Tiểu luận Vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ trong việc ly hôn - pdf 13

Download Tiểu luận Vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ trong việc ly hôn miễn phí



 
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ . .1
B. NỘI DUNG .1
I. Những vấn đề chung . .1
1. Khái niệm ly hôn .1
2. Quyền của người phụ nữ trong ly hôn . 1
II. Những quy định pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ trong ly hôn . 2
1. Pháp luật thời phong kiến . 3
2. Pháp luật Việt nam từ sau Cách mạng Tháng 8 đến nay . 5
III. Thực trạng bảo vệ quyền phụ nữ trong ly hôn ở Việt Nam hiện nay .7
IV. Một số giải pháp bảo vệ quyền phụ nữ trong việc ly hôn 12
C. KẾT LUẬN 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .14
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38143/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Đề số 7: Vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ trong việc ly hôn
Bài làm
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong mỗi chúng ta, ai cũng mong ước được sống trong một gia đình hạnh phúc. Ở đó vợ chồng sống bình đẳng, hòa thuận, thương yêu quý trọng lẫn nhau, con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo ông bà cha mẹ. Nhưng không phải mong ước ấy lúc nào cũng trở thành hiện thực, mà trong thực tế cuộc sống vẫn còn nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh bất hạnh. Vợ chồng bất hòa, mâu thuẫn dẫn đến ly hôn, trong đó người phụ nữ luôn phải chịu nhiều phần thiệt hơn. Vấn đề bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong việc ly hôn là việc làm hết sức quan trọng trong xã hội ngày nay.
B. NỘI DUNG
I. Những vấn đề chung
1. Khái niệm ly hôn:
“Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hay quyết định theo yêu cầu của vợ hay của chồng hay của hai vợ chồng” ( khoản 8, Điều 8 Luật HN&GĐ).
Ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân. Nếu kết hôn là hiện tượng bình đẳng nhằm xác lập quan hệ vợ chồng, thì hiện tượng ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi quân hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ.
2. Quyền của người phụ nữ trong ly hôn
Theo nghĩa thông thường thì quyền được hiểu là điều mà pháp luật hay xã hội công nhận cho họ được hưởng, được làm, được đòi hỏi. Trong khoa học luật, khái niệm quyền phụ nữ chưa được làm sáng tỏ. Để tiếp cận khái niệm về quyền phụ nữ, chúng ta không thể tách rời với việc nghiên cứu khái niệm về quyền con người.
Khái niệm quyền con người
Quyền con người là một thuật ngữ khá phổ biến. tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia chưa có một định nghĩa chính thức về quyền con người. Trên cở sở tìm hiểu ý kiến của các nhà khoa học, tui xin đưa ra ý kiến về quyền con người: “Quyền con người là những đặc quyền, quyền tự nhiên của con người được pháp luật công nhận, điều chỉnh, do cá nhân con người nắm giữ trong mối liên hệ với Nhà nước và với những cá nhân con người khác”. Nội dung quyền con người, theo phương pháp tiếp cận khoa học pháp lí có thể được chia thành các nhóm chính:
+ Các quyền tự do dân chủ về chính trị: quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội; quyền bình đẳng nam nữ; quyền tự do tín ngưỡng; quyền tự do ngôn luận……
+ Các quyền dân sự: quyền tự đo đi lại cứ trú trong nước; quyền đi ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được an toàn , bí mật về thư tín, điện thoại; quyền khiếu nại, tố cáo….
+ Các quyền kinh tế - xã hội: quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế; quyền học tập, quyền nghiên cứu, quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền được bảo hộ hôn nhân và gia đình ….
Khái niệm về quyền phụ nữ
Trên cơ sở quyền con người tui cho rằng khái niệm quyền phụ nữ cần được nghiên cứu trong mối quan hệ khăng khít với quyền con người. Quyền phụ nữ là một khái niệm chỉ các quyền con người của phụ nữ. Phụ nữ là một nhóm xã hội đặc biệt, dễ bị tổn thương. Do đó, việc xác định và ghi nhận các quyền con người cho họ, đặc biệt đảm bảo trên cơ sở của tiêu chí bình đẳng là cần thiết, phụ nữ cũng như nam giới họ phải được hưởng tất cả những quyền con người mà pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
II. Những quy định pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ trong ly hôn
1. Pháp luật thời phong kiến
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử pháp luật Việt Nam thì xã hội phong kiến xưa đã coi trọng vấn đề hôn nhân gia đình, các quy định về hôn nhân gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong các văn bản pháp luật. Những điều luật này ít nhiều đã đề cập đến một số quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội và trong gia đình.
