Tiểu luận Nguyên tắc và các nội dung cần quan tâm khi xây dựng Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) - pdf 13

Download Tiểu luận Nguyên tắc và các nội dung cần quan tâm khi xây dựng Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) miễn phí



Việc định nghĩa các thuật ngữ quan trọng trong một đạo luật là cần thiết, nhằm tránh tình trạng hiểu và áp dụng sai các quy định của luật. Tuy nhiên, thông lệ quốc tế cho thấy, chỉ nên đưa vào trong luật những định nghĩa về các thuật ngữ được sử dụng thường xuyên, phổ biến và có khả năng gây cách hiểu không thống nhất, hiểu sai trong quá trình thực thi pháp luật. Ngoài ra, nhà làm luật cũng phải tính đến khả năng định nghĩa mâu thuẫn hay trùng lặp với các định nghĩa về thuật ngữ tương tự trong các đạo luật khác đang có hiệu lực thi hành.
Theo đó, khi xem xét Khoản 12 Điều 4 Dự thảo 6 Luật CTCTD (sửa đổi) có đưa ra định nghĩa về “hoạt động ngân hàng”, chúng tôi cho rằng, nên cân nhắc việc đưa ra định nghĩa này hay thay thế nó bằng định nghĩa về “dịch vụ ngân hàng”, vì cùng có nghĩa tương đương nhưng trên thực tế, khái niệm “dịch vụ ngân hàng” được sử dụng phổ biến hơn và đã được định nghĩa chính thức bởi Tổ chức Thương mại thế giới tại Hiệp định về Thương mại dịch vụ (GATS); trong khi đó, khái niệm “hoạt động ngân hàng” không được sử dụng phổ biến và chỉ được định nghĩa trong Luật Ngân hàng của một vài nước trên thế giới.
Vì vậy, để đảm bảo việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng, đồng thời thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế và nâng cao tính tương thích của pháp luật ngân hàng Việt Nam với thông lệ quốc tế, theo chúng tôi, pháp luật nên sử dụng thuật ngữ “dịch vụ ngân hàng” làm tiêu chí để phân biệt TCTD với các tổ chức khác có hoạt động kinh doanh, thay vì sử dụng thuật ngữ “hoạt động ngân hàng" như đang thể hiện trong Dự thảo Luật.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37679/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Nguyên tắc và các nội dung cần quan tâm khi xây dựng Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
1. Nguyên tắc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi
Thứ nhất, phát triển trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành
Luật Các tổ chức tín dụng (Luật CTCTD) hiện hành có nhiều quy định tốt, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế, ví dụ: quy định về thành lập tổ chức tín dụng (TCTD), cơ cấu tổ chức của TCTD, các hoạt động chính như huy động vốn, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và các quy định về kiểm soát đặc biệt, giải thể, phá sản, thanh lý TCTD… Vì vậy, khi xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi cần tiếp tục kế thừa các quy định nói trên nhằm đảm bảo tính khả thi và tính hợp lý của Luật CTCTD trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện lộ trình hội nhập và cải cách toàn diện hệ thống pháp luật cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ hai, đảm bảo tính toàn diện, tính thực tiễn, tính cụ thể, chi tiết và có khả năng áp dụng trực tiếp của Luật
Điểm yếu nhất của một số đạo luật được ban hành trong nhiều năm qua ở Việt Nam là nhiều quy định không đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, không cụ thể nên không có khả năng áp dụng trực tiếp vào đời sống mà vẫn phải “chờ” nghị định quy định chi tiết và thông tư hướng dẫn thi hành. Điều này khiến cho các đạo luật mang tính chất là “luật khung”, chỉ thể hiện các quy định mang tính nguyên tắc và không thể áp dụng trực tiếp để giải quyết các vấn đề khúc mắc đặt ra trong thực tiễn.
