Đề tài Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - pdf 13

Download Đề tài Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam miễn phí



Vai trò của Nhà nước ta đối với kinh tế càng bộc lộ rõ nét trong ban hành, thực thi các chính sách khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế gần đây. Trên cơ sở tiên định những diễn biến xấu có thể xảy ra, Nhà nước đã đưa ra 8 nhóm giải pháp cấp bách, và bằng việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp đó, Nhà nước đã góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng không ngừng giảm: tháng 9-2008 tăng 0,18%, tháng 10 giảm 0,19%, tháng 11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0,68%. Kinh tế vĩ mô ổn định: thu chi ngân sách được cân đối; tổng thu ngân sách nhà nước vượt mức dự toán cả năm, tăng 26,3% so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt 62,9 tỉ USD, vượt kế hoạch đề ra; kim ngạch nhập khẩu đạt 80,4 tỉ USD, tăng 28% so với năm 2007. Những thành tựu này có vai trò to lớn trong việc giữ vững ổn định xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37384/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

uật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước chỉ đúng, khi chúng phản ánh chính xác yêu cầu phát triển khách quan của thị trường, lấy quy luật thị trường làm cơ sở. Xét ở mặt này, chúng mang tính khách quan. Nhưng chúng lại là sự thể chế hóa, cụ thể hóa mục tiêu chính trị của Đảng, nên cũng có mặt chủ quan. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng chủ quan (ý chí của Đảng, của Nhà nước và nhân dân ta) là ở chỗ, cùng với việc bảo đảm lợi ích hợp lý của doanh nhân, thì việc ưu tiên bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động là một vấn đề có tính nguyên tắc. Nhà nước có cơ chế, chính sách để bảo đảm sự ưu tiên đó, thể hiện ở cả ba lĩnh vực kinh tế cơ bản sau: 3.1.1Trên lĩnh vực sở hữu: Sự tồn tại của ba chế độ sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân), ba hình thức sở hữu (hình thức sở hữu nhà nước, hình thức sở hữu tập thể, hình thức sở hữu tư nhân) là một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Nhà nước thông qua hệ thống chính sách, pháp luật, đòn bẩy kinh tế để định hướng, làm cho kinh tế nhà nước từng bước vươn lên nắm vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể tạo thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. 3.1.2 Trên lĩnh vực quản lý: Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách... tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trực tiếp hay thông qua các khâu trung gian nhất định tham gia quá trình hoạch định, tổ chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. 3.1.3 Trên lĩnh vực phân phối: Nhà nước vừa thông qua hệ thống chính sách kinh tế do mình hoạch định, vừa sử dụng các nguồn lực - trực tiếp là bộ phận kinh tế nhà nước - để định hướng, can thiệp vào lĩnh vực phân phối và phân phối lại theo hướng ưu tiên phân phối theo lao động và qua phúc lợi xã hội; kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội; hoạch định các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa... Đặc biệt, trong sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, Nhà nước có vai trò to lớn trong việc bảo đảm sự ổn định vĩ mô cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. “ổn định” ở đây thể hiện sự cân đối, hài hòa các quan hệ nhu cầu, lợi ích giữa người và người, tạo ra sự đồng thuận xã hội trong hành động vì mục tiêu phát triển của đất nước. Tính đúng đắn, hợp lý và kịp thời của việc hoạch định và năng lực tổ chức thực hiện các chính sách phát triển vĩ mô do Nhà nước đảm nhiệm là điều kiện tiên quyết nhất hình thành sự đồng thuận đó. Là những công cụ tạo ra sự đồng thuận xã hội, từ đó mà có ổn định xã hội cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, một mặt, phải phản ánh đúng những nhu cầu chung của xã hội, của mọi chủ thể kinh tế...; mặt khác, phải tôn trọng tính