Một số đặc thù trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài - pdf 13

Download Một số đặc thù trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài miễn phí



Khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Toà án có thể uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, uỷ thác cho Toà án nước ngoài điều tra, tống đạt và thực hiện các hành vi tố tụng khác. Do đó, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự cũng như Bộ luật tố tụng dân sự đều quy định thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết những vụ việc có yếu tố nước ngoài. Hiện nay, theo quy định về tăng thẩm quyền cho Toà án cấp huyện giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định tại điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự, trường hợp không phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, Toà án nước ngoài thì một số Toà án cấp huyện sẽ thụ lý giải quyết. Tại Hà Nội , Theo Nghị quyết số 742/NQ-UBTVQH ngày 24/12/2004 gồm 5 Toà án cấp huyện là (1) Ba Đình, (2) Đống Đa, (3) Hai Bà Trưng, (4) Hoàn Kiếm, (5) Thanh Xuân. Các Toà án cấp huyện được tăng thẩm quyền đã thụ lý giải quyết các loại vụ việc thuộc trường hợp này.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37497/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ở trong nước mà còn vượt ra các quốc gia khác. Chính vì vậy, các tranh chấp dân sự nói chung và các tranh chấp về dân sự có yếu tố nước ngoài nói riêng ngày càng nhiều và phức tạp hơn.
Đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển lành mạnh của các quan hệ xã hội (trong đó có quan hệ dân sự), tạo cơ chế giải quyết các tranh chấp dân sự có hiệu quả, thuận lợi, ngày 15/6/2004 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XI đã thông qua Bộ luật Tố tụng Dân sự. Bộ luật này có hiệu lực từ
01/01/2005 với 36 chương, 418 điều trong đó thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại phần thứ IX của Bộ luật Tố tụng Dân sự với 3 chương và 14 điều. Đây là quy định mới của pháp luật về tố tụng dân sự “Đáp ứng được thực tế cuộc sống và xu thế hội nhập quốc tế và đảm bảo các điều kiện chặt chẽ, phù hợp với nguyên tắc chủ
quyền quốc gia, quyền tài phán của Việt Nam, không trái với pháp luật quốc tế (nhất là pháp luật quốc tế về quyền con người) và tập quán quốc tế” 54
I. TÍNH ĐẶC THÙ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
1. Những quy định của pháp luật về quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài
Trong đời sống xã hội, các chủ thế (cá nhân, pháp nhân) có sự liên hệ với nhau, phát sinh từ lợi ích vật chất hay từ lợi ích tinh thần – đó chính là quan hệ dân sự và thông qua quan hệ dân sự, các chủ thể có thể thoả mãn nhu cầu trong sinh hoạt tiêu dùng hay trong sản xuất. Quan hệ dân sự bao gồm hai nhóm chính, đó là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân, được hình thành trên cơ sở sự thoả thuận tự nguyện của các bên theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại điều 826 Bộ luật Dân sự thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được hiểu là các quan hệ dân sự có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia hay căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó phát sinh ở nước ngoài hay tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài còng bao gồm cả quan hệ dân sự giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên đang định cư ở nước ngoài mặc dù căn cứ để xác lập, thay đổi hay chấm dứt quan hệ đó phát sinh ở Việt Nam hay tài sản liên quan đến quan hệ đó ở Việt Nam.
54 PhÇn thø nhÊt: Giíi thiÖu vÒ Bộ luật Tố tụng Dân sự - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2004.
Khi tham gia quan hệ dân sự, người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam còn năng lực hành vi dân sự của họ lại được xác định theo pháp luật của nước mà họ là công dân, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. Tuy nhiên, nếu người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi của họ được xác định theo pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối với pháp nhân nước ngoài thì năng lực pháp luật dân sự được xác định theo pháp luật nơi pháp nhân đó thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác lập theo pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phần này đã được quy định tại chương III của Bộ luật dân sự.
Khi tham gia giao dịch dân sự, các chủ thể đã thực hiện hành vi pháp lý đơn phương hay hợp đồng nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự.
Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định các đương sự có quyền khởi kiện, yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, khi lợi ích hợp pháp bị xâm hại, Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án. Hành vi khởi kiện và việc khởi tố vụ án làm phát sinh vụ việc dân sự.
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại điều 405 khoản 2 Bộ luật Tố tụng Dân sự: là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hay các quan hệ dân sự giữa các đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hay tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Trước khi có Bộ luật Tố tụng Dân sự, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã được quy định tại phần thứ VII với 13 điều của Bộ luật Dân sự nhưng các quan hệ tố tụng dân sự, lao động, kinh tế, hôn nhân, gia đình … lại được quy định trong các văn bản pháp luật về tố tụng một cách rất ngắn gọn, không đầy đủ như pháp luật thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (quy định tại điều 87), pháp luật thủ tục giải quyết các vụ án lao động (điều 103) hay pháp luật công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài v.v…Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự tuy được quy định về việc giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài tại chương XIV với 3 điều về quyền của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, về tố tụng dân sự (điều 83), vụ án dân sự có liên quan đến Nhà nước nước ngoài hay người được hưởng quy chế ngoại giao (điều 84), Uỷ thác tư pháp giữa Toà án Việt Nam và Toà án nước ngoài (điều 85). Thi hành những quyết định về tố tụng dân sự trong những điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp và pháp lý (Điều 86) nhưng cũng chỉ nêu những nguyên tắc chung.
So với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 thì Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định một cách đầy đủ, rõ ràng về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài và tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự tại 2 chương XXXIV và chương XXXV với 9 điều trong phần thứ chín của Bộ luật, trong đó đã quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật (điều 405), quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài khi tham gia tố tụng dân sự (điều 406), năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của công dân nước ngoài, người không quốc tịch (điều 407), năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế trong tố tụng dân sự (điều 408), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài (điều 409), đồng thời đã
quy định rõ thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (điều 410) và thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam đối với các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài.
Về tương trợ tư pháp: Trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989 không có quy định thành chương riêng và chỉ nêu có tính nguyên tắc chung tại điều 86 và về vấn dề uỷ thác tư pháp chỉ quy định ngắn gọn tại diều 85 về nguyên tắc “Bình đẳng cùng có lợi” mà không quy định nguyên tắc hỗ trợ tư pháp trong trường hợp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status