Báo cáo Thực tập tại Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An - pdf 13

Download Báo cáo Thực tập tại Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An miễn phí



MỤC LỤC Trang
A- Mở đầu. 3
1. Lí do chọn đề tài. 3
2. Tình hình nghiên cứu. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4
4. Mục đích nghiên cứu. 4
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. 4
6. Bố cục bài tập lớn. 4
B – Nội dung. 6
Chương 1: Lí luận chung về Hội đồng nhân dân. 6
1.1. Khái niệm về Hội đồng nhân dân. 6
1.2. Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân. 6
1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân. 7
1.4. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân. 9
1.4.1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân. 9
1.4.2. Hoạt động của Hội đồng nhân dân. 10
Chương 2: Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. ( Liên hệ Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khoá XV nhiệm kì 2004 - 2011 ). 13
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An. 13
2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An: 14
2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An: (Khoá XV nhiệm kì 2004 – 2011) 14
2.2.1.1 Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An. 15
2.2.1.2. Các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An. 16
2.2.1.3. Các tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. 17
2.3. Tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (Năm 2008) 18
2.3.1. Tổ chức các kì họp của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV.
2.3.2. Hoạt động công tác tiếp dân. 18
2.3.3. Nội dung hoạt động tại kì họp. 19
2.3.4. Hoạt động thẩm tra giám sát hoạt đông của các Ban ngành. 22
2.4. Nhận xét về chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An. 25
2.5. Những tồn tại, thiếu sót, nguyên nhân và giải pháp khắc phục. 26
2.5.1. Những tồn tại, thiếu sót. 26
2.5.2. Nguyên nhân của những tồn tại thiếu sót. 28
2.5.3. Giải pháp khắc phục. 29
2.6. Phương hướng và một số kiến nghị. 30
2.6.1. Phương hướng hoạt động. 30
2.6.2. Một số kiến nghị. 31
C – KẾT LUẬN. 34
D - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36471/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

