Tiểu luận Những vấn đề lý luận chung về dịch vụ Logistics và pháp luật kinh doanh dịch vụ Logistics - pdf 13

Download Tiểu luận Những vấn đề lý luận chung về dịch vụ Logistics và pháp luật kinh doanh dịch vụ Logistics miễn phí



Mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
Nội dung
I. Những vấn đề lý luận chung về dịch vụ Logistics và pháp luật kinh doanh dịch vụ Logistics
2
1. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ logistics 2
1.1.Khái niệm thuật ngữ logistics 2
1.2 Đặc điểm của dịch vụ logistics 3
2. Phân loại dịch vụ logistics 4
3. Vai trò của dịch vụ logistics 5
4. Pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động dịch vụ logistics 6
II. Pháp luật về dịch vụ logistics 6
1. Quy định về đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics 6
1.1. Điều kiện chung 6
1.2. Những quy định đặc thù 6
2. Quy định về hợp đồng liên quan đến dịch vụ logistics 9
2.1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng dịch vụ logistics 9
2.2. Nội dung và các loại hợp đồng dịch vụ logistics 9
3. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quan hệ dịch vụ logistics 10
3.1. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics 10
3.2. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng 11
4. Trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm của người làm dịch vụ logistics 12
4.1. Về giới hạn trách nhiệm 12
4.2. Về các trường hợp miễn trách nhiệm 12
III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam. 13
1. Những bất cập trong quy định pháp luật Việt Nam về dịch vụ
logistics 13
2. Các giải pháp cụ thể để hoàn thiện những bất cập 14
Kết luận 15
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37441/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

istics liên quan đến việc quản lý dây chuyền cung cấp hoàn chỉnh một sản phẩm đặc thù, bao gồm vận tải nguyên liệu đàu vào và sản phẩm đầu ra, lưu kho, phân phối, liên kết các cách vận tải và các dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.
- Ở Việt Nam Điều 233 LTM năm 2005 (thay thế cho khái niệm “dịch vụ giao nhận hàng hóa” của LTM năm 1997) định nghĩa: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hay nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hay các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lôgstic”.
Qua các định nghĩa trên cho thấy, logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ. Logistics luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hóa như: làm các thủ tục giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi, phân phát hàng hóa (nguyên liệu hay thành phẩm) tới các địa chỉ khác nhau. Chính vì vậy, nói tới logistics người ta bao giờ cũng nói tới một chuỗi hệ thống dịch vụ (logistics system chain). Logistics chính là quá trình tối ưu hóa mọi công việc, hay thao tác từ khâu cung ứng, sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
Cho đến nay, logistics chưa được dịch sang tiếng việt. Nên thuật ngữ này được dùng như một từ mượn tại Việt Nam. Bởi, chưa có quan điểm chung thống nhất và nó bao gồm nhiều loại hình dịch vụ các cách dịch đều chưa thỏa đáng.
1.2 Đặc điểm của dịch vụ logistics
a. Chủ thể của quan hệ dịch vụ gồm hai bên:
Nhà cung cấp dịch vụ;
Khách hàng.
Trong đó, nhà cung cấp dịch vụ logistics phải là thương nhân, kinh doanh có điều kiện. Theo LTM năm 2005 thì “điều kiện” đó nghĩa là phải đăng ký kinh doanh (ĐKKD) để thực hiện dịch vụ logistics. Thủ tục ĐKKD được thực hiện theo đạo luật đơn hành phụ thuộc vào hình thức pháp lý của thương nhân và giấy chứng nhận ĐKKD (GCNĐKKD) phải ghi rõ ngành nghề là dịch vụ logistics.
Khách hàng là những người có hàng hóa cần gửi hay cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận. Khách hàng có thể là người vận chuyển hay thậm chí là người làm dịch vụ khác. Như vậy, khách hàng có thể là thương nhân hay không phải là thương nhân; có thể là chủ sở hữu hàng hóa hay không phải là chủ sở hữu hàng hóa.
b. Nội dung của dịch vụ logistics rất đa dạng, bao gồm các công việc như:
- Nhận hàng từ người gửi để vận chuyển: đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, chuyển hàng từ kho của người gửi tới cảng, bến tàu, bến xe v.v.. theo thỏa thận giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển.
- Làm các thủ tục giấy tờ cần thiết: thủ tục hải quan, vận đơn vận chuyển, làm thủ tục gửi giữ hàng hóa v.v.. để gửi hàng hóa hay nhận hàng hóa được vận chuyển đến.
- Giao hàng hóa cho người vận chuyển, xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển theo quy định, nhận hàng hóa được vận chuyển đến.
- Tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa hay thực hiện giao hàng hóa được vận chuyển đến cho người có quyền nhận hàng.
c. Dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí hợp lý khác từ việc cung ứng dịch vụ.
d. Đây là một loại dịch vụ mang tính liên hoàn, chuỗi các dịch vụ gắn kết tương đối chặt chẽ với nhau.
2. Phân loại dịch vụ logistics
Theo pháp luật Việt Nam, tại Điều 4 Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 quy định chi tiết LTM về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics về phân loại dịch vụ logistics: “Dịch vụ logistics theo quy định tại Điều 233 LTM được phân loại như sau:
1. Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:
a) Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
2. Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:
a) Dịch vụ vận tải hàng hải;
b) Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
c) Dịch vụ vận tải hàng không;
d) Dịch vụ vận tải đường sắt;
đ) Dịch vụ vận tải đường bộ.
e) Dịch vụ vận tải đường ống.
3. Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:
a) Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
b) Dịch vụ bưu chính;
c) Dịch vụ thương mại bán buôn;
d) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
đ) Các địch vụ hỗ trợ vận tải khác”.
Sự phận loại này là rất có ý nghĩa trong việc đưa ra các quy định pháp luật điều chỉnh từng loại hình dịch vụ logistics tương ứng vì gắn với mỗi loại hình dịch vụ có những đặc trưng riêng biệt.
3. Vai trò của dịch vụ logistics
- Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả pháp lý. giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
- Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm, giảm chi phí trong quá trình lưu thông phân phối (ở đây, chủ yếu là phí vận tải chiếm tỷ lệ lớn, chi phí này cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường. Dịch vụ logistics càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho chi phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông.Do đó, giảm thiểu được chi phí này sẽ góp phần làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường giảm xuống, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, tăng yếu tố cạnh tranh trong các doanh nghiệp.
- Dịch vụ logistics góp phàn gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp giao nhận.
- Dịch vụ logistics góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế.
Các nhà sản xuất muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ logistics. Dịch vụ này có tác dụng như cầu nối trong vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường đến các thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra. Nên doanh nghiệp có thể khai thác và mở rộng thị trường nhanh và mạnh hơn.
- Dịch vụ logistics góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ kinh doanh quốc tế.
4. Pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động dịch vụ logistics
Ở Việt Nam thuật ngữ logistics được công chúng quan tâm nhiều là khoảng tháng 7/2006. Trước khi có thuật ngữ logistics được sử dụng ở Việt Nam, LTM năm 1997 đã có quy định về “dịch vụ giao nhận hàng hóa”.
Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hoạt độn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status