Tìm hiểu những hoạt động thương mại điện tử được thực hiện trên website Nganluong.vn - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Lời mở đầu
Sự phát triển của Thương mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tại Việt Nam, thương mại điện tử là một ngành còn khá mới mẻ nhưng đã được ứng dụng ngày càng rộng rãi .Nó làm cho việc giao dịch mua bán hàng hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên mạng là hiện thực và việc này đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần hình thành được một cơ sở pháp lý đầy đủ.
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Các khái niệm cơ bản.
 Mua bán hàng hóa:
Theo khoản 8 Điều 3 luật thương mại, mua bán hàng hóa được hiểu là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
 Hợp đồng
Theo phương diện khách quan, hợp đồng là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hay thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình dịch chuyển lợi ích giữa các chủ thể.
Theo phương diện chủ quan, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể với nhau.
 Hợp đồng mua bán hàng hóa:
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh – thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Theo điều 428 – bộ luật Dân sự: “hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”
 Hợp đồng thương mại điện tử: là hợp đồng thương mại được thiết lập, thực hiện dưới dạng các thông điệp dữ liệu.
 Website thương mại điện tử: là website động với các chức năng mở rộng cao cấp cho phép giao dịch qua mạng như: giỏ hàng, đặt hàng, thanh toán qua mạng, quản lý khách hàng, quản lý đơn đặt hàng ...
1.2. Điều kiện để hợp đồng thương mại điện tử có hiệu lực.
 Chủ thể: có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Người bán có thể sử dụng các biện pháp quản lý người mua như:
Đưa ra một số hạn chế trong truy cập
Nhờ nhà cung cấp dịch vụ mạng kiển tra thông tin đăng ký, địa điểm truy cập..
Sử dụng quy trình chứng nhận dựa trên số PIN, thẻ từ, nhận dạng vân tay, giọng nói.
 Đối tượng HĐ: phù hợp PL của tất các nước nơi các bên có quốc tịch
 Hình thức HĐ: là các thông điệp dữ liệu
Nếu HĐ không qui định hình thức: TĐ DL
Nếu HĐ qui định phải bằng văn bản: TĐ DL phải đáp ứng được điều kiện (Đ12 Luật giao dịch điện tử):
+ Thông tin chứa trong TĐ DL có thể truy cập
+ Sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết
 Đại diện ký kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền: xác định thông qua chữ ký điện tử của người ký HĐ
1.3. Nguồn lực điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử
• Điều ước quốc tế mà VN ký kết hay tham gia:
Luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL 1996
Hiệp định TRIPS về quyền sở hữu trí tuệ
• VBQPPL của VN:
Bộ luật dân sự 2005
Luật Thương mại 2005
Luật giao dịch điện tử 2005
Luật công nghệ thông tin 2006
NĐ57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử
NĐ 26/2007/NĐ-CP về chữ ký số
Một số văn bản dưới luật khác
Án lệ trong TMĐT
1.4 Các vấn đề pháp lý trong TMĐT
Vấn đề pháp lý trong đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho các giao dịch TMĐT.
An toàn và tin cậy là các yếu tố mà người tham gia TMĐT phải cân nhắc trước khi quyết định tham gia. Nếu người sử dụng cảm giác thông tin về giao dịch của họ không được đảm bảo an toàn, có thể bị sửa đổi, có thể bị khám phá trái phép họ sẽ không tham gia TMĐT. Do đó, cần có hạ tầng viễn thông an toàn, trên đó có các phương tiện để bảo vệ thông tin, tránh khám phá, sử dụng trái phép và một hành lang pháp lý đầy đủ phân định rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể tham gia TMĐT ở tất cả các công đoạn của giao dịch thương mại mà tính an toàn, độ tin cậy bị đe doạ như máy trạm, máy chủ, đường truyền. Mặt khác người sử dụng cũng phải học cách tự bảo vệ mình bằng các biện pháp kỹ thuật.
Vấn đề bảo đảm tính riêng tư:
Thông tin cá nhân được luật pháp tôn trọng. Cá nhân được quyền đảm bảo bí mật các thông tin về đời tư. Khi thực hiện các giao dịch trong môi trường Internet, các chủ thể tham gia giao dịch thường được yêu cầu phải khai báo các thông tin cá nhân ví dụ như số thẻ tín dụng, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại cá nhân để phục vụ cho mục đích xác nhận, kiểm tra. Sở dĩ có điều đó là do các bên tham gia giao dịch không quen biết nhau. Các thông tin về đời tư này dễ bị bên thứ ba lấy cắp và sử dụng vào mục đích khác, gây phương hại đến người tham gia giao dịch TMĐT. Do đó, trong TMĐT cần quy định rõ trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia giao dịch đối với các thông tin của các chủ thể.
Bảo vệ người tiêu dùng:
Do trong TMĐT cả người mua lẫn người bán không cần gặp nhau, biết nhau nên dễ xảy ra các rủi ro và người bị thiệt thường là người tiêu dùng bởi vì họ phải trả tiền trước cho các sản phẩm, dịch vụ mà họ mua qua mạng song lại chưa biết được chất lượng sản phẩm và việc giao hàng có diễn ra đúng như người bán đã cam kết không. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn khi hai chủ thể ở hai quốc gia khác nhau, chịu các luật điều chỉnh khác nhau, thẩm quyền tài phán khác nhau. Do vậy trong quy định pháp lý cho các bên tham gia TMĐT, các quốc gia đều bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, do luật pháp các nước là không giống nhau nên nếu hai chủ thể thuộc hai quốc gia khác nhau thì hai bên cần thoả thuận trước về luật sẽ áp dụng.
