phần cải tiến hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Từ kết quả thực nghiệm sơ bộ đánh giá tính giá trị và khả năng áp dụng của hệ thống câu hỏi đó.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần cơ học phù hợp sẽ cho phép ta đánh giá được kết quả của người học một cách chính xác và khách quan.
4. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp kểi m tra đánh giá kết quả học tập, nội dung và yêu cầu giảng dạy phần Cơ học - Vật lý đại cương, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần cơ học.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận
- Điều tra
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính giá trị của hệ thống câu hỏi được so ạn thảo, h iệu quả của v iệc sử dụng ph ương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp trắc nghiệm, kỹ thuật xây
dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận.
- Nghiên cứu cấu trúc, đ ặc đ iểm n ội dung phần Cơ học - Vật lý đại cương từ đó xác định mục tiêu nhận thức sinh viên cần đạt được.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho phần Cơ học - Vật lý đại cương dạy ở trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ Quảng Ninh.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hệ thống câu hỏi đã soạn thảo.
7 Đóng góp của luận văn
• Làm rõ cơ sở khoa học về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng phương pháp trắc nghiệm nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo.
• Có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy môn vật lý ở các trường cao đẳng kỹ thuật.
8 Cấu trúc luận văn
Chương I: Cơ sở lý luận về trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh.
Chương II Xây dựng hệ thống câu hỏi Trắc nghiệm để kiềm tra đánh giá kết
quả học tập sinh viên truờng Cao đẳng kỹ thuật mỏ Quảng Ninh
Chương III Thực nghiệm sư phạm

1SPq2zvlWs5nAJY
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status