Tiểu luận Nâng cao hiệu quả hoạt động của Đại biểu quốc hội trong giai đoạn hiện nay - pdf 13

Download Tiểu luận Nâng cao hiệu quả hoạt động của Đại biểu quốc hội trong giai đoạn hiện nay miễn phí



 
MỤC LỤC
Trang
I. Đặt vấn đề 1
II. Nội dung
1. Đại biểu quốc hội
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu quốc hội
3. Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu quốc hội 1
III. Kết thúc vấn đề 8
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37838/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI NÓI ĐẦU
Theo quy định của các bản Hiến pháp từ trước đến nay, đặc biệt là Hiến pháp 1992, ĐBQH nước ta có địa vị pháp lý rất quan trọng: là thành viên của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.Do có vị trí đặc biệt quan trọng đó, mọi hoạt động của ĐBQH có vai trò rất quan trọng trong xã hội, là tế bào sống, là yếu tố cấu thành quá trình thực hiện chức năng của Quốc hội. Bài viết xin làm rõ đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Đại biểu quốc hội trong giai đoạn hiện nay”.
NỘI DUNG
Đại biểu quốc hội
Đại biểu quốc hội là người thay mặt cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thay mặt cho nhân dân thực hiện hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. ĐBQH là những người đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, thuộc nhiều tầng lớp cư dân khác nhau trên phạm vi cả nước, được cử tri bầu và tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đại biểu Quốc hội vừa chịu trách nhiệm trước cử tri vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất trong khi thực hiện nhiệm vụ. Do đó khi làm nhiệm vụ, đại biểu Quốc hội phải xuất phát từ lợi ích chung của cả nước, đồng thời phải chú ý quan tâm đúng mức lợi ích của địa phương đã bầu ra mình, phải căn cứ vào pháp luật và thực tế địa phương.
Những quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của đại biểu Quốc hội được quy định ở Hiên pháp, Luật tổ chức Quốc hội và chi tiết hoá trong quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại biểu quốc hội
Thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại biểu phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, phải thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiếm của cử tri đối với các cơ quan nhà nước, với Quốc hội; báo cáo với cử tri hoạt động của bản thân với tư cách đại biểu và báo cáo hoạt động của Quốc hội; tiếp xúc cử tri đại biểu Quốc hội có trách nhiệm trả lời nnhững yêu cầu kiến nghị của cử tri; có trách nhiện đôn đốc, giám sát các cơ quan giải quyết những yêu cầu, kiến nghị của cử tri.
Đối với Quốc hội đại biểu Quốc hội phải tham gia đầy đủ các kỳ họp với ý thức trách nhiệm cao, tham gia thảo luận các vấn đề thuộc quyền quyết định của quốc hội, có trách nhiệm làm cho kì họp Quốc hội đạt hiệu quả tốt. Đối với đại biểu là thành viên, các cơ quan của Quốc hội còn có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan đó, bảo đảm giải quyết tốt nhiệm vụ của từng cơ quan trong nhiệm vụ chung của Quốc hội.
Trong cuộc sống đại biểu Quốc hội phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật có cuộc sống trong sạch lành mạnh; tôn trọng các quy tắc trong sinh hoạt công cộng, có trách nhiệm cao trong việc bảo vệ quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện để phát huy quyền làm chủ của công dân.
- Quyền tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của QH tại các kỳ họp QH là quyền quan trọng nhất của Đại biểu quốc hội. ĐBQH có quyền tham gia thảo luận, tranh luận hay tham gia về các vấn đề ghi trong chương trình kỳ họp hay các vấn đề được đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể của QH, tại các cuộc họp tổ, đoàn hay các tổ chức khác của QH mà các ĐBQH là thành viên. Khi phát biểu ĐBQH có thể được uỷ nhiệm thay mặt đoàn ĐBQH, thay mặt toàn thể tổ chức của mình hay nhân danh cá nhân với tư cách là đại biểu nhân dân. Ý kiến phát biểu của ĐBQH được ghi vào biên bản, tổng hợp và sử dụng. ĐBQH chịu trách nhiệm về ý kiến phát biểu cuả mình. ĐBQH không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những lời phát biểu của mình trước QH.
- Quyền chất vấn chủ tịch nước, chủ tịch QH, thủ tướng chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC (điều 49LTCQH)
- Quyền trình dự án luật, kiến nghị về Luật ra trước QH, dự án pháp lệnh ra trước UBTVQH theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định ( điều 48 LTCQH)
- Quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan có hành vi vi phạm pháp luật thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt những hành vi vi phạm pháp luật đó trong thời hạn quy định. Nếu hết thời hạn quy định mà các bên vi phạm đó không trả lời thì ĐBQH có quyền kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên, đồng thời báo cáo với UBTVQH, xem xét quyết định (Điều 53 LTCQH)
Quyền gặp gỡ yêu cầu cơ quan nhà nước, UBMTTQ và các tổ chức thành viên mặt trận, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang cung cấp tình hình và tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động của đại biểu (điều54).
Quyền tham gia bầu cử và có thể bầu vào các cơ quan nhà nước, các cơ quan lãnh đạo, các tổ chức QH.
Quyền biểu quyết về các dự án Luật, các nghị quyết, các dự án, các báo cáo…, quyền tự do thể hiện quan điểm của mình.
Quyền tham gia các kỳ họp của HĐND các cấp nơi mình được bầu (điều 55 LBCQH)
Quyền kiến nghị với UBTVQH xem xét trình QH việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do QH bầu hay phê chuẩn (điều 50 LTCQH)
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ĐBQH
Hoạt động tiếp công dân
Điều 24, khoản, Quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH nêu rõ: “Đoàn đại biểu QH có nhiệm vụ tổ chức việc tiếp công dân của ĐBQH, tiếp nhận, chuyển đơn, theo dõi đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân mà ĐBQH, đoàn ĐBQH đã chuyển đến cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết; mời thay mặt HĐND, UBND ở địa phương tham gia các buỏi họp tiếp dân của ĐBQH; trong trường hợp cần thiết thì mời thay mặt cơ quan hữu quan ở địa phương cùng tham gia để tiếp thu xử lí những vấn đề liên quan”.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động của các ĐBQH nhận thấy các ĐBQH trong cả nước đã rất quan tâm đến hoạt động tiếp công dân. Từ thực tiễn hoạt động tiếp công dân của ĐBQH, cử tri có niềm tin sâu sắc vào các vị ĐBQH- người thay mặt cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Chính vì vậy, trong các buổi tiếp công dân của ĐBQH, có nhiều công dân đăng kí để gặp và trình bày nội dung liên quan với các vị ĐBQH.Thông qua hoạt động tiếp công dân, các ĐBQH không chỉ lắng nghe công dân trình bày ý kiến, kiến nghị của mình và tiếp thu một cách thụ động mà ĐBQH đã đành thời gian để tuyên truyền, giải thích về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương để làm rõ nội dung về tâm tư, nguyện vọng ý kiến cũng như khiếu nại, tố cáo của công dân.
Tuy nhiên, một số công dân đến trụ sở tiếp công dân gửi đơn, thư khiếu nại, tố cáo đến các vị ĐB lại chưa...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status