Vì lẽ đó, khi xây dựng Luật CTCTD (sửa đổi) cần đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo tính toàn diện, tính thực tiễn, tính cụ thể, chi tiết của các quy định, trên cơ sở đó nhằm nâng cao tính thực thi của luật trong thực tiễn hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Thứ ba, đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của các tổ chức tín dụng và lợi ích của các tổ chức, cá nhân có sử dụng dịch vụ ngân hàng của tổ chức tín dụng
Không thể phủ nhận rằng hệ thống pháp luật nói chung và Luật CTCTD nói riêng có tác động trực tiếp đến lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau, trong đó có lợi ích của Nhà nước, lợi ích của các TCTD và lợi ích của khách hàng của TCTD. Các lợi ích này đều phải được tôn trọng và đảm bảo thực hiện bằng hệ thống pháp luật công khai, minh bạch và có hiệu quả, trong đó có Luật CTCTD. Đặc biệt, đối với những quan hệ pháp lý mà một bên tham gia có vị thế “yếu” hơn và có khả năng bị thiệt hại bởi hành vi của bên kia hay của người thứ ba thì pháp luật phải có những quy định nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể này. Ví dụ: pháp luật cần tăng cường các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền trong quan hệ nhận tiền gửi, bảo vệ quyền lợi của ngân hàng trong quan hệ cấp tín dụng, bảo vệ quyền lợi của khách hàng sử dụng dịch vụ trong quan hệ cung ứng dịch vụ ngân hàng…
Thứ tư, đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật của mọi loại hình TCTD thuộc các hình thức sở hữu khác nhau được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
Trong xã hội hiện đại, quyền bình đẳng về phương diện pháp luật giữa con người với con người, giữa các doanh nghiệp với nhau cần được tôn trọng và bảo vệ tối đa. Trong lĩnh vực ngân hàng, đây chính là nền tảng, là yếu tố cơ bản thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD, vì nếu các TCTD bị phân biệt đối xử thì giữa họ không có môi trường cạnh tranh thực sự công bằng, do đó không thể đánh giá một cách khách quan, chính xác về năng lực thực sự của các loại hình doanh nghiệp, không khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn chân chính, có hiệu quả và còn bao che, dung túng cho các doanh nghiệp yếu kém và kinh doanh thua lỗ.
Thứ năm, xác định nguyên tắc áp dụng luật và nội hàm của Luật CTCTD
 Chúng tui cho rằng, Luật CTCTD chỉ xây dựng những quy định đặc thù về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể, phá sản và thanh lý đối với TCTD. Còn các quy định chung mang tính nguyên tắc giống như các loại hình doanh nghiệp khác thì áp dụng Luật Doanh nghiệp và các luật khác có liên quan. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy định được ghi nhận như một nguyên tắc tại Luật Ban hành các văn bản pháp luật. Cách tiếp cận này tạo ra sự đồng bộ cho cả hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng, khắc phục sự mẫu thuẫn, trùng lặp, chồng chéo giữa các đạo luật hiện hành có liên quan đến TCTD.
Thêm nữa, các quy định của Luật phải phù hợp và góp phần thực hiện đúng những cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng. Để thực hiện các cam kết này, chúng ta phải có quá trình nội luật hóa mạnh mẽ, trong đó bao gồm việc đưa các nội dung cam kết quốc tế vào hệ thống pháp luật nói chung và Luật CTCTD nói riêng. Mặt khác, việc nội luật hóa các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng cũng phải tính đến những ảnh hưởng của các quy định này đối với các TCTD trong nước. Vì lẽ đó, việc sửa đổi Luật CTCTD lần này không những nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng, mà còn phải đảm bảo khả năng giúp đỡ và hỗ trợ các TCTD trong nước cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng với các TCTD nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam cũng như trên thị trường quốc tế.
2. Những vấn đề cụ thể
2.1. Khái niệm “hoạt động ngân hàng”
Việc định nghĩa các thuật ngữ quan trọng trong một đạo luật là cần thiết, nhằm tránh tình trạng hiểu và áp dụng sai các quy định của luật. Tuy nhiên, thông lệ quốc tế cho thấy, chỉ nên đưa vào trong luật những định nghĩa về các thuật ngữ được sử dụng thường xuyên, phổ biến và có khả năng gây cách hiểu không thống nhất, hiểu sai trong quá trình thực thi pháp luật. Ngoài ra, nhà làm luật cũng phải tính đến khả năng định nghĩa mâu thuẫn hay trùng lặp với các định nghĩa về thuật ngữ tương tự trong các đạo luật khác đang có hiệu lực thi hành.
Theo đó, khi xem xét Khoản 12 Điều 4 Dự thảo 6 Luật CTCTD (sửa đổi) có đưa ra định nghĩa về “hoạt động ngân hàng”, chúng tui cho rằng, nên cân nhắc việc đưa ra định nghĩa này hay thay thế nó bằng định nghĩa về “dịch vụ ngân hàng”, vì cùng có nghĩa tương đương nhưng trên thực tế, khái niệm “dịch vụ ngân hàng” được sử dụng phổ biến hơn và đã được định nghĩa chính thức bởi Tổ chức Thương mại thế giới tại Hiệp định về Thương mại dịch vụ (GATS); trong khi đó, khái niệm “hoạt động ngân hàng” không được sử dụng phổ biến và chỉ được định nghĩa trong Luật Ngân hàng của một vài nước trên thế giới.
Vì vậy, để đảm bảo việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng, đồng thời thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế và nâng cao tính tương thích của pháp luật ngân hàng Việt Nam với thông lệ quốc tế, theo chúng tôi, pháp luật nên sử dụng thuật ngữ “dịch vụ ngân hàng” làm tiêu chí để phân biệt TCTD v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status