Tiểu luận Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện - pdf 13

Download Tiểu luận Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện miễn phí



 
Lời mở đầu
Nội Dung
I. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo quy định của BLTTHS
1. Khái niệm người bào chữa trong TTHS
2. Vai trò của người bào chữa
3. Quyền tố tụng của người bào chữa
4. Nghĩa vụ của người bào chữa
II. Thực tiễn thi hành và phương hướng hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo BLTTHS năm 2003
1. Một số điểm tích cực và bất cập trong thực tiễn thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo BLTTHS năm 2003
2. Phương hướng hoàn thiện nâng cao hiệu quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
 
Kết luận 1
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37443/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ệt Nam, cư trú tại Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch hay là người Việt Nam ở nước ngoài.
- Bào chữa viên nhân dân:
Bào chữa viên nhân dân có thể là người được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình. Hoạt động bào chữa của bào chữa viên nhân dân không phải là chuyên nghiệp mà chỉ mang tính chất nghiệp dư.
2. Vai trò của người bào chữa
Khi tham gia tố tụng người bào chữa không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can hay bị cáo, mà họ còn có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, pháp chế Xã hội chủ nghĩa. Muốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can hay bị cáo thì phải tôn trọng sự thật, tôn trọng pháp luật. Ngược lại muốn góp phần bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa thì phải làm tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trên cơ sở pháp luật. Người bào chữa phải luôn chú ý cả hai nhiệm vụ trên. Nếu chỉ chú ý đến nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thôi thì rất dễ dẫn đến tình trạng ngụy biện. Ngược lại, nếu chỉ chú ý đến bảo vệ pháp luật, pháp chế thì có thể biến mình thành người buộc tội người bị tạm giữ, bị can hay bị cáo.
Như vậy, vai trò đặc trưng của người bào chữa trong TTHS là sự kết hợp nhuần nhuyễn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo với việc bảo vệ chân lý, tôn trọng pháp luật và pháp chế.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định trường hợp những người không được bào chữa. Theo quy định tại khoản 2 Điều 56 BLTTHS năm 2003 thì những người không được bào chữa là người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hay đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó; Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hay người phiên dịch. Qua đó, nhằm bảo vệ pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Hơn thế nữa, luật TTHS còn quy định một người có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (khoản 3 Điều 56 BLTTHS năm 2003). Nhưng trong thực tiễn hiện nay có quan điểm cho rằng quy định trên của LTTHS năm 2003 là không hợp lý và cần quy định “một người chỉ được bào chữa cho một người bị can, bị cáo trong VAHS”. Nhưng theo em không thể đồng ý với quan điểm này, vì nó hạn chế hiệu quả của việc bào chữa ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, pháp luật cũng nên giới hạn số lượng người bào chữa cho một bị can, bị cáo trong VAHS tránh tình trạng quá nhiều người bào chữa cho một bị can, bị cáo làm cho việc bào chữa không được tập trung, tràn lan không cần thiết hay bào chữa lặp lại, mất thời gian của HĐXX.
3. Quyền tố tụng của người bào chữa
Người bào chữa và người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đều là người tham gia TTHS. Mặc dù địa vị pháp lý của họ không như nhau, nhưng khi tham gia tố tụng họ lại có mối quan hệ ràng buộc “tương đối” với nhau. Người bào chữa tham gia TTHS với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo lại là đối tượng của TTHS (điều tra, truy tố, xét xử). Họ là những người bị cơ quan có thẩm quyền buộc tội. Khi tham gia tố tụng, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự mình bào chữa hay nhờ người khác bào chữa cho mình. Trường hợp bị tạm giữ, bị can, bị cáo hay người thay mặt hợp pháp của họ nhờ người khác bào chữa, thì người bào chữa có các quyền tố tụng được pháp luật quy định.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 BLTTHS năm 2003 quy định cụ thể ba thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa. Đó là:
- Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
- Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
- Trong trường hợp bắt người khẩn cấp và bắt người phạm tội quả tang hay đang bị truy nã thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ.
BLTTHS năm 2003 quy định người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can đây là một bước tiến mới, một biểu hiện dân chủ, tiến bộ trong pháp luật TTHS Việt Nam nhằm mở rộng hơn nữa những biện pháp bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Người bào chữa có các quyền (khoản 2 Điều 58 BLTTHS năm 2003):
- Người bào chữa còn có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can. Nếu điều tra viên đồng ý thì được hỏi bị tạm giữ, bị can, bị cáo và có mặt trong các hoạt động điều tra khác. Xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa.
Đây là quyền của người bào chữa để trực tiếp nghe người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khai báo, mặt khác trong quá trình hỏi cung nếu người bào chữa phát hiện ra những tình tiết có lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và cần thiết cho việc bào chữa như để minh oan hay giảm nhẹ tội cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì người bào chữa đề nghị điều tra viên lưu ý với tình tiết đó. Người bào chữa có mặt khi đó sẽ làm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo yên tâm hơn và khai báo chính xác sự việc đồng thời ngăn ngừa việc vi phạm pháp luật của điều tra viên trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bị mớm cung, bức cung hay dùng nhục hình. Nếu phát hiện điều tra viên có vi phạm pháp luật thì người bào chữa có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.
- Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can.
- Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của khoản 3 Điều 43 BLTTHS năm 2003.
Người bào chữa có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch nếu có căn cứ theo luật định và xét thấy những người này tiến hành hay tham gia tố tụng có thể làm ảnh hưởng không tốt đến quyền và lợi ích hợp pháp của người mà mình bào chữa.
- Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hay từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác; đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam. Đọc, gh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status