Các vấn đề về hợp đồng
Theo pháp luật, hợp đồng được xác lập khi các bên đạt được sự nhất trí về các điều kiện ghi trong hợp. Vấn đề nảy sinh là xác định nơi giao kết hợp đồng để xác định luật giải quyết khi có tranh chấp.
Các yêu cầu hình thức văn bản, chữ ký, văn bản gốc
Có một số loại giao dịch pháp luật quy định phải thực hiện bằng văn bản. Các loại giao dịch này thường là giao dịch về tài sản có đăng ký. Giống như các văn bản trên giấy, các giao dịch TMĐT khi cần có chữ ký để ràng buộc chủ thể với nội dung tài liệu. Chữ ký điện tử sẽ được sử dụng trong những trường hợp như vậy.
Đảm bảo tính nguyên vẹn (bản gốc) của tài liệu trong TMĐT là một nhu cầu. Đối với những tài liệu về quyền sở hữu hay giấy tờ có giá (như vận đơn) khi quyền đi liền với việc chiếm hữu tài sản đó, thì điều cơ bản là đảm bảo rằng bản gốc phải ở trong tay người có quyền sở hữu tài sản mà giấy tờ thể hiện. Trong TMĐT con người có thể tạo được các bản sao giống hệt như bản gốc một cách dễ dàng. Điều quan trọng là tập dữ liệu do một người khởi tạo không bị thay đổi về nội dung, hay nói cách khác là đảm bảo sự nguyên vẹn của dữ liệu.
Chương 2: Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện trên Nganluong.vn và các vấn đề pháp lý phát sinh.
2.1. Giới thiệu về Nganluong.vn
NgânLượng.vn là dịch vụ thanh toán trực tuyến (TTTT) cho thương mại điện tử (TMĐT) tiên phong và hàng đầu tại Việt Nam cả về thị trường, người dùng và giao dịch. Hệ thống thanh toán trực tuyến trung gian bên thứ ba kết hợp bảo vệ người mua hàng đầu Việt Nam, một sản phẩm của công ty giải pháp và phát triển phần mềm Peacesoft(PeaceSoft Solutions Corporation)
Hoạt động theo Giấy phép số 2608/QĐ-NHNN của NH Nhà nước Việt Nam. NgânLượng.vn hoạt động theo mô hình ví điện tử, theo đó người dùng đăng ký tài khoản loại cá nhân hay doanh nghiệp với 3 chức năng chính là: nạp tiền, rút tiền và thanh toán; tất cả đều hoàn toàn trực tuyến thông qua thẻ nội địa hay quốc tế và tài khoản của các ngân hàng.
Đến nay NgânLượng.vn đã xác lập vị trí dẫn đầu thị trường TTTT cho TMĐT tại VN với nhiều trăm nghìn tài khoản ví, trên 2.000 website chấp nhận thanh toán và ước tính chiếm đến 50% lưu lượng thanh toán. Với thành tích đó, chỉ sau 8 tháng thử nghiệm NgânLượng.vn đã vinh dự được bình chọn là ví điện tử ưa thích nhất do Hiệp hội thương mại điện tử VN (VECOM) và Sở công thương TP.HCM tổ chức đầu năm 2010.
Trụ sở công ty: Hà Nội: Tầng 1, tòa nhà 17T10, đường Nguyễn Thị Định, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy
TP.HCM: Lầu 1-4, tòa nhà Blue Berry, số 9-11 đường D52 Cộng Hòa, phường 12,
quận Tân Bình
2.2. Quy trình mua & thanh toán trực tuyến trên NgânLượng.vn
Bước 0: Chọn mua sản phẩm
Tại website bán hàng, bạn chọn mua sản phẩm ưng ý. Nếu website có hỗ trợ thanh toán bằng NgânLượng.vn, bạn sẽ được chuyển sang màn hình thanh toán (checkout) của NgânLượng.vn
Bước 1: Chọn cách Thanh toán
Sau khi tiến hành thanh toán hóa đơn mua hàng, bạn cần lựa chọn cách thanh toán cho hóa đơn của mình.
Nếu bạn đã có tài khoản NgânLượng.vn và muốn thanh toán hóa đơn bằng tài khoản NgânLượng.vn, chọn cách 'Dùng tài khoản NgânLượng.vn', tiếp tục chuyển qua phần 'Thanh toán dùng tài khoản NgânLượng.vn' và làm theo hướng dẫn.
Nếu khách hàng thanh toán đơn hàng không sử dụng bằng tài khoản NgânLượng.vn, chọn cách 'Thanh toán không dùng tài khoản', tiếp tục chuyển qua phần 'Thanh toán không dùng tài khoản NgânLượng.vn' và làm theo hướng dẫn
Thanh toán bằng tài khoản Nganluong.vn:
Bước 2: Tiến hành thanh toán
Khách hàng nhập các thông tin theo mẫu:



MH024x1d3b0w3l0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status