Khóa luận Tự do hóa thương mại dịch vụ phân phối theo các yêu cầu của WTO và các cam kết của Việt Nam - pdf 13

Download Khóa luận Tự do hóa thương mại dịch vụ phân phối theo các yêu cầu của WTO và các cam kết của Việt Nam miễn phí



Giai đoạn trước Đổi mới, chúng ta thực hiện chính sách kiểm soát giá bán lẻ và độc quyền thương mại đối với hầu hết các loại hàng hóa thiết yếu với đời sống xã hội một cách thống nhất trên thị trường toàn quốc, có thể nêu một số ví dụ như:
- Về xăng dầu: Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 358 – CT ngày 22/10/1984 về giá bán lẻ xăng dầu
- Về giá hàng tiêu dùng thiết yếu, cước vận tải, cước bưu điện: Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 326 – CT ngày 29/09/1985về việc vận dụng chính sách giá bán lẻ trong thời gian tới;
- Về giá bán lẻ gạo, thịt heo, đường kết tinh, và nước mắm: Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 42A – HĐBT ngày 15/04/1986 quyết định về giá bán lẻ gạo, thịt lợn, đường kết tinh và nước mắm (kèm theo Bảng giá bản lẻ gạo)
Sau đó, dưới sức ép của kinh tế xã hội, tình trạng khan hiếm hàng hóa và lạm pháp leo thang, Nhà nước buộc phải mở cửa hoạt động thương mại cho sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân, thừa nhận quyền tham gia thị trường bán lẻ của các bộ phận ngoài quốc doanh bằng Quyết định số 149 – HĐBT ngày 27/11/1986 về việc tổ chức bán lẻ một số vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tuy vậy, từ năm 1986 đến trước khi gia nhập WTO, chúng ta hoàn toàn chưa có một quan niệm rõ ràng cũng như phân biệt rõ giữa bán buôn và bán lẻ như cách thức thể hiện tại Hệ thống mã ngành kinh tế đã trình bày trong phần đối chiếu với bán buôn.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37538/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

