Tìm hiểu một số vấn đề về thừa kế và thực tiễn áp dụng tại thành phố Huế năm 2009 - pdf 13

Link tải miễn phí luận văn

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Phạm vi nghiên cứu 3
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Đối tượng nghiên cứu 4
5. Cơ cấu bài niên luận 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 5
1.1. Khái niệm về thừa kế, quyền thừa kế 5
1.1.1. Khái niệm thừa kế 5
1.1.2. Khái niệm về quyền thừa kế 6
1.2. Một số quy định chung về thừa kế 6
1.2.1. Người để lại di sản thừa kế 6
1.2.2. Người thừa kế 7
1.2.3. Địa điểm mở thừa kế 8
1.2.4. Thời điểm mở thừa kế 8
1.2.5. Di sản thừa kế 8
1.2.6. Người quản lý di sản thừa kế 10
1.2.7. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế 10
1.2.8. Những quy định chung về thừa kế trong pháp luật Việt Nam 10
1.2.8.1. Thừa kế theo pháp luật 10
1.2.8.2 Chỉ định người thừa kế theo pháp luật 13
1.2.8.2. Thừa kế theo di chúc 14
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ 18
2.1. Thực trạng áp dụng những quy định của pháp luật về thừa kế 18
2.1.1. Thực tiễn áp dụng chế định thừa kế ở Tòa án nhân dân thành phố Huế trong năm 2009 18
2.1.2. Những vướng mắc và giải pháp nâng cao trong việc áp dụng những quy định của pháp luật về thừa kế 20
2.1.2.1. Nhiều quy định pháp luật còn mâu thuẫn 20
2.1.2.2. Pháp luật còn nhiều vướng mắc 21
2.1.3. Nguyên nhân của vướng mắc trong quá trình giải quyết vấn đề thừa kế 27
2.2. Một vài giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng thừa kế 29
2.2.1. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật dân sự và các luật liên quan 29
2.2.2. Hướng dẫn thi hành pháp luật về thừa kế 29
KẾT LUẬN 31


- Tài sản chung của người chết trong khối tài sản chung với người khác: Như phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác trong trường hợp hợp tác kinh doanh, lao động sản xuất, làm ăn, đầu tư chung, tài sản của vợ chồng được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.
Điều đáng chú ý ở trường hợp này là không phải tất cả các tài sản, quyền tài sản đều được xem là di sản thừa kế. Quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân người để lại di sản không được coi là di sản thừa kế, như: quyền nhận trợ cấp, quyền được nhận lương, nghĩa vụ cấp dưỡng của người để lại di sản khi còn sống cho quan hệ hôn nhân và gia đình (cho con chưa thành niên, con thành niên nhưng không có khả năng lao động…). Vì những quyền và nghĩa vụ tài sản này chấm dứt khi người để lại di sản chết mà pháp luật quy định không được chuyển cho những người thừa kế
1.2.6. Người quản lý di sản thừa kế
Người quản lý di sản thừa kế là người được chỉ định trong di chúc hay do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản. Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý. (điều 638 Bộ luật dân sự).
1.2.7. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hay bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản để lại là ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
1.2.8. Những quy định chung về thừa kế trong pháp luật Việt Nam
1.2.8.1. Thừa kế theo pháp luật
* Khái niệm thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là việc di chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế theo qui định của pháp luật.
Từ định nghĩa trên chúng ta có cơ sở để xác định thừa kế theo pháp luật trên cơ sở có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng đối với người để lại thừa kế, họ được hưởng di sản một cách công bằng, phù hợp với ý chí của Nhà nước và đạo đức xã hội Việt Nam. Những người được hưởng thừa kế theo qui định của pháp luật không phụ thuộc vào năng lực hành vi.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì các trường hợp thừa kế theo pháp luật được xác định như sau: Không có di chúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc đều chết trước người lập di chúc hay chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản, hay từ chối quyền hưởng di sản; phần di sản không được định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực; phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản hay chết trước người lập di chúc, từ chối quyền hưởng di sản, chết trước hay chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được thừa kế theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
* Điều kiện đối với người thừa kế
Một người chỉ có thể được nhận di sản theo pháp luật khi họ có đầy đủ tư cách, có nghĩa rằng các nguyên tắc của pháp luật về thừa kế theo pháp luật quy định phạm vi những người thuộc các hàng thừa kế khác nhau, họ phải hiện hữu vào thời điểm mở thừa kế, thời điểm mà người để lại di sản chết theo quy định tại khoản 1 Điều 636 Bộ luật Dân sự 2005.
Chính những lý luận và quy định trên nên điều 635 Bộ luật Dân sự 2005 nêu rõ: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hay sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết”.
* Người ở trong tình trạng không có quyền hưởng di sản
Các trường hợp không có quyền hưởng di sản được qui định tại điều 643 Khoản 1 Bộ luật Dân sự như sau:
+ Người thừa kế bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hay về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó. Điều kiện chính đặt ra là người thừa kế phải có một bản án có hiệu lực pháp luật.
+ Người thừa kế vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hay toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
+ Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hay ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hay toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Còn một số hành vi không được kể ra như sử dụng di chúc giả, giấu giếm di chúc,.. có thể được xử lý nhờ nguyên tắc áp dụng tương tự.
Người không có quyền hưởng di sản được qui định trong 4 trường hợp nêu trên đều không có quyền hưởng di sản theo di chúc hay theo pháp luật. Tuy nhiên, nếu người để lại di sản biết hành vi của người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì họ vẫn được hưởng di sản, (khoản 2 điều 643 Bộ luật Dân sự 2005).
* Truất quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật
Truất quyền hưởng di sản chỉ là sự bày tỏ ý chí của người có di sản về việc không cho một người thừa kế nào đó hưởng phần di sản mà họ có thể được hưởng theo quy định của pháp luật. Người có di sản có thể truất quyền hưởng di sản của tất cả những người thừa kế theo pháp luật trừ những người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
* Truất quyền hưởng di sản được nói rõ
Người lập di chúc có thể tuyên bố rõ là một hay nhiều người thừa kế theo pháp luật không có quyền hưởng di sản và sau đó có thể chỉ định rõ hay không chỉ định ai là người thừa kế theo di chúc hay là người được di tặng.
* Truất quyền hưởng di sản không được nói rõ
Người lập di chúc có thể chỉ định người hưởng di sản nhưng không đả động gì đến số phận của người thừa kế theo pháp luật không được chỉ định. Như vậy, người thừa kế không được chỉ định trở thành người bị truất quyền không được nói rõ.
1.2.8.2 Chỉ định người thừa kế theo pháp luật
* Cơ sở để xác định diện và hàng thừa kế theo pháp luật
Những người thân thuộc của người có di sản bao gồm con và cháu, chắt; cha, mẹ, ông, bà và những người thân thuộc bàng hệ.
* Hàng thừa kế
Hàng thừa kế thứ nh

download/file.php?id=783
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status