Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối Nội dung

I.Lý luận chung về người bào chữa
1. Khái niệm người bào chữa.
Theo từ điển giải thích luật học thì: Người bào chữa là người tham gia tố tụng để bênh vực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Nếu hiểu theo một nghĩa rộng hơn thì Người bào chữa là người dùng lý lẽ và chứng cớ để bênh vực cho một đương sự nào đó thuộc một vụ án hình sự hay dân sự, hay cho việc bào chữa cho đương sự đó đang bị lên án.
Người bào chữa là người tham gia tố tụng không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án. Họ tham gia tố tụng là nhằm để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Người bào chữa không phải là người tiến hành tố tụng mà chỉ là người tham gia tố tụng. Từ “tham gia” nói lên tính chất, vai trò của người bào chữa. “Người tham gia” chỉ là người góp phần hoạt động của mình vào một hoạt động chung nào đó, do những chủ thể khác chủ động và chính thức tiến hành. Hơn nữa, người bào chữa không phải là người được nhân danh quyền lực nhà nước và không được sử dụng quyền lực nhà nước như những tiến hành tố tụng
Hiện nay, ở nước ta vẫn chưa có được một định nghĩa thống nhất về người bào chữa, nhưng theo các quy định của pháp luật thì người bào chữa là người được bị can bị cáo hay người thay mặt hợp pháp của họ lựa chọn. Trong trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải có người bào chữa, nếu bị can bị cáo hay người thay mặt hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra viện kiểm sát hay Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ ( bào chữa chỉ định) (Khoản 2 điều 57 BLTTHS). Khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, người bào chữa được thủ trưởng cơ quan điều tra, viện trưởng Viện kiểm sát, tránh án Tòa án hay hội đồng xét xử cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều bị can, bị cáo trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Một bị can, bị cáo có thể nhờ hai hay nhiều người bào chữa cho mình. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án hay là người thân thích của những người này hay đã tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án thì không được bào chữa ở vụ án đó nữa. Theo Điều 58 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm an ninh quốc gia thì người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Đặc biệt trong các trường hợp bắt người khẩn cấp và bắt người phạm tội quả tang hay đang bị truy nã thì người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ.
Như vậy, dựa trên các quy định của pháp luật ta có thể hiểu người bào chữa như sau: “Người bào chữa là người được cơ quan tiến hành tố tụng chứng nhận, tham gia tố tụng với mục đích làm sáng tỏ những tình tiết liên quan đến sự thật của vụ án nhằm chứng minh về sự vô tội hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ”.
2. Phân loại người bào chữa
Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 BLTTHS năm 2003 thì người bào chữa có thể là luật sư; người thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Bào chữa viên nhân dân.
- Luật sư: Là người đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật tham gia tố tụng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp luật. Hoạt động bào chữa của Luật sư là hoạt động có tính chất chuyên nghiệp (1), đây là dội ngũ chính tham gia bào chữa trong TTHS. Hiện nay, Luật luật sư đang điều chỉnh các quan hệ pháp luật cụ thể về luật sư, theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 thì luật sư phải đáp ứng được các yêu cầu: “Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm”, Khi muốn hành nghề luật sư thì phải “có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư”.
- Người thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: Người thay mặt hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là cha mẹ hay người giám hộ của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa thành niên hay người có nhược điểm về thể chất hay tâm thần. Ngoài ra theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 còn có các chủ thể khác là thay mặt hợp pháp như: bố nuôi, mẹ nuôi, người đỡ đầu, anh, chị em ruột và những người khác theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hay tinh thần. Người địa diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một chủ thể tư pháp có tư cách của người bào chữa trong tố tụng hình sự.
- Bào chữa viên nhân dân: Bào chữa viên nhân dân có thể là người được Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của mặt trận tổ quốc cử để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người của tổ chức mình. Về mặt pháp lý, bào chữa viên nhân dân và Người thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một chủ thể tư pháp có tư cách của người bào chữa trong tố tụng hình sự. Nhưng trong thực tiễn tố tụng hình sự ở Việt Nam, việc xem xét thủ tục chứng nhận tư cách người bào chữa, các nguyên tắc, phạm vi tham gia tố tụng lại chưa được hướng dẫn và quy định chi tiết, dẫn đến các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ. Đồng thời, với chất lượng hành nghề của phần đông Bào chữa viên nhân dân không cao, gặp rất nhiều cản ngại, vướng mắc do những hạn hẹp về kiến thức pháp luật, lại không được đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng hành nghề trong tranh tụng vụ án hình sự, không được tập sự trong các tổ chức hành nghề luật sư chuyên nghiệp nên trông thực tiễn đây là loại chủ thể rất ít khi tham gia bào chữa trong TTHS.


oDC4j84y9s5zr84
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status