vụ phân phối cho tất cả các sản phẩm sản xuất và nhập khẩu hợp pháp tại Việt Nam.
            Với phương thứ (4) - hiện diện thể nhân, Việt Nam chưa cam kết trừ các cam kết chung, có nghĩa là Việt Nam đồng ý các cam kết nền của GATS: đối xử tối huệ quốc, minh bạch hóa và các nghĩa vụ liên quan đến dịch vụ độc quyền.
b.         Đối xử quốc gia
            Việc cung cấp dịch vụ đại lý ủy quyền hoa hồng theo cách (1) – cung cấp qua biên giới, chưa cam kết, ngoại trừ biện pháp tương tự tiếp cận thị trường, nghĩa là Chính phủ Việt Nam duy trì quyền áp dụng các rào cản, hạn chế đối xử quốc gia đối với việc cung cấp dịch vụ từ một thương nhân nước ngoài vào thị trường trong nước nhằm bảo vệ các nhà cung cấp dịch vụ nội địa.
            Đối với cách (2) – tiêu dùng ở nước ngoài và cách (3) – hiện diện thương mại, không hạn chế, có nghĩa là Chính phủ Việt Nam cam kết áp dụng đầy đủ  nguyên tắc WTO, bao gồm cả nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc đối xử quốc gia, theo đó, sẽ không có chính sách thương mại phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với cách (4) – hiện diện thể nhân, chưa cam kết, ngoại trừ những nguyên tắc chung, có nghĩa là Chính phủ Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng các rào cản ngăn cản các thể nhân (cá nhân) đến từ các quốc gia Thành viên cung cấp dịch vụ đại lý ủy quyền tại Việt Nam .
2.1.3. Tác động của các cam kết WTO và xu hướng của các quan hệ pháp luật về dịch vụ ủy quyền
            Có cam kết WTO, Chính phủ đã ban hành Nghị định 23/2007[14] đúng như cam kết. Là những hoạt động trung gian thương mại, do vậy, về kết cấu và bố cục, Nghị định 23/2007 thiết kế quyền tiến hành hoạt động “đại lý thương mại” và “ủy thác mua bán hàng hóa” là những quyền có liên quan của quyền năng chính “quyền kinh doanh mua bán hàng hóa” hay “quyền phân phối” (theo nghĩa hẹp, tức là chỉ áp dụng với hàng hóa hữu hình).
            Về bản chất, hành vi “đại lý ủy quyền hoa hồng” (như thuật ngữ của WTO) và hành vi “đại lý thương mại” hay “ủy thác mua bán hàng hóa” là những khái niệm tương đồng trong thương mại hàng hóa hữu hình. Chúng cùng mô tả hành vi trung gian thương mại và cùng đóng vai trò nhất định đối với hoạt động mua bán hàng hóa. Vì thế, “ủy thác mua bán hàng hóa” hoàn toàn có thể quay về  “đại lý thương mại”.
            Rõ ràng, nếu sự xuất hiện của “ủy thác mua bán hàng hóa” là một hiện tượng có nguồn gốc từ lịch sử, khi một bộ phận doanh nghiệp được Nhà nước giao nắm giữ vai trò độc quyền trong xuất nhập khẩu, dùng vai trò này của mình tiến hành các hoạt động trung gian thương mại để thu lợi thì nay, khi vai trò đó không còn, việc tiếp tục duy trì một chế định riêng cho ủy thác mua bán hàng hóa có vẻ sẽ như là một sự thừa thãi không cần thiết. Nhưng thực tiễn không phải vậy.
            Trên thực tế, hiện nay, ủy thác mua bán hàng hóa hiện tại gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu, còn khái niệm đại lý thương mại thường được hiểu dưới góc độ thương mại nội địa nhiều hơn, dù hoạt động đại lý thương mại quốc tế đã rất phát triển. Với ủy thác mua bán hàng hóa, với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ủy thác, chủ yếu là người nhận ủy thác xuất khẩu hay ủy thác nhập khẩu, nhưng vai trò và công việc của họ lại gắn liền với thủ tục giao nhận hàng hóa và khai báo hải quan. Tuy nhiên, vì pháp luật thương mại là tập quán và thói quen thương mại hình thành nên, do vậy, sự phát triển mở rộng theo nhiều chiều của đại lý thương mại cũng sẽ không ảnh hưởng đến thói quen sử dụng ủy thác mua bán hàng hóa trong xuất nhập khẩu cũng đồng thời là sử dụng dịch vụ và vốn ứng trước của bên nhận ủy thác. Vấn đề cần lưu tâm là quy định pháp luật về ủy thác mua bán hàng hóa chưa nhấn mạnh đến yếu tố dịch vụ do bên nhận ủy thác cung cấp. Thêm vào đó, hiện tại, đã có quan niệm xếp đại lý ủy quyền hưởng hoa hồng như là một hình thức của bán buôn. Cụ thể quan niệm đó như sau:
Hệ thống ngành kinh tế quốc gia quy định, ngành 46.10.1 (mã ngành kinh tế cấp 5) đại lý, là một phân nhóm con thuộc nhóm ngành 46 (mã ngành kinh tế cấp 2) bán buôn, bao gồm các hoạt động sau: [15]
Hoạt động đại lý bán hàng hưởng hoa hồng thực hiện theo ủy quyền hay nhân danh tài khoản giao dịch của bên ủy quyền hay giao đại lý về các loại hàng hóa:” nguyên liệu nông lâm sản thô, nhiêu liệu, hóa chất, phân bón, lương thực, hàng hóa, máy móc thiết bị công nghiệp, tàu thuyền và máy bay, hàng tiêu dùng,… và hoạt động của các nhà đấu giá bán buôn. (Đại lý theo) phân ngành 46.10.1 này loại trừ (hay không bao gồm) những hoạt động sau:
-           Bán buôn nhân danh tài khoản của mình theo phân nhóm 46.2: Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống đến phân nhóm 46.9:Bán buôn tổng hợp;
-           Hoạt động đại lý hưởng hoa hồng, môi giới, đấu giá đối với đến ô tô con loại 12 chỗ ngồi trở xuống, xe có động cơ khác, mô tô, xe máy và các phụ tùng và bộ phận phụ trợ của chúng;
-           Bán lẻ qua đại lý hưởng hoa hồng bên ngoài cửa hàng ;
-           Hoạt động của các đại lý bảo hiểm; Hoạt động của các đại lý bất động sản. [16]
            Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng việc phân loại và đánh số mã ngành theo cách đại lý là một phần của nhóm bán buôn như trong trường hợp này không xuất phát từ mối liên hệ bản chất pháp lý của hoạt động đại lý và bán buôn, như là các dịch vụ, vì rõ ràng, hay đại lý dịch vụ bảo hiểm, bất động sản lại được phân các mã ngành khác, tức là, yếu tố hàng đầu trong sự phân ngành của hệ thống này chính là sự thuận tiện. Hơn thế nữa, hệ thống mã ngành kinh tế đang thực hiện việc định nghĩa theo phương pháp liệt kê chi tiết, với cách thức thực hiện tương tự như Ban Thư ký WTO thực hiện trong định nghĩa về dịch vụ phân phối qua danh mục W/120 về phân loại dịch vụ.
2.2.    Thực trạng pháp luật nước ta về dịch vụ bán buôn và tác động của cam kết WTO của Việt Nam đối với sự điều chỉnh pháp luật về dịch vụ bán buôn
2.2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về dịch vụ bán buôn trước khi gia nhập WTO
Thuật ngữ “bán buôn” được dùng trong các văn bản pháp luật của Việt Nam từ rất sớm, cụ thể, ngày 2/6/1981, Hội đồng Bộ trưởng đã có quyết định số 228-CP về cải tiến hệ thống giá bán buôn. “Bán buôn”, ngay trong văn bản này, đã được sử dụng để ám chỉ việc bán, cung cấp hàng, dịch vụ có những yếu tố sau: (i) được thực hiện ở khâu đầu tiên sau khi sản xuất hay nhập khẩu; (ii) quy mô bán hàng, cung cấp dịch vụ ở số lượng lớn; và (iii) mức giá bán thấp hơn giá đến tay người tiêu dùng; 
Tuy vậy, với giai đoạn nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, Nhà nước nắm trọn quyền thương mại, các quy định về bán buôn trong giai...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status