g nhân dân vào việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân và để giúp Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Các Ban của Hội đồng nhân dân hoạt đông trên các lĩnh vực sau;
- Tham gia chuẩn bị các kì họp của Hội đồng nhân dân.
- Thẩm tra các báo cáo đề án do Hội đồng nhân dân hay thường trực Hội đồng nhân dân phân công;
- Giúp Hội đồng nhân dân giám sát các hoạt động của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
- Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
- Báo cáo kết quả giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân khi cần thiết;
1.4.2.4. Hoạt động của các Đại biểu Hội đồng nhân dân:
Hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân góp phần quan trọng vào việc xây dựng và thực hiện các chủ trương công tác của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động trong các lĩnh vực như.
- tham gia các kì họp của Hội đồng nhân dân;
- Tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân;
- Liên hệ chặt chẽ với cử tri, thu thập phản ánh và nguyện vọng của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp với cử tri; báo cáo hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân với cử tri; trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.
- Sau mỗi kì họp Hội đồng nhân dân thì báo cáo kết quả kì họp với cử tri; phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân vận động và cùng với nhân dân thực hiện nghị quyết.
- Khi có đơn khiếu nại tố cáo, Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền theo dõi và giải quyết, đôn đốc theo dõi giải quyết, đồng thời báo cho người khiếu nại tố cáo biết.
Chương 2: Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
( Liên hệ Hội đồng nhân dân tỉnh nghệ an Nhiệm kì 2004 – 2011)
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An.
Tỉnh Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung Bộ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với diện tích16.498,5 km2, dân số là 3.103.400 người (sơ lược năm 2007 của tổng cục thống kê), bao gồm các dân tộc như Kinh, Thái, H’mông, Ơđu…
Tỉnh Nghệ An có 1 Thành phố: TP Vinh; 2 Thị xã: TX Cửa Lò, TX Thái Hoà; và 17 Huyện: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kì, Anh Sơn, Con cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kì Sơn.
Về toạ độ địa lí tỉnh Nghệ An nằm từ 18033’10’’ đến 19024’43’’ vĩ độ Bắc và từ 103052’53’’ đến 105045’50’’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km; phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đương biên dài 92,6 km; phía Tây giáp với nước bạn Lào với đường biên dài 419 km; phía Đông giáp với biển Đông với đường bờ biển dài 82 km.
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động của gió Tây Nam phân ra hai mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 11 đến tháng 3), mùa khô (tháng 4 đến tháng 10).
Địa hình 83% là đồi núi, với mạng lưới sông ngòi dày đặc và các cửa sông lớn.
Nghệ An có nhiều mỏ khoáng sản ví trữ lượng lớn như: Thiếc, sắt, đá vôi, đất sét, cao lanh...
Tỉnh Nghệ An có mạng lưới giao thông tương đối phát triển với các tuyến đương huyêt mạch như tuyến quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam, sân bay Vinh... Bên cạnh đó thì còn có một khối lượng cơ sở vật chất khá hoàn thiện như các trạm ngiên cứu, trại giống, trại nuôi trồng, nhà máy chế biến, xí nghiệp sản xuất, cầu cống…
Ngoài các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thì tỉnh Nghệ An còn có các chính sách đầu tư phát triển của cả trong nước và nước ngoài về nhiều mặt ( kinh tế, xã hội, văn hoá…)
Việt Nam gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội để đất nước Việt Nam phát triển cũng như những hình thành nên những khó khăn thách thức cho việc phát triển nền kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng…của đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng.
Với các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội (có cả thuận lợi và khó khăn) đó thì vai trò của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc tổ chức và điều hoà hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, văn hoá tư tưởng, giáo dục y tế… cho nhân dân trong tỉnh nhằm đưa Nghệ An trở thành một tỉnh phát triền của cả nước.
2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An:
2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An: (Khoá XV nhiệm kì 2004 – 2011)
- Theo báo cáo kết quả bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khoá XV nhiệm kì 2004 – 2011 thì tổng số Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh là 94 người.
+ Trong đó: Nam: 70 (đạt 74,47%)
Nữ: 24 (đạt 25,53%)
Dân tộc thiểu số: 12 (đạt 12.8%)
Tôn giáo: 03 (đạt 3.19%)
+ Trình độ: Đại học: 56 ( đạt 59.57%)
Trên đại học: 13 (đạt 13.83%)
Trung cấp: 11 (đạt 11,7%)
Sơ cấp: 2 (đạt 2,12%)
Từ đầu nhiệm kì đến nay (30/4/2009) có 5 vị đại biểu Hội đồng nhân dân đã chuyển công tác gồm:
Ông Lê Doãn Hợp
Ông Nguyễn Đăng Thành
Ông Nguyễn Hồng Trường
Ông Nguyễn Cảnh Hiền
Ông Hoàng trọng Hưng
đến nay Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV nhiệm kì 2004 – 2011 còn 89 người.
Tại kì họp thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh đã bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và phân Tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh như sau:
2.2.1.1 Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An:
Tại kì họp thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh bầu ra thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm:
- Ông Lê Doãn Hợp – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Bà Bùi Thị Thu Hương – Tỉnh Uỷ viên, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Ông Nguyễn Văn Trị – Uỷ viên thường trực Hội đông nhân dân tỉnh.
Sau khi ông Lê Doãn Hợp được Trung ương điều động đi nhận nhiệm vụ mới , Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An đã bầu ông Nguyễn Thế Trung giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khoá XV nhiệm kì 2004 – 2011. vậy Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khoá XV hiện nay gồm các Ông, Bà như sau.
- Ông Nguyễn Thế Trung – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, chủ tịch Hội đông nhân dân tỉnh.
- Bà Bùi Thị Thu Hương – Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Ông Nguyễn Văn Trị – Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
2.2.1.2. Các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An:
a/ Ban Kinh tế - ngân sách Hội đông nhân dân tỉnh:
TT
Họ và tên
Chức vụ
Ghi chú
1
Nguyễn Văn Trị
Trưởng ban
Chuyên trách
2
Hồ Sĩ Đồng
Phó Trưởng ban
Kiêm nhiệm
3
Phan Thanh Tỉnh
Phó Trưởng ban
Kiêm nhiệm
4
Phạm Anh Tuấn
Phó Trư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status