Tiểu luận Chế độ hôn nhân một vợ một chồng - Lý luận và thực tiễn - pdf 13

Download Tiểu luận Chế độ hôn nhân một vợ một chồng - Lý luận và thực tiễn miễn phí



Việc kết hôn của người đang có vợ, có chồng với người khác mặc dù có đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn nhưng đã vi phạm về điều kiện kết hôn (khoản 3 điều 9) và thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn giữa người đang có vợ, có chồng với người khác là kết hôn trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng và phải bị xử hủy. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền xem