Đề tài Cải cách thủ tục hành chính trong tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo - pdf 13

Download Đề tài Cải cách thủ tục hành chính trong tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo miễn phí



Đối với đơn tố cáo, Điều 66 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: “Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết; trong trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo khi họ yêu cầu.
Trong trường hợp cấp thiết, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người tố cáo khi họ yêu cầu”.
Quy định này cho thấy khác với quy định về tiếp nhận đơn khiếu nại, nếu đơn tố cáo gửi đến mà cơ quan tiếp nhận không có thẩm quyền giải quyết thì không phải trả lại người tố cáo mà phải kịp thời chuyển đến cơ quan có thẩm quỳên giải quyết. Tuy nhiên, trong thực tế, có cơ quan khi tiếp nhận đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình lại chuyển về cơ quan người bị tố cáo dẫn đến hậu quả: người tố cáo bị trù úm, trả thù.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37449/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

những vi phạm của bản thân mình hay của gia đình; đòi khôi phục hiện trạng ban đầu hay đòi bồi thường thiệt hại không đúng quy định.
Về thời hiệu khiếu nại:
Điều 19 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo quy định là 6 tháng, kể từ ngày có quyết định hành chính hay việc làm trái pháp luật. Sở dĩ Pháp lệnh phải quy định như trên là để tránh tình trạng người khiếu nại đòi hỏi cơ quan nhà nước giải quyết tất cả các việc phát sinh từ nhiều năm về trước không còn cơ sở để xem xét, kết luận. Đây là thời hạn nói chung.
Tuy nhiên, mấy năm gần đây do Đảng và Nhà nước chủ trương mở rộng dân chủ, tăng cường giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân, xem xét, giải quyết các việc cũ còn tồn đọng thì có xu hướng công dân tái khiếu, trở lại những việc cũ như qui quan thành phần trong cải cách ruộng đát, đòi bồi thường thiệt hại tài sản, thậm chí cả tính mạng do bị xử lý sai trong cải cách. Hàng chục năm nay vấn đề đòi lại nhà, tài sản, bị Nhà nước thu giữ, quản lý trong thời kỳ cải tạo tư sản công thương ở miền Bắc, sau đó ở mìên Nam, có chiều hướng gia tăng. Giải quyết vấn đề này rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng về chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Việc quy đinh gửi đơn phải đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ý nghĩa: Một mặt giúp người tiếp nhận đơn phân định rõ, nếu là đơn khiếu nại lần đầu thì phải gửi cho cơ quan, thủ trưởng đã có quyết định hành chính hay việc làm trái pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của người khiếu nại hay của người do mình nuôi dưỡng, bảo lãnh. Nếu khiếu nại lần 2 thì gửi đơn cho thanh tra cấp trên trực tiếp khi cơ quan, thủ trưởng cơ quan đã giải quyết lần đầu không giải quyết hay giải quyết không đúng pháp luật. Mặt khác, quy định này giúp cho cơ quan nhà nước phân định rõ trách nhiệm của cơ quan nào phải giải quyết đơn khiếu nại của công dân, tránh sự nhầm lẫn, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
Tuy nhiên, trong thực tế việc thực hiện quy định này có nhiều điểm không thống nhất. Thí dụ:
Pháp lệnh một mặt quy định: Người khiếu nại gửi đon hay trực tiếp trình bày với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 18) và cơ quan nhận đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết thì phải trả lại đương sự và hướng dẫn họ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, nhưng mặt khác: Pháp lệnh cũng quy định đơn do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dânm cơ quan báo chí nhận được và chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết và thông báo kết quả giải quyết đến cơ quan này (Điều 5, Điều 6).
