Tiểu luận Xây dựng các hệ thống văn bản pháp luật về hành chính để khắc phục cho hoạt động của toà án hành chính - pdf 13

Download Tiểu luận Xây dựng các hệ thống văn bản pháp luật về hành chính để khắc phục cho hoạt động của toà án hành chính miễn phí



Các hệ thống văn bản pháp luật về hành chính cần làm sáng tỏ những khái niệm mà hiện nay, trong lĩnh vực xét xử hành chính, chúng ta còn bỏ trống tuy rằng trong một số tác phẩm cũng đã có tác giả nhắc đến. Chẳng hạn, rõ ràng là chúng ta cần làm sáng tỏ nguyên tắc xác lập các hành vi hành chính đơn phương, đa phương, chỉ ra cách đánh giá hậu quả pháp lý của các hành vi hành chính, nguyên tắc và các điều kiện áp dụng đặc quyền thi hành hành chính hay để có điều kiện thực hiện có hiệu quả hoạt động tài phán hành chính cũng cần qui định cụ thể các nguyên tắc hành chính hợp pháp (principe de l’administration légale), nguồn gốc tạo nên tính hợp pháp đó cũng như những nguyên tắc cơ bản về tố tụng tài phán hay kỷ luật. đó là những cơ sở cần thiết để xây dựng qui chế của việc kiểm soát tính hợp pháp của các hành vi hành chính trong thực tế hoạt động của các cơ quan. Nó sẽ giúp cho các nhà hành chính phân biệt kiểm soát hành chính và kiểm soát tài phán mà cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm. Toà án hành chính tương lai sẽ không thể hoạt động tốt nếu không khắc phục những tồn tại nói trên trong hệ thống luật lệ của chúng ta.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37486/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

