Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề phát triển bền vững - pdf 13

Download Luận văn Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề phát triển bền vững miễn phí



MỤC LỤC
  
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
5. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 5
6.1. Quan điểm hệ thống 5
6.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ 5
6.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh 5
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 7
1.1. TÀI NGUYÊN 7
1.1.1. Khái niệm 7
1.1.2. Phân loại Tài nguyên 7
1.1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc 7
1.1.2.2. Phân loại theo Môi trường thành phần 7
1.1.2.3. Phân loại theo khả năng phục hồi của Tài nguyên 8
1.1.2.4. Phân loại theo sự tồn tại 9
1.1.3. Đánh giá Tài nguyên 11
1.2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 12
1.2.1. Khái niệm 12
1.2.2. Cơ sở của Phát triển bền vững 13
1.2.3. Các chỉ tiêu Phát triển bền vững 14
1.2.3.1. Chỉ tiêu đo lường chất lượng cuộc sống 14
1.2.3.1. Chỉ tiêu về tính bền vững sinh thái 15
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 16
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM 17
2.1. BIỂN ĐÔNG 17
2.1.1. Vị trí địa lí 16
2.1.2. Đặc điểm Biển Đông 17
2.2. VÙNG BIỂN VIỆT NAM 18
2.2.1. Nội thuỷ 21
2.2.2. Lãnh hải 24
2.2.3. Vùng tiếp giáp lãnh hải 24
2.2.4. Vùng đặc quyền kinh tế 25
2.2.5. Vùng thềm lục địa 25
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 27
CHƯƠNG 3: TÀI NGUYÊN BIỂN VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 28
3.1. TIỀM NĂNG CỦA TÀI NGUYÊN BIỂN VIỆT NAM 28
3.1.1. Tài nguyên sinh vật 28
3.1.1.1. Tài nguyên động vật 28
3.1.1.2. Tài nguyên thực vật 33
3.1.2. Tài nguyên khoáng sản 35
3.1.2.1. Dầu mỏ và khí đốt 35
3.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản khác 37
3.1.3. Tài nguyên du lịch biển 38
3.1.4. Tài nguyên phục vụ giao thông vận tải biển 39
3.1.5. Tài nguyên năng lượng 39
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM 40
3.2.1. Ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản 41
3.2.1.1. Hiện trạng đánh bắt hải sản 41
3.2.1.2. Hiện trạng nuôi trồng hải sản 43
3.2.1.3. Hiện trạng ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản 44
3.2.2. Ngành khai thác khoáng sản biển 45
3.2.2.1. Ngành công nghiệp dầu khí 45
3.2.2.2. Khai thác khoáng sản biển 48
3.2.2.3. Khai thác năng lượng tái tạo từ biển 49
3.2.3. Ngành hàng hải 50
3.2.4. Ngành công nghiệp đóng tàu 52
3.2.5. Ngành du lịch biển 54
3.2.6. Nghề làm muối 56
3.2.7. Các ngành kinh tế biển khác 57
3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN BIỂN VIỆT NAM 57
3.3.1. Tài nguyên biển Việt Nam nhìn dưới góc độ quản lý môi trường 57
3.3.1.1. Ô nhiễm Môi trường ven biển 57
3.3.1.2. Sinh thái và việc phục hồi sinh thái vùng ngập nước ven biển 61
3.3.1.3. Kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái để Phát triển bền vững 61
3.3.2. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển 63
3.3.2.1. Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản 63
3.3.2.2. Ngành công nghiệp dầu khí 64
3.3.2.3. Khai thác khoáng sản biển (ngoài dầu khí) 65
3.3.2.4. Ngành hàng hải 66
3.3.2.5. Ngành công nghiệp đóng tàu biển 67
3.3.2.6. Ngành du lịch biển 68
3.3.2.7. Nghề làm muối 68
3.3.2.8. Các lĩnh vực kinh tế biển khác 69
3.3.3. Hệ thống các giải pháp cho Phát triển bền vững Tài nguyên biển Việt Nam. 69
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 72
PHẦN KẾT LUẬN 73
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36434/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

. Sự khai thác dầu khí cho phép trong một thời gian tương đối ngắn phát triển ở Đông Nam Bộ những ngành công nghiệp mới do được bổ sung về nguyên liệu cho các nhà máy làm điện quy mô lớn, cho các nhà máy sản xuất phân bón, nguyên liệu để chế biến khí hoá lỏng (LPG) và khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG).
