Tiểu luận Điểm mới về tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo Hiến pháp hiện hành so với Hiến pháp 1980 - pdf 13

Download Tiểu luận Điểm mới về tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo Hiến pháp hiện hành so với Hiến pháp 1980 miễn phí



Bài tập học kỳ bộ môn luật Hiến Pháp
MỤC LỤC
TRANG
· ĐẶT VẤN ĐỀ 1
· GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I. Tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo Hiến pháp 1980 1
và hiến pháp 1992.
1. Theo Hiến pháp 1980. 1
2. Theo Hiến pháp 1992. 4
II. Những điểm mới về tổ chức và hoạt động của Chính phủ
theo Hiến pháp hiện hành so với Hiến pháp 1980. 7
1. Về cơ cấu tổ chức của chính phủ. 7
2. Về hoạt động của Chính phủ. 9
3. cần đổi mới hơn nữa. 10
a. Về cơ cấu tổ chức. 10
b. Về hoạt động của Chính phủ. 11
· LỜI KẾT 11
· TÀI LIÊU ĐÍNH KÈM 12
· DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
· MỤC LỤC 15
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37416/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ được lập ra để tổ chức thực hiện trên thực tế quyền lực Nhà nước, tiến hành các hoạt động quản lý, điều hành và đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước.
Nước ta trải qua bốn bản Hiến pháp, tên gọi, tính chất, cách thức tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, của các Chính phủ có các khác biệt nhất định. Xét với hai bản Hiến pháp mới nhất là Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992: Hội đồng Bộ trưởng(HĐBT) và Chính phủ. Sự thay đổi này phản ánh sự khác biệt trong cơ chế thực hiện quyền lực Nhà nước theo hai giai đoạn phát triển khác nhau. Trong Hiến pháp 1992, Chính phủ gần như là trở lại với những đặc điểm của Hội đồng Chính phủ theo Hiến pháp 1959, nhưng có nhiều điểm mới hơn, tạo điều kiện cho sự thi hành dễ dàng quyền lực Nhà nước trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giải quyết bài tập: “Điểm mới về tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo Hiến pháp hiện hành so với Hiến pháp 1980” phần nào làm rõ vấn đề này.
Giải quyết vấn đề
I. Tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo Hiến pháp 1980 và hiến pháp 1992.
Theo Hiến pháp 1980.
Hiến pháp 1980 của nước CHXHCN Việt Nam gần giống với với Hiến pháp 1977 của Liên bang CHXHCN Xô Viết. Bộ máy Nhà nước lúc này được thiết kế theo đúng mô hình bộ máy Nhà nước kiểu XHCN thịnh hành ở các nước XHCN(Liên Xô, các nước Đông Âu hay Trung Quốc). Nguyên tắc tập quyền XHCN được vận dụng một cách triệt để: “chế độ dân uỷ” ở nước ta đã theo đúng mô hình chế độ Xô viết.
Hội đồng Chính phủ theo Hiến pháp 1959 được đổi thành HĐBT. Do Quốc hội thành lập bằng cách bầu Chủ tịch, các cơ quan thành viên và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Do đó, HĐBT là cơ quan trước đây có nhiều độc lập đã phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan quyền lực.
Về tính chất, theo điều 104 Hiến pháp 1980 thì HĐBT được tổ chức theo tinh thần là cơ quan chấp hành – hành chính cao nhất của Quốc hội, chức năng nhiệm vụ là thực hiện những hoạt động chấp hành – hành chính được Quốc hội giao.
Về cơ cấu tổ chức, HĐBT bao gồm có Chủ tịch HĐBT, các Bộ trưởng và Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước. Chủ tịch, các phó Chủ tịch và các thành viên khác của HĐBT đều do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm. Trong thời gian Quốc hội không họp, Hội đồng Nhà nước cử và bãi, miễn các phó Chủ tịch HĐBT, các Bộ trưởng và các Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước.Tại kì họp thứ nhất Quốc hội khoá VII đã thành lập ra 28 bộ và 8 Uỷ ban Nhà nước. Đây chính là thời kì tổ chức bộ máy Nhà nước theo hướng chia nhỏ các bộ ngành cho phù hợp chủ trương hoạt động chuyên sâu của các cơ quan quản lý. Nhưng với các địa phương lại theo hướng sáp nhập các đơn vị hành chính để củng cố với quy mô lớn hơn (nhập tỉnh). Ngoài ra, tổ chức của chính chủ còn có cơ quan thường trực của HĐBT là Thường vụ HĐBT. Thường vụ HĐBT gồm có Chủ tịch HĐBT, các phó Chủ tịch HĐBT trong đó có một phó Chủ tịch được phân công làm phó Chủ tịch thường trực và một Bộ trưởng là Tổng thư kí của HĐBT. Đây cũng chính là một hình thức hoạt động của HĐBT.
