Tiểu luận Dự thảo Luật Thủ đô - pdf 13

Download Tiểu luận Dự thảo Luật Thủ đô miễn phí



Hiến pháp 1992 quy định về hình thức văn bản mà HĐND được ban hành là nghị quyết cũng như căn cứ pháp lý để HĐND ban hành các nghị quyết. Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định thẩm quyền của HĐND trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004 quy định về các trường hợp HĐND được ban hành nghị quyết.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37617/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Dự thảo Luật Thủ đô được xây dựng nhằm thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về “Phân công, phân cấp, cho phép Thủ đô được chủ động thực hiện một số chức năng, quyền hạn riêng…”1. Theo đó, dự luật sẽ trao cho chính quyền Thủ đô một số cơ chế, chính sách đặc thù về thu hút, sử dụng vốn, về quản lý dân cư, giao thông, nhà đất…
Dự thảo Luật Thủ đô (Dự thảo luật) đã thu hút được sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều nhà khoa học, quản lý và đặc biệt là các vị đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự thảo luật gồm 4 chương với 35 điều. Trong buổi thảo luận ở tổ đã có 143 vị đại biểu Quốc hội của 16 tổ phát biểu ý kiến2. Tại phiên thảo luận ở Hội trường đã có 23 vị đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến3. Các ý kiến thảo luận tập trung vào các nội dung chính của dự luật như: vấn đề về sự cần thiết phải ban hành luật; thời điểm ban hành luật; về cơ chế chính sách đặc thù trong xây dựng và phát triển Thủ đô; về định hướng xây dựng Thủ đô; tính hợp hiến, tính hợp pháp của quy định về thẩm quyền của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố (TP) Hà Nội ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù dành cho Thủ đô...
Theo quy định của Khoản 1, Điều 27 Dự thảo luật, HĐND TP Hà Nội được quyền ban hành VBQPPL để “điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn liên quan đến việc thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Chương II của luật này mà chưa được pháp luật quy định”.
Quy định trên đã gây ra những tranh luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp của thẩm quyền ban hành VBQPPL của HĐND TP Hà Nội. Những ý kiến không tán thành với việc Dự thảo luật trao cho HĐND TP Hà Nội ban hành VBQPPL điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù đã viện dẫn các quy định của Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001. Ý kiến này cho rằng, theo quy định của Điều 120 Hiến pháp 1992, HĐND “Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên,... ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương…”. Do vậy, “nghị quyết của HĐND được ban hành là để đề ra các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp, pháp luật, chứ không điều chỉnh những vấn đề chưa được pháp luật điều chỉnh”4. Mặt khác, Khoản 4 Điều 14, Luật Ban hành VBQPPL năm 2008, quy định: “đối với những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hay pháp lệnh, để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội thì Chính phủ được ban hành nghị định để điều chỉnh”5. Vì vậy, “không thể quy định giao cho UBND TP Hà Nội xây dựng, trình HĐND ban hành VBQPPL điều chỉnh những vấn đề phát sinh từ thực tiễn liên quan đến cơ chế chính sách đặc thù quy định tại Chương II của Luật”6.
Tuy nhiên, chúng tui cho rằng, để đánh giá về tính hợp hiến, tính hợp pháp của việc trao cho HĐND TP Hà Nội thẩm quyền ban hành VBQPPL về những vấn đề mới phát sinh liên quan đến thực hiện cơ chế chính sách đặc thù, thì cần xem xét trong hệ thống tổng thể các quy định của Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 (sau đây gọi tắt là Hiến pháp 1992); Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001; Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003; Luật Ban hành VBQPPL năm 2008; Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004. 
Hiến pháp 1992 quy định về hình thức văn bản mà HĐND được ban hành là nghị quyết cũng như căn cứ pháp lý để HĐND ban hành các nghị quyết. Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định thẩm quyền của HĐND trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004 quy định về các trường hợp HĐND được ban hành nghị quyết.
Theo quy định tại Điểm a, d, đ, Khoản 1, Điều 2 Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004, HĐND ban hành VBQPPL trong những trường hợp sau đây:
a) Quyết định những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên;
d) Quyết định trong phạm vi thẩm quyền được giao những chủ trương, biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm phát huy tiềm năng của địa phương, nhưng không được trái với các VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên
đ) Văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên giao cho HĐND quy định một vấn đề cụ thể.
Khoản 1, 2 Điều 12 quy định cụ thể nội dung VBQPPL của HĐND tỉnh, TP trực thuộc trung ương. Trong đó xác định, HĐND TP trực thuộc trung ương được ban hành nghị quyết để quyết định chủ trương, chính sách, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá…, chủ trương, chính sách, biện pháp khác về xây dựng, phát triển đô thị trên địa bàn TP theo quy định tại Điều 18 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và các VBQPPL khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên.
Các quy định nêu trên của Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004 cho thấy:
Thứ nhất, HĐND TP trực thuộc trung ương được ban hành văn bản để quyết định chủ trương, biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
Thứ hai, nội dung của các văn bản này phải phù hợp với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên đã ban hành;
Thứ ba, cơ quan nhà nước cấp trên có thể phân cấp cho HĐND TP trực thuộc trung ương quy định một số vấn đề cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Mặc dù các văn bản pháp luật nói trên quy định về thẩm quyền của HĐND tỉnh, TP trực thuộc trung ương nói chung, tuy nhiên, căn cứ Điều 84 Hiến pháp năm 1992, Khoản 6, Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001, trên cơ sở Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003, Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004, Quốc hội hoàn toàn có thẩm quyền ban hành văn bản quy định thẩm quyền của một địa phương nhất định. Do đó, việc Dự thảo luật trao cho Hà Nội một số cơ chế, chính sách đặc thù không những thể chế hóa được đường lối của Đảng thể hiện trong nội dung của Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị, mà hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và luật hiện hành về phân cấp thẩm quyền.
Theo tinh thần của Khoản 4, Điều 14 Luật Ban hành VBQPPL năm 2008, những vấn đề “cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hay pháp lệnh” được đề cập đến là những vấn đề mang tính phổ quát trên phạm vi cả nước phát sinh trong công tác quản lý, điều hành của Chính phủ đối với các lĩnh vực của đời sống nhà nước và xã hội. Còn những vấn đề nêu trong Khoản 1, Điều 27 Dự thảo Luật Thủ đô phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù trên địa bàn của một địa phương. Về nguyên tắc, Chính phủ có thể ban hành nghị định để quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, việc ban hành nghị định sẽ không phù hợp vì lý do sau:
Thứ nhất, nghị định để áp dụng chung cho cả nước chứ khô...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status