3.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản khác
Vùng biển Việt Nam nằm gọn trong phần phía Tây của vành đai quặng thiếc Thái Bình Dương tập trung một trữ lượng Catixtenit (70% là thiếc). Dạng khoáng sản công nghiệp phổ biến trên toàn khu vực bờ biển Việt Nam và các nước Đông Nam Á là thiếc, titan, gicôni… Ngoài ra, còn có urani - một loại khoáng sản chỉ dành cho ngành vũ khí và năng lượng hạt nhân. Riêng vịnh Bắc Bộ có 40 loài khoáng sản vật nặng, trong đó nhiều nhất là inmênit, rutin, diricon, tuôcmalin… Là những loại khoáng sản rất có giá trị trong hoạt động sản xuất công nghiệp.
Ven biển Đông Bắc và duyên hải Miền Trung có những bãi cát titan rất lớn hoàn toàn lộ thiên, khai thác ít tốn kém. Những bãi cát này có tỷ lệ thạch anh gần như nguyên chất (90 - 95%) là một thứ nguyên liệu rất quý đối với nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp pha lê và khí tài quang học.
Phía dưới dải các khu rừng ngập mặn còn chứa một lượng than bùn rất lớn và có độ dày từ 2 - 6 m, tập trung chủ yếu ở các khu rừng ngập mặn như: U Minh, Năm Căn, Kiên Lương… Than bùn có khả năng khai thác và sử dụng làm nhiên liệu cho sinh hoạt của nhân dân, tuy nhiên tính hiệu quả của nó là không cao.
Hình 3.15: Cánh đồng muối ở ven biển miền Trung
Nguồn: www.bacninh.gov.vn/
Ngoài ra, đáy biển Việt Nam có nhiều loại đất hiếm giá trị, là nguyên liệu cho các ngành chế tạo hợp kim, vật liệu cao cấp với những đặc tính siêu bền, siêu nhiệt…. Khoáng sản quan trọng nhất ở đáy biển là các khối quặng kết hạch rộng đến hàng nghìn km2. Trong đó chứa nhiều kim loại có hàm lượng khoáng cao là mangan (25%), sắt (14%), niken (2%)… Nước biển còn là kho muối lớn và vô tận có thể khai thác hàng trăm ngàn tấn mỗi năm. Những địa phương có tiềm năng lớn về khai thác muối là: Phương Cựu, Cà Ná (Ninh Thuận); Vĩnh Hảo (Bình Thuận); Khánh Dương (Quảng Ngãi)… Trên các đảo và các dãy núi ven biển chứa một hàm lượng vôi khá lớn là một nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp xây dựng.
Những khoáng sản này cùng với các nguồn khoáng sản trên đất liền khác sẽ là động lực cho Việt Nam đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Trong đó, trước mắt sẽ đưa Việt Nam trở thành một quốc gia công nghiệp vào năm 2020.
3.1.3. Tài nguyên du lịch biển
Với hơn 3.260 km đường bờ biển, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng trăm bãi tắm biển lớn nhỏ với cát trắng, mịn, đẹp, đầy nắng, nước biển trong xanh trải dài từ Bắc vào Nam và trên một số đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch. Ven bờ biển nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh và hải sản phong phú và đa dạng. Đó là những điều kiện thuận lợi cho du lịch biển Việt Nam phát triển. Những vịnh biển và bãi biển Việt Nam được du khách cả thế giới biết đến như: Vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang hay bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh… Điều đó đã nói lên sức hút của biển Việt Nam đối với du khách trong và ngoài nước.
Dọc bờ biển Việt Nam đã có khoảng 125 bãi tắm biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trên 30 bãi tắm đã được đầu tư khai thác và có 20 bãi biển đạt quy mô và tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó, các khu vực biển có tiềm năng lớn đã được đầu tư là: vịnh Hạ Long - Hải Phòng - Cát Bà; Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; Vân Phong - Đại Lãnh - Nha Trang; Vũng Tàu - Long Hải - Côn Đảo; Phan Thiết - Mũi Né; Hà Tiên - Phú Quốc.