đa dạng về nhu cầu, lợi ích cụ thể của các chủ thể đó. Nhà nước ta cũng có vai trò to lớn trong việc bảo đảm gia tăng phúc lợi xã hội, bởi mục tiêu căn bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là góp phần thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Có chính sách xã hội hợp lý; bảo đảm phúc lợi ngày một gia tăng nhờ hiệu quả tác động của chính sách kinh tế tiến bộ do Nhà nước hoạch định và tổ chức thực hiện bằng những nỗ lực của nhiều chủ thể kinh tế khác nhau... là nhân tố có vai trò quyết định trong vấn đề này. Công bằng xã hội là một động lực của sự phát triển xã hội nói chung, của sự phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững nói riêng. Một trong những mục tiêu của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Nhà nước hướng tới là xóa bỏ tình trạng vi phạm công bằng xã hội. Đây là một nhiệm vụ lâu dài. Ở nước ta hiện nay, công bằng xã hội trên lĩnh vực kinh tế được biểu hiện không chỉ ở chỗ lao động ngang nhau thì được hưởng thụ ngang nhau, mà còn ở chỗ cống hiến - đóng góp cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá khứ cũng như trong hiện tại - ngang nhau cho sự phát triển đất nước thì được hưởng ngang nhau. Từ đó, việc bảo đảm yêu cầu thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội được thể hiện đầy đủ ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển kinh tế là một nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước ta trong việc thực hiện chức năng phát triển, tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước chủ động tham gia kinh tế thị trường nhằm bảo hộ cho hình thức tổ chức sản xuất chứa đựng các yếu tố của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tạo điều kiện cho chúng phát huy ưu thế của mình; tạo vị thế cho kinh tế nhà nước có sức mạnh định hướng xây dựng mô hình kinh tế cho phép giải phóng con người; ngăn chặn các xu hướng phát triển kinh tế không có lợi cho quảng đại người lao động. Để thực hiện các mục tiêu đó, điều quan trọng nhất là Nhà nước tạo lập khung khổ pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả. Chỉ duy nhất nhà nước có được chức năng này. Hệ chuẩn pháp luật kinh tế của nhà nước càng được xây dựng đồng bộ, đúng đắn, nhất quán và kịp thời bao nhiêu, càng có tác động tích cực tới sự vận hành của nền kinh tế bấy nhiêu. Song, tự nó, pháp luật kinh tế không gây ra những biến đổi trong hiện thực kinh tế. Để cho các luật kinh tế trở thành tác nhân kích thích phát triển kinh tế, chúng phải được đưa vào vận hành. Nhà nước chính là thiết chế chủ yếu đảm đương nhiệm vụ này. Năng lực điều hành kinh tế bằng pháp luật là một thước đo đánh giá sự trưởng thành và vai trò của nhà nước trong kinh tế. Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng thể hiện ở việc nhà nước góp phần đắc lực vào việc tạo môi trường cho thị trường phát triển, như tạo lập kết cấu hạ tầng kinh tế cho sản xuất, lưu thông hàng hóa; tạo lập sự phân công lao động theo ngành, nghề, vùng kinh tế qua việc nhà nước tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế theo lợi thế từng vùng, ngành và nhu cầu chung của xã hội... Là chủ thể trực tiếp sở hữu hay quản lý, khai thác những cơ quan truyền thông phát triển nhất của quốc gia, nhà nước góp phần cung cấp thông tin thị trường cho các chủ thể kinh tế để các chủ thể này chủ động lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, đối tác kinh tế, thời điểm thực hiện các giao dịch kinh tế, cách thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất trong điều kiện cụ thể của mình... Muốn sản xuất phải có an toàn về môi trường xã hội, môi trường kinh doanh, môi trường an ninh - trật tự, an toàn trong quan hệ giữa người và người, giữa doanh nghiệp và các cơ quan công quyền... Ngoài những nỗ lực của nhà nước trong sự đồng tình của nhân dân, không lực lượng nào khác có thể tạo lập được những yêu cầu an toàn như vậy. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status