Tiểu luận Bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm - pdf 13

Download Tiểu luận Bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm miễn phí



Người có hành vi dịch chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt của cá nhân mà trái với ý chí của những người thân thích của người chết thì hành vi đó cũng được coi là hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật và buộc phải bồi thường, bù đắp thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Trong trường hợp này, chúng ta cũng cần có sự phân biệt rõ ràng với hành vi di chuyển vị trí mồ mả do những quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ mục đích công cộng cho xã hội. hay những hành vi di chuyển của những tổ chức là pháp nhân, cá nhân trên diện tích đất mà họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên mảnh đất đó cũng cần được phân biệt rõ với hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật được nêu ở trên.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37437/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

xảy ra; 4. Có lỗi của người gây thiệt hại.”(2).
Ngoài các vấn đề chung được nêu ở trên về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì BLDS 2005 còn đưa ra các nội dung cụ thể được quy định tại Chương XXI mục 1 của bộ luật.
2. Vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
Mồ mả là nơi chôn cất thi thể, hài cốt hay tro hài cốt của cá nhân. Mồ mả của cá nhan gắn liền với nhân thân của người đó. Bảo về mồ mả của cá nhân cho dù ở bất kỳ xã hội nào cũng là vấn đề được quan tâm chú ý theo tín ngưỡng, tôn giáo, thuần phong mỹ tục cúa từng nơi. Pháp luật của nhà nước ta luôn có những quy định về các biện pháp xử lý việc xâm phạm mồ mả của người khác, cho dù đó là hành vi cố ý hay vô ý xâm phạm.
2.1. Cơ sở pháp lý
Điều 629 BLDS 2005 đã quy định rõ về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục hậu quả”.
2.2. Nhận định chung.
Quy định trên của BLDS 2005 là hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay. Như đã được
phân tích tại phần mở đầu, do trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta đang có những
bước tiến nhanh chóng. Việc mở rộng khu công nghiệp, khu nhà trung cư, mở rộng đô
(2). TS. Lê Đình Nghị, Giáo Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục.
thị, mở rộng hệ thống đường giao thông, sân bay, bến cảng…là những yêu cầu tất yếu của xã hội đòi hỏi cần có. Cùng với việc giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì có nhiều trường
hợp chủ thể đầu tư xây dựng đã vô tình hay cố ý xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của người đã khuất trên diện tích đất mà mình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. hay cũng có những hành vi lấn chiếm mở rộng diện tích đất và đã vi phạm đến địa giới liền kề mà xâm phạm đến mồ mả của người khác. Những trường hợp xâm phạm mồ mả của người khác phát sinh trong thực tế không phải là cá biệt, hạn hữu mà thậm chí ở nơi này hay nhiều nơi khác đã xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là tại các địa phương, miền quê vẫn duy trì phong tục tập quán từ xa xưa của ông cha mình để lại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm là trách nhiệm pháp lý đặc biệt vì hành vi xâm phạm mồ mả đồng thời xâm phạm về nhân thân và xâm phạm về tài sản. Việc làm rõ quyền nhân thân và quyền tài sản của người bị xâm phạm do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra là việc làm luôn cần thiết và quan trọng. Bởi lẽ, chỉ khi xác định được hành vi xâm phạm mồ mả xâm phạm đến các quyền nhân thân và quyền tài sản bị xâm phạm thì mới có căn cứ xác định trách nhiệm dân sự của người có hành vi xâm phạm đến mồ mả. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ phía chủ thể vi phạm được xác định bởi các khoản bồi thường, mức độ bồi thường thiệt hại. Các yếu tố này phải được xác định trên cơ sở những quy định của pháp luật để Tòa án có những căn cứ pháp lý hợp pháp buộc người có hành vi xâm phạm mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả mà mình đã gây ra.
Như vậy, chúng ta có thể nhận định được rằng, việc lần đầu tiên Bộ Luật dân sự 2005 đã quy định bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả tại Điều 629 đã giúp cho các nhà quản lý có thẩm quyền có một cơ sở pháp lý để thuận tiện cho việc xử lý một trường hợp vô cùng nhạy cảm này. Qua đó, việc bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra sẽ là một biện pháp trở lên rất cần thiết để bù đắp phần nào tổn thất về tinh thần cũng như vật chất của người còn sống đối với người thân của mình đã khuất. Đồng thời, việc bồi thường đó cũng có phần nào tác dụng giáo dục các cá nhân có hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của người đã khuất.
II. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
1. Các dấu hiệu, cơ sở trong việc xác định trách nhiện bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
1.1. Các yếu tố cần thiết để xác định được việc bồi thường thiệt do xâm phạm mồ mả.
Theo nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên thì bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm được xác định dựa trên những yếu tố đó là:
1.1.1. Tính chất hai mặt của quyền nhân thân bị hành vi xâm phạm mồ mả xâm phạm.
Mồ mả là nơi mai tang thi thể hay hài cốt của các cá nhân. Theo đó, mồ mả là một yếu tố thể hiện quyền nhân thân gắn liền vĩnh viễn với người đã khuất. Quyền nhân thân này được coi là một quyền không thể dịch chuyển hay thay đổi cho người khác. Một biểu hiện rõ nhất là những người còn sống đã khắc tên người thân của mình đã khuất lên bia và đặt tại nơi mà người đó an nghỉ. Thông thường, trên bia có khắc tên, ngày tháng năm sinh, ngày mất của người quá cố hay có cả tên quê quán mà người đó sinh sống. Tất cả những yếu tố đó trở thành một yếu tố gắn liền mãi mãi đối với người đã mất, cho dù người đó không còn sống thì người thân của người đó cũng có những hành động nhất định để bảo vệ các yếu tố nhân thân không thể chuyển dịch hay thay đổi đó.
Yếu tố nhân thân không chỉ bó hẹp trong phạm vi liên quan đến người đã khuất mà còn thể hiện lên quyền nhân thân của những người thân thích còn sống, dòng họ đã mất. Chính vì quyền nhân thân đó cũng liên quan đến những người còn sống nên những người còn sống đã thể hiện quyền nhân thân đó qua những hành động nhất định như tưởng nhớ người đã khuất thông qua ngày dỗ, lễ Tết. Đó là một đạo đức, nhân cách đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta nói riêng, và chính nhờ những hành động đó mà quyền nhân thân của người đã mất liên quan đến những người còn sống đã trở thành một yếu tố luôn được mọi người trong xã hội cũng như nhà nước thừa nhận, bảo vệ.
Tính chất hai mặt của quyền nhân thân liên quan đến mồ mả của người đã khuất là đặc
điểm khác biệt so với các quyền nhân thân khác của cá nhân khi còn sống. Do vây, cần thiết phải có thuộc tính này để có đầy đủ căn cứ pháp lý khi xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả thực hiện.
1.1.2. Hành vi xâm phạm mồ mả luôn là hành vi trái pháp luật.
Qua các thời kì trước đây, trong Bộ luật dân sự thì vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra vẫn chưa được quy định. Thế nhưng, tại Điều 629 BLDS 2005 đã quy định rõ về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Đây là lần đầu tiên vấn đề này được nêu ra trong bộ luật. Theo đó, mọi cá nhân, tổ chức pháp nhân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 629 BLDS do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra. Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy được rằng nhà nước ta đã và đang quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mọi n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status