Tiểu luận Vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ta hiện nay - pdf 13

Download Tiểu luận Vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ta hiện nay miễn phí



 
Mục lục
Trang
 
A. Lời mở đầu 1 B. Giải quyết vấn đề 1
I- Cơ quan hành chính và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước 1
1. Cơ quan hành chính nhà nước 1 2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các cơ
quan nhà nước. 2
 
II- Thực trạng hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước 3
1. Những kết quả đã đạt được 3
2. Những hạn chế, yếu kém của cơ quan hành chính nhà nước 4
3. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém 6
III-. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước 7
1. Cải cách thể chế 7
2. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính 9
3. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức 10
4. Cải cách hành chính công 11
5. Kết hợp cải cách hành chính với các cuộc cải cách khác .12
C- Kết luận 12 Danh sách tài liệu tham khảo 14
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37422/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên khi một nhân tố thay đổi sẽ kéo theo các nhân tố khác thay đổi theo. Đó là các yếu tố như cơ cấu, tổ chức, chức năng của bộ máy cơ quan hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức, công vụ... Chỉ cần làm rõ sự tác động, ảnh hưởng của các nhân tố, ta sẽ tìm ra nguyên nhân và phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Biểu hiện: Trước hết là thể chế pháp luật, đó là hành lang pháp lý để cơ quan, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ được giao, việc cụ thể hóa, xác định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn giúp họ thực hiện hiệu quả chức năng của mình. Đối với cơ cấu, khi nói đến cơ cấu cơ bản của một cơ quan, người ta cần xét đến những vấn đề chủ yếu như sự phân công trong nội bộ tổ chức, việc sắp xếp nhiệm vụ công tác cho các chức danh khác nhau, làm thế nào để thực hiện sự điều hoà, phối hợp cần thiết nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu tổng thể của cơ quan hành chính đó nói riêng và cả bộ máy nói chung. Các cấp độ của cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính cũng giống các cơ quan khác đó là phải gồm có 3 cấp độ như sau: Cấp độ cơ cấu vĩ mô: là cách sắp xếp, tổ chức vị trí, vai trò của từng cán bộ, công, nhân, viên chức trong cơ quan. Cấp độ vi mô: là cách qui định quyền hạn, trách nhiệm của từng vị trí mà cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan nắm giữ. Hệ thống bổ trợ: bao gồm hệ thống điều hành của cơ quan, quá trình quản lý sự phát triển của cơ quan, hệ thống văn hoá công ty và hệ thống quản lý hoạt động cơ quan hành chính đó. Cơ quan sẽ không thực hiện có hiệu quả các chức năng của mình nếu 3 cấp cơ cấu này không được thiết lập một cách đúng mức để hỗ trợ cho hoạt động của mình. Cơ cấu, tổ chức hợp lý, sẽ tránh được sự chồng chéo, rườm rà, dễ dàng phối hợp điều chỉnh công việc trong khi thực hiện nhiệm vụ, tiết kiệm được thời gian, còn ngược lại nếu cơ cấu bất hợp lý, sẽ làm giảm hiệu quả hoạt đông. Bộ máy hành chính được coi là một hệ thống và mỗi cơ quan hành chính là một bộ phận, cả hệ thống chỉ hoạt động tốt khi mỗi bộ phận vừa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình vừa phối hợp tốt với các bộ phận khác để hoàn thành được mục tiêu chung.
Ngoài ra, năng lực, phẩm cách của đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm cho quá trình hoạt động diễn ra đạt kết quả tốt. Đội ngũ cán bộ, công chức là nguồn lực chủ yếu của hệ thống quản lý hành chính có thể vận hành và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao. Do tình hình kinh tế, xã hội thường xuyên thay đổi đòi hỏi phải liên tục phát triển năng lực, giáo dục về phẩm chất của tất cả cán bộ, công chức trong hệ thống quản lý hành chính, vì đó cũng là một nhân tố quyết định đến hiệu quả của bộ máy hành chính. II. Thực trạng nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước
1 – Những kết quả đã đạt được
1.1 Hệ thống văn bản pháp luật hành chính từng bước đổi mới và hoàn thiện, góp phần xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra và củng cố nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đã có sự tham gia của nhân dân vào các dich vụ công liên quan đến đời sống, phúc lợi của họ được hình thành phù hợp nền kinh tế. Khuôn khổ thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hânh chính nhà nước, về công chức, công vụ được chú trọng đổi mới để bảo đảm thích ứng với yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện chuyển đổi này. Thủ tục hành chính trên các lĩnh vực được rà soát, sửa đổi theo hướng dần giản hoá, loại bỏ những khâu phiền hà, trùng lặp, bao gồm thủ tục hành chính trong quan hệ với dân, với doanh nghiệp và quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trọng hệ thống hành chính nhà nước  được điều chỉnh từng bước phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong kinh  tế thị trường. Chính phủ, các Bộ có tập trung nhiều hơn vào thực hiện chức năng quản lý nhà nước vĩ mô trong phạm vi cả nước, trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội; tập trung thời gian và nguồn lực vào việc thực hiện chức năng đích thực của mình là xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện, nguyên tắc mỗi việc chỉ do một cơ quan phụ trách, khắc phục sự trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Chính quyền địa phương được phân cáp nhiều hơn, nhất là trong các lĩnh vực ngân sách, tài chính, biên chế, đất đai, y tế, giáo dục v.v...
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương  được điều chỉnh, săp xếp tinh gọn, hợp lý hơn.Trên cơ sở quán triệt nguyên tăc tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực, cơ cấu tổ chức Chính phủ được điều chỉnh, thu gọn. Bước vào thời kì đổi mới (1986), số đầu mối các cơ quan của Chính phủ là 70 đến đại họi IX còn 48, vào thời điểm hiện nay còn 31 (22 Bộ, cơ quan ngang Bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ). ở cấp tỉnh, số cơ quan chuyên môn  từ 35 đến 40 đầu mối nay giảm còn từ 20-25; cấp huyện từ 20 -25 nay giảm còn 10 -15 đâu mối các phòng ban chức năng. Cơ cấu bên trong các cơ quan của Chính phủ và chính quyền địa phương cũng có bước điều chỉnh theo hướng phân biệt rõ các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước với các tổ chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ công.
1.4. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước được nâng lên. Việc quản, sử dụng cán bộ, công chức được đổi mới một bước theo các quy định của pháp lệnh cán bộ công chức: từ khâu tuyển chọn, đánh giá, thi nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật đến đào tạo, bồi dưỡng. Chế độ chính sách tiền lương ngày càng được bảo đảm.VD: Sắp tới 01/05/2009, mức lương cơ bản sẽ răng từ 540 nghìn đồng lên 650 nghìn đồng.
1.5. cách hoạt động của Chính phủ, các Bộ ngành trung ương và ủy ban nhân dân các cấp có bước đổi mới. Giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp. Các cơ quan nhà nước tập trung làm tốt chức năng định hướng phát triển, tạo lập môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực, tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật. Những nỗ lực cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính, áp dụng phương  thức quản lý theo cơ chế “một cửa” cả ở ba cấp chính quyền địa phương (kết quả ở cấp tỉnh 100%, cấp huyện 98%, cấp xã 92% tính đến tháng 5/2007. Việc triển khai quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở và trong cơ quan hành chính nhà nước v.v... đã góp phần đổi mới mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước vơi dân, quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau trong quá trình tổ chức thực hiện công việc và thực thi công vụ.
2 – Những hạn chế, yếu kém của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status