Về cách hoạt động, HĐBT lúc này hoàn toàn theo cách làm việc tập thể, quyết định theo đa số, hạn chế hoạt động có tính chất điều hành của người đứng đầu. Đây là cách hoạt động đề cao nguyên tắc tập thể của Chính phủ các nước XHCN lúc bấy giờ.
Về hoạt động, HĐBT thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước; tăng cường hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; đảm bảo việc tôn trọng và chấp hành pháp luật; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân; bảo đảm xây dựng CNXH; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
HĐBT quyết định tập thể các vấn đề thuộc quyền của mình, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của mỗi thành viên HĐBT về phần công tác được giao và phần tham gia vào công việc chung của HĐBT (điều 109, điều 112).
Thường trực của HĐBT có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện các nghị quyết, nghị định, quyết định, của HĐBT; giữa hai kì họp HĐBT, quyết định những vấn đề thuộc quyền hạn của HĐBT và phải báo cáo với HĐBT.
Chủ tịch HĐBT đứng đầu HĐBT, lãnh đạo quản lý và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của HĐBT. Tuy nhiên, trong cơ chế đề cao hoạt động của tập thể, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch HĐBT chủ yếu xoay quanh việc đôn dốc thành viên, các bộ và các Uỷ ban Nhà nước nên hầu như không có sự quyết định cá nhân như trước đây và sau này.
Các phó Chủ tịch HĐBT giúp việc cho Chủ tịch, được Chủ tịch phân công điều hoà, phối hợp và kiểm tra, đôn đốc công tác một số ngành hay lĩnh vực. Do đó, hình thành cơ chế phó Chủ tịch phụ trách khối và đôi khi chức danh này quyết định thay cả Chủ tịch về lĩnh vực đó (điều 110).
Chế định phó Chủ tịch thường trực được luật tổ chức HĐBT quy định chính thức. Khi Chủ tịch HĐBT vắng mặt phó Chủ tịch thường là người toàn quyền Chủ tịch HĐBT. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước thực hiện chức năng quản lý ngành hay lĩnh vực công tác của mình trong cả nước.
HĐBT chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội. Trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước chịu trách nhiệm trước Quốc hội , Hội đồng Nhà nước và HĐBT về việc quản lý Nhà nước đối với ngành hay lĩnh vực được phân công và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của HĐBT trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
Đánh giá về mô hình tổ chức, hoạt động, hình thức hoạt động của HĐBT thời kì này cho thấy: Do tập trung quá nhiều quyền lực cho Quốc hội và Hội đồng Nhà nước(với mục đích đảm bảo quyền lực nhân dân) trong khi cách phân công phối hợp quyền lực chưa hợp lý đã dẫn đến việc hạ thấp vai trò của HĐBT. Mặt khác, thiếu sự phân công, phối hợp rành mạch giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp dẫn đến tình trạng hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động của bộ máy Nhà nước không được đảm bảo. Vấn đề này đã được nghiên cứu và sửa đổi ở Hiến pháp 1992.
Theo Hiến pháp 1992.
Hiến pháp 1992 xây dựng lại bộ máy Nhà nước trên tinh thần đổi mới. Nguyên tắc tập quyền XHCN được nhận thức lại và vận dụng hợp lý hơn. Đó là: một mặt, tiếp tục khẳng định quyền lực Nhà nước là thống nhất(thống nhất vào Quốc hội), không phân chia các quyền; mặt khác, cần thiết phải có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp để tránh tình trạng làm hạn chế vai trò và hiệu quả của các cơ quan thực hiện quyền lực Nhà nước . Trên cơ sở đó, bộ máy Nhà nước được xây dựng lại theo hướng vừa đảm bảo thống nhất quyền lực, v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status