h bộ máy nhà nước của lực lượng chính trị cầm quyền. Có thể nói không quá rằng, cách điều hành hoạt đọng của bộ máy quản lý dưới ảnh hưởng của các lực lượng và quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền nhiều khi còn quan trọng hơn cả luật lệ được ghi trên văn bản. Đó là chưa kể đến tác động không tốt của một số truyền thống cũ, như “phép vua thua lệ làng” mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa khắc phục được. Bởi vậy, khi xem xét và giải quyết các yêu cầu của việc cải cách nền hành chính quốc gia, trong đó có việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về hành chính cũng như khi nghiên cứu quá trình xây dựng và biến đổi hệ thống quyền hành, hệ thống phối hợp để điều hành các hoạt động quản lý, một nhiệm vụ có ý nghĩa nhiều mặt là phải làm sáng tỏ ảnh hưởng của toàn bộ các yếu tố nói trên lên cơ cấu hành chính của đất nước.Từ đó chúng ta sẽ có thể có một cách nhìn toàn diện với các mối quan hệ cụ thể về các định chế hành chính công quyền và khả năng cải tiến việc ban hành các văn bản để xây dựng hệ thống pháp luật về hành chính làm cơ sở cho việc giải quyết các nhiệm vụ liên quan, kể cả nhiệm vụ thanh tra, xét khiếu tố.
Việc phân chia quyền hành trong quản lý hành chính nhà nước cũng còn lệ thuộc vào cách phân biệt quyền lập pháp, quyền hành pháp của thể chế chính trị, cách phân phối quyền lực giữa Nhà nước trung ương và chính quyền địa phương. Đay là một khía cạnh hết sức quan trọng bởi lẽ nếu xác lập được chính xác và thoả đáng giữa các quan hệ quyền hạn nói trên thì đó sẽ là một trong những yếu tố hàng đầu góp phần vào sự ổn định chính trị của đất nước. Sự phân chia quyền hành trong lĩnh vực này cũng mang tính lịch sử nhưng thực tế cho thấy, trước hết nó lệ thuộc vào các định hướng chính trị, vào nhu cầu quản lý đất nước nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế; vào mối tương quan giữa hệ thống chính trị và bộ máy hành chính được quy định trong Hiến pháp. Trong thực tế, sự phân chia như vậy cũng chỉ mang tính tương đối. Phải chăng, lịch sử cũng chứng tỏ rằng chưa bao giờ và chưa ở đâu sự phân chia quyền hành giữa Nhà nước trung ương và chính quyền địa phương có thể xác lập một cách tuyệt đối, dẫu rằng sự phân chia như vậy là tất yếu và cần thiết.
Đặc biệt là ở những nước mà nền hành chính đang phát triển như nước ta, việc xác lập quyền hạn trong quản lý hành chính nhà nước lại càng không thể trình bày một cách thật rạch ròi, chính xác. Trong khi cơ cấu hành chính chưa được cải tiến thì hiện nay, nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội đã thay đổi và chúng ta quả thật là đang đứng trước một thực tế là để giải quyết một số vấn đề, nhiều lúc khá cơ bản của quá trình tổ chức và quản lý xã hội, người ta phải vận dụng cả những kinh nghiệm truyền thống, những tri thức ngoài các qui định của luật lệ hiện hành. Điều này đặc biệt rõ rệt từ khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường trong quản lý sản xuất và kinh doanh.
Từ những điều đã nói ở trên có thể đi đến một nhận xét là sự phân chia quyền hành trong quá trình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước không phải bao giờ cũng chỉ đơn thuần dựa theo các nguyên tắc về hành chính công quyền mà nhiều khi là xuất phát từ yêu cầu thực tế, kể cả yêu cầu chính trị. Việc thành lập và phân chia các bộ, việc thiết lập địa giới hành chính thời gian qua có thể xem là một ví dụ về điều vừa nói. Quả thật, những biến đổi trong cơ cấu hành chính nhà nước ở nước ta trong thời gian qua, trong nhiều trường hợp, đã được lý giải là do nhu cầu cấp bách của sự phát triển kinh tế, cải tiến quản lý (ví dụ: để giảm bớt đầu mối hay để cho phù hợp với trình độ của cán bộ…) Những thay đổi trong sự phân chia quyền hành như vậy không phải bao giờ cũng được đưa ra từ kết quả của quá trình nghiên cứu, khảo sát khoa học có thử nghiệm, đánh giá chín chắn. Nhu cầu thực tế ở đây là căn cứ đầu tiên được tính đến. Ngoài ra, việc phân cấp trong quản lý đang được áp dụng phổ biến hiện nay ở nước ta cũng đã được đặt ra và giải quyết chủ yếu trên nhu cầu thực tế như vậy.
2- Tất cả những điều trình bày trên đều được phản ánh trong quá trình hình thành các hệ thống văn bản quản lý nhà nước của chúng ta ở Trung ương cũng như ở địa phương. Hệ thống văn bản pháp luật của chúng ta một mặt phản ánh sự phân chia quyền hành trong quản lý hành chính nhà nước thời gian qua. Một mặt khác, chúng cũng cho thấy văn bản đã được xây dựng theo nhu cầu giải quyết công việc của mỗi cơ quan, mỗi thời kỳ mà có khi không được đặt trên một cơ sở pháp lý rõ ràng và chuẩn xác.Ví dụ như pháp luật đòi hỏi các cơ quan quản lý cần tuân thủ chặt chẽ các định chế pháp lý khi dùng quyết định như một phương tiện để điều hành công việc theo phạm vi quyền hạn của mình. Nhưng thực tế từ công việc, nhiều cơ quan đã ra những quyết định trái với các qui định chung. Đồng thời cũng không ít các quyết định của cùng một hệ thống cơ quan nhưng lại trái ngược nhau về mặt quyền hạn trong quản lý hành chính.
Trên thực tế, có bao nhiêu cách phân chia quyền hạn trong quản lý thì có bấy nhiêu kiểu hệ thống văn bản quản lý được hình thành. Chúng ta có thể thấy các kiểu hệ thống văn bản như: văn bản của một ngành chủ quản, của một địa phương, một cơ quan, một lĩnh vực chuyên môn trong quản lý… Các hệ thống văn bản đó phản ánh mối quan hệ và sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý nhà nước. Trong một chừng mực nhất định, chúng cũng cho thấy tính chất độc lập tương đối trong hoạt động của từng hệ thống cơ quan trong thực tế. Điều này rất dễ nhận ra bởi khi nghiên cứu các hệ thống văn bản quản lý của nhiều cơ quan khác nhau chúng ta thấy, các cơ quan luôn luôn tìm ra những quyết định riêng để giải quyết công việc trong cơ quan mình không liên quan gì đến các cơ quan khác và dường như chúng được phép tồn tại theo những quyền hành riêng biệt.
Là một phương tiện tất yếu của hoạt động quản lý, các hệ thống văn bản quản lý nhà nước của chúng ta còn có thể phân chia thành các nhóm theo những đặc trưng khác như: các hệ thống văn bản về tổ chức - điều hành, các hệ thống văn bản về quản lý vật tư, tài chính… Theo các qui định hiện hành, các loại văn bản dù thuộc hệ thống nào cũng đòi hỏi phải được ban hành theo thẩm quyền nhất định. Về cơ bản có thể thấy, chúng đều có sự thống nhất theo pháp chế, có giới hạn về sự kiện pháp lý thích hợp. Điều đó đã góp phần làm thuận lợi đáng kể cho hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ quan Thanh tra khi giải quyết những vấn đề về khiếu tố.
3- Nhìn một cách tổng quát, có thể tóm tắt những vấn đề còn tồn tại xung quanh việc xây dựng và sử dụng các hệ thống văn bản pháp luật về quản lý hành chính của nước ta như sau:
- Tính thiếu cụ thể của các qui định về nội dung pháp lý của các vấn đề đặt ra trong các văn bản của c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status