Mặt tích cực của quy định này thể hiện vai trò, trách nhiệm của cơ quan dân cử với cử tri - người đã bầu ra mình, đồng thời cũng nêu rõ vai trò giám sát của cơ quan dân cử đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết đon, làm cho việc giải quyết đon đúng pháp luật. Mặt khác, trong những năm qua, các cơ quan thông tin đại chúng đã thể hiện tinh thần, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã tạo nên dự luận xã hội đấu tranh với mọi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp páp của công dân. Song, những quy đinh trên cũng bộc lộ những thiếu sót là đã lập ra một hệ thống các cơ quan nhà nước tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo đúng thẩm quyền và không đúng thẩm quyền giải quyết, khiến cho người khiếu nại gửi đơn đến cả các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước là đại biểu Quốc họi cùng cới các đại biểu Hội đồng nhân dân, các cơ quan báo chí (báo viết, báo ảnh, đài phát thanh, đài truyền hình). Do đó tạo ra một thực trạng: đơn gửi không tập trung vào một cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết và mỗi cơ quan tiếp nhận đơn do cách hiểu khác nhau nên chuyển đơn đến các cơ quan nhà nước cũng khác nhau. Tuy khối lượng đơn gia tăng, vượt cấp (sự gia tăng một cách giả tạo) thì nhiều, nhưng nội dung, bản chất vụ việc chỉ có một, hành trình của đơn chạy khắp các cơ quan, nhưng người khiếu nại thì chẳng biết cơ quan nào có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết.
1.2. Việc thực hiện thủ tục hành chính trong tố cáo
Cũng như khiếu nại, tố cáo là một quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân. Tuy nhiên, tố cáo khác với khiếu nại về tính chất, nội dung và mục đích. Căn cứ vào Điều 1, khoản 2 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo thực chất là việc công dân phát hiện với cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền về những hành vi trái pháp luật nào đó diễn ra trong đời sống xã hội có thể hay không liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân cụ thể. Do tính chất của những hành vi bị tố cáo thường nguy hiểm cho xã hội hơn những hành vi bị khiếu nại, mặt khác các tố cáo thường rất đa dạng, phức tạp nên nghĩa vụ đặt ra cho người tố cáo phải có trách nhiệm khác nhau - kể cả trách nhiệm pháp lý hình sự. Vì thế, thủ tục hành chính đối với tó cáo cũng cần có quy định chặt chẽ hơn.
Cũng tương tự như người khiếu nại, người tố cáo có thể gửi đơn hay trực tiếp trình bày với cơ quan nhà nứơc có thẩm quyền. Khác với khiếu nại, tố cáo không cần thông qua người thay mặt hợp pháp và cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Thực tế hiện nay, đơn tố cáo thường không có họ tên, địa chỉ cụ thể của người tố cáo mà thường nặc danh hay mạo danh. Điều này không ít trường hợp đã gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền khi nhận đơn không có cơ sở để điều tra, xác minh vì đơn tố cáo thường không rõ nội dung, chỉ nêu ra hiện tượng mà không chung và thường không theo đúng quy định của Điều 27 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân.
Mặ khác, một xu thế pha trộn giữa nội dung khiếu nại với nọi dung tố cáo cũng làm cho cơ quan tiếp nhận đơn lúng túng trong việc phân định ranh giới để tiến hành các bước theo trình tự, thủ tục giải quyết. Thông thường, đối với phát sinh ban đầu, công dân gửi nhiều đơn khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 18) và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xem xét, giải quyết theo đúng quy định của Pháp lệnh, ra quyết định và thông báo cho người khiếu nại biết. Do không đồng ý với kết quả giải quyết mà đương sự chuyển sang tố cáo hay cũng có thể không được giải quyết nên đương sự tố cáo thủ trưởng cơ quan, nhân viên nhà nước vi phạm pháp luật như làm sai lệch hồ sơ khiếu nại và đương sự yêu cầu xem xét về mặt hành vi cũng như đạo đức của người đã giải quyết khiếu nại.
Đối với đơn tố cáo nặc danh:
Về nguyên tắc, Pháp lệnh không chấp nhận và được xem là không hợp lệ, không bắt buộc phải giải quyết đối với loại đơn này. Tuy nhiên, đối với trường hợp cụ thể, qua nội dung đơn cho thấy người tố cáo sợ bị thành kiến, trả thù mà phải giấu tên, nhưng xét thấy người ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status