1.1. Quốc triều hình luật
Trong hôn nhân, người phụ nữ cũng có thể yêu cầu ly hôn (đâm đơn kiện). Điều 322 Quốc triều hình luật ghi: "con rể lăng mạ cha mẹ vợ, đem thưa quan, cho ly dị". Ngoài ra, người vợ còn được phép xin ly hôn trong trường hợp chồng không chăm nom, săn sóc vợ trong 5 tháng (và trong 1 năm nếu vợ đã có con). Nếu vợ đem đơn đến công đường thì bộ luật cho phép cưỡng bức ly hôn. Khi ly hôn, con cái thường thuộc về chồng, nhưng nếu muốn giữ con, người vợ có quyền đòi chia một nửa số con.
Điều 167 - Hồng Đức thiện chính thư - quy định rõ hình thức thuận tình ly hôn: Giấy ly hôn được làm dưới hình thức hợp đồng, người vợ và người chồng mỗi bên giữ một bản làm bằng. Vậy là, bên cạnh sự ưng thuận của cha mẹ hay các bậc tôn thuộc rất quan trọng thì sự ưng thuận của hai bên trai - gái cũng là một thành tố được nhà lập pháp chú ý đến.
Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sau khi ly hôn hoàn toàn chấm dứt, hai bên đều có quyền kết hôn với người khác mà không bị pháp luật ngăn cấm.
Bộ luật nhà Lê đã quy định khá đầy đủ các quan hệ hôn nhân và gia đình song quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong nhiều trường hợp không được quy định, hạn chế tác động điều chỉnh của các quy phạm pháp luật. Hậu quả pháp lí của li hôn không được quy định mà giải quyết theo phong tục tập quán.
1.2. Bộ luật Gia Long
Điều 15 Xuất thê Hộ luật hôn nhân có quy định:
“- Phàm dù vợ ở trong 7 điều nên bỏ, cũng không nên bỏ, và đối với chồng không có trạng thái nghĩa tuyệt, mà tự tiện bỏ vợ thì phạt 80 trượng. Dù phạm 7 điều là không có con, dâm dật, không thờ cha mẹ chồng, nói nhiều, trộm cắp, ghen tuông, ác tật. Nhưng có 3 điều không bỏ để tang 3 năm, trước cùng kiệt sau giàu, có người cưới cũng không ưng mà bỏ thì giảm hai bực tội, cho về đoàn tụ.
Nghĩa tuyệt là ân tình chồng vợ đi trái ngược nhau làm cho mất đứt nghĩa. Điều luật này quy định cũng tương tự như trong Quốc triều hình luật. Tuy người vợ phạm thất xuất nhưng cũng không được bỏ khi người vợ ở trong tam bất khứ. Nếu người chồng thẳng tình bỏ thì giảm hai bực, phạt 60 trượng cho về đoàn tụ.
- Nếu phạm nghĩa tuyệt nên li dị mà không li dị thì phạt 80 trượng. Nếu vợ chồng không cùng ăn ý vui vẻ mà cả hai muốn li dị thì không có tội. (tình thế đã đến li dị khó kéo lại hòa hợp). Quy định này thể hiện sự tôn trọng ý chí của cả hai vợ chồng, đồng thời cũng thể hiện sự bình đẳng của người phụ nữ với chồng trong việc yêu cầu ly hôn.
- Nếu chồng không có ý li dị mà vợ theo trai, chồng bỏ thì phạt vợ 100 trượng.
Người đàn bà đáng nghĩa phải theo chồng, Chồng có thể bỏ vợ nhưng vợ thì không được tự mình tuyệt giao với chồng. Quy định này thể hiện sự bất bình đẳng của người phụ nữ trong việc yêu cầu ly hôn khi việc ly hôn không có đầy đủ ý chí của hai bên. Như vậy, quyền lợi của người phụ nữ trong trường hợp này không được đảm bảo.
- Trường hợp chồng đem gả bán, nhân đó vợ trốn tự cải giá thì phạt thắt cổ (giam chờ). Nếu chồng bỏ vợ đi biệt trong ba năm, trong thời gian ấy, không báo quan biết, rồi bỏ đi thì bị phạt 80 trượng, tự ý cải giá thì phạt 100 trượng. Bề thiếp thì...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status