Hình 3.16: Tài nguyên du lịch biển vịnh Hạ Long – Quảng Ninh
Nguồn:
Ven bờ biển Việt Nam lại có thêm những khu rừng ngập mặn với diện tích rộng lớn và sự đa dạng sinh học cao như rừng ngập mặn Cà Mau, rừng ngặp mặn Cần Giờ. Bên cạnh đó, ven biển Việt Nam còn có rất nhiều làng nghề, nhiều lễ hội văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc… Đây cũng là những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch.
Ngoài các Tài nguyên phục vụ du lịch kể trên, biển Việt Nam còn có một hệ thống các đảo và quần đảo với các hệ sinh thái đặc trưng, đó là các khu bảo tồn về thiên nhiên với các khu vườn quốc gia như: Vườn Quốc gia Phú Quốc, vườn Quốc gia Côn Đảo, vườn Quốc Gia Cát Bà, vườn Quốc gia Núi Chúa. Bên cạnh các khu vườn Quốc gia này là các khu di tích lịch sử nhân văn nơi còn bảo lưu các quá trình đấu tranh của nhân dân ta trong các cuộc đấu tranh giữ nước. Đó là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, tham quan di tích lịch sử, phục vụ tốt cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tóm lại, tiềm năng du lịch biển của Việt Nam là rất lớn. Trong tương lai nếu được đầu tư cơ sở hạ tầng và đội ngũ làm du lịch, chắc chắn du lịch biển sẽ trở thành một ngành quan trọng và có hiệu quả kinh tế rất lớn ở nước ta.
3.1.4. Tài nguyên phục vụ giao thông vận tải biển
Nước ta nằm trong một vị trí có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển. Nằm gần nhiều tuyến đường giao thông quốc tế quan trọng (từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương) đó là một yếu tố rất thuận lợi trong quá trình phát triển hội nhập khu vực và thế giới. Và đặc biệt là để Việt Nam phát triển giao thông vận tải đường biển.
Ven biển lại có nhiều vũng vịnh tương đối sâu và kín thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu và cho việc neo đậu tàu thuyền. Nước ta có đường bờ biển dài có thể xây dựng các đường cao tốc ven biển nối liền các khu kinh tế, các thành phố với nhau. Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy nhau về phát triển kinh tế chung giữa các địa phương của cả nước. Ở mỗi vùng trên toàn lãnh thổ nước ta, kéo dài từ Bắc vào Nam có những thế mạnh cụ thể về giao thông vận tải biển:
+ Bắc Bộ và Trung Bộ có Biển Đông bao bọc với vịnh Bắc Bộ và các vùng vịnh đẹp nổi tiếng, tạo cơ sở hình thành các hải cảng. Trong số này, cảng Cam Ranh (Khánh Hoà) được xếp vào một trong không nhiều cảng hàng đầu của thế giới về mặt tự nhiên.
+ Ở Nam Bộ ba mặt giáp biển, cũng có nhiều vũng, vịnh, đảo và quần đảo. Phía Tây trông ra vùng vịnh Thái Lan rộng lớn…
Việt Nam có hàng ngàn đảo với trong đó có một số đảo lớn. Hầu hết các đảo đều có tiềm năng về giao thông vận tải nhưng đáng kể nhất là đảo Phú Quốc và Côn Đảo.
3.1.5. Tài nguyên năng lượng
Ngoài các tiềm năng cực kỳ có ý nghĩa kể trên thì vùng biển của Việt Nam còn chứa đựng nguồn dự trữ năng lượng rất đáng kể (trừ dầu khí). Đó chính là nguồn năng lượng từ gió, sóng biển và thuỷ triều... Biển Đông là một vùng biển tương đối kín, nhưng sóng ở đây cũng tương đối lớn để khai thác và tận dụng nguồn năng lượng sạch này. Cùng với sóng biển là thuỷ triều, chúng ta có thể lợi dụng thuỷ triều Biển Đông để...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status