Tiểu luận Phân tích chế định chủ tịch nước theo quy định của pháp luật hiện hành - pdf 13

Download Tiểu luận Phân tích chế định chủ tịch nước theo quy định của pháp luật hiện hành miễn phí



Chế định Hội đồng Nhà nước (nguyên thủ quốc gia tập thể) ngày càng bộ lộ rõ những hạn chế trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, trên thế giới diễn ra rất nhiều biến động lớn, mà tiêu biểu là hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. Đất nước ta bước vào thời kỉ khủng hoảng trầm trọng bởi cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp và phổ biến quan điểm giáo điều, giản đơn về CNXH. Một yêu cầu bức thiết được đặt ra, đó là phải đổi mới, đổi mới trong bộ máy Nhà nước và trong đời sống xã hội. Hiến pháp năm 1980 đã tỏ ra không còn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới của đất nước.
Ngày 15 tháng 4 năm 1992 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa VIII đã thông qua Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp 1980, đó là Hiến pháp năm 1992. Tổ chức bộ máy Nhà nước có nhiều thay đổi căn bản so với bộ máy Nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 1980, trong đó có chế định Chủ tịch nước. Chế định Chủ tịch nước được quy định trong chương VII từ Điều 101 đến Điều 108 và được sử đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37503/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

A.LỜI MỞ ĐẦU
Chế định nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong thể chế chính trị. Nhưng mỗi nước nguyên thủ quốc gia có tên gọi (vua, Hoàng đế, Tổng thống, Đoàn Chủ tịch hội đồng liên bang, Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch nước), vị trí, chức năng khác nhau tuỳ từng trường hợp vào thể chế chính trị và cách thức tổ chức nhà nước. Nhưng có một điểm chung là đều là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt cho Nhà nước về đối nội và đối ngoại. Trong cơ chế nhà nước ta, thiết chế nguyên thủ quốc gia được tổ chức khác nhau qua các bản Hiến pháp. Ở Hiến pháp năm 1946 và 1959 là Chủ tịch nước. Đến Hiến pháp năm 1980 là Hội đồng nhà nước, và hiện nay, tại Hiến pháp năm 1992 trở lại hình thức Chủ tịch nước. Vị trí, tính chất, chức năng quyền hạn và mối quan hệ của thiết chế này đối với các cơ quan khác cũng khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của tổ chức nhà nước. Trong từng hiến pháp có sự kế thừa và phát triển những nguyên tắc căn bản của tổ chức bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung và chế định nguyên thủ quốc gia nói riêng.
Dưới đây, bằng sự hiểu biết của mình thông qua các kiến thức đã học được và qua các tài liệu, em xin được trình bày đề tài : “ Phân tích chế định chủ tịch nước theo quy định của pháp luật hiện hành”.
B. NỘI DUNG
1. Chế định về Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp trước đây ( Hiến pháp 1946, 1959, 1980).
Từ khi Cách mạng tháng Tám thành công với sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào ngày 2/9/1945, nước ta đã là một nước cộng hòa mang chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Từ đó cho đến nay, Bộ máy Nhà nước nói chung và chế định nguyên thủ quốc gia nói riêng cũng được tổ chức theo mô hình đó. Nguyên thủ quốc gia ở nước ta là chủ tịch nước. Tuy nhiên qua các thời kì khác nhau, chế định nguyên thủ quốc gia cũng được tổ chức khác nhau. Điều đó được thể hiện cụ thể qua các bản Hiến pháp. Dưới đây là những khái quát về chế định này qua các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980.
Hiến pháp đầu tiên của nước ta là bản Hiến pháp 1946. Trong bản Hiến pháp này, chưa có chương riêng về Chủ tịch nước. Chủ tịch nước do Nghị viện nhân dân bầu ra trong số các thành viên của nghị viện (không quy định độ tuổi tối thiểu của Chủ tịch nước). Nhiệm kì của Chủ tich nước là 5 năm (Điều 45), độc lập với nghị viện là 3 năm (Điều 24). Vai trò và quyền hạn của Chủ tịch nước là vừa đứng đầu Nhà nước, vừa đứng đầu chính phủ (Điều 44, Điều 49). Quyền hạn của CTN rất rộng lớn (Điều 49) thay mặt cho Nhà nước, là tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, có quyền chủ trì các phiên họp của Chính phủ, có quyền ban hành các sắc lệnh có giá trị như luật, có quyền phủ quyết tương đối (Điều 31), thảo luận và biểu quyết lại về sự bất tín nhiệm với Nội các (Điều 54). Trong khi nắm quyền lực cao như vậy nhưng Chủ tịch nước không chịu một trách nhiệm nào trừ tội phản bội Tổ quốc (Điều 50). Như vậy, quyền hạn của Chủ tịch nước rất rộng lớn và khá giống với mô hình nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị. Tóm lại chế định Chủ tịch nước - Nguyên thủ quốc gia được Hiến pháp năm 1946 xây dựng khá độc đáo. Nó vừa đảm bảo được quyền lực Nhà nước thống nhất vào cơ quan thay mặt quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân, vừa đảm bảo tăng cường quyền hạn cho Chính phủ điều hành công việc quốc gia mạnh mẽ và hiệu quả phù hợp với yêu cầu kháng chiến kiến quốc lúc bấy giờ.
Sang đến bản Hiến pháp thứ hai của nước ta, Hiến pháp 1959, Chế định nguyên thủ quốc gia được quy định tại chương V. Nguyên thủ quốc gia do Quốc hội bầu nhưng không nhất thiết là đại biểu Quốc hội và phải từ 35 tuổi trở lên. Nhiệm kì bằng nhiệm kì Quốc hội là 4 năm. Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu Nhà nước, không còn đồng thời là người đứng đầu Chính phủ nữa. Tuy nhiên Chủ tịch nước là sự phối hợp giữa Quốc hội và Chính phủ. Quyền hạn của Chủ tịch nước vẫn khá lớn : Căn cứ vào quyết định của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội mà công bố pháp luật, pháp lệnh; bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tướng, phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ; công bố lệnh đại xá và đặc xá ; tặng thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự của Nhà nước; tuyên bố tình trạng chiến tranh; công bố lệnh tổng động viên hay động viên cục bộ, công bố lệnh giới nghiêm (Điều 63). Chủ tịch nước căn cứ vào quyết định của Quốc hội hay của Ủy ban thường vụ Quốc hội mà phê chuẩn Hiệp ước kí với nước ngoài (Điều 64). Khi cần thiết được tham gia và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng chính phủ (Điều 66). Chủ tịch nước cũng có quyền triệu tập và chủ tọa Hội nghị chính trị đặc biệt khi xét thấy cần thiết (Điều 67). Chủ tịch nước chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Hiến pháp 1980 có những điểm khác biệt so với các bản Hiến pháp trước và Hiến pháp 1992. Chế độ Nguyên thủ tập thể, là Hội đồng Nhà nước (HĐNN), quy định tại chương VII, do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu của Quốc hội : Chủ tịch HĐNN, Phó chủ tịch HĐNN, tổng thư kí và các Ủy viên HĐNN. HĐNN cùng nhiệm kì với Quốc hội là 5 năm. HĐNN là chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại; là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội (Điều 98). Quyền hạn của HĐNN rất lớn (Điều 100): Công bố luật, ra pháp lệnh, giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh; đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hay bãi bỏ những Nghị quyết, nghị định, Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng trái Hiến pháp, Luật và pháp lệnh. Trong thời gian Quốc hội không họp, cử và bãi miễn các Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, Bộ trưởng…(Tuy nhiên không có quyền tham gia vào các phiên họp của Hội đồng bộ trưởng). HĐNN phê chuẩn hay bãi bỏ những hiệp ước quốc tế, trừ trường hợp xét thấy cần trình Quốc hội quyết định; có quyền quyết định đặc xá; trong thời gian Quốc hội không họp, tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược (nhưng phải trình Quốc hội phê chuẩn trong kì họp gần nhất của Quốc hội)… Như vậy, HĐNN vừa thực hiện chức năng của Chủ tịch nước (NTQG), vừa thực hiện chức năng của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Với cách thức tổ chức như thế này có những điểm tích cực và tiêu cực. Quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số nên tránh được những thiếu sót chủ quan, bộ máy nhà nước gọn nhẹ hơn. Đó là mặt tích cực, tuy nhiên, mọi vấn đề phải bàn bạc tập thể, quyết định theo đa số nên thường chậm chạp hơn, không phan định rõ hoạt động của cơ quan thường trực của Quốc hội và chức trách của cá nhân trong việc thực hiện các hoạt động, nhất là hoạt động thay mặt nhà nước.
2 . Chế định Chủ tịch nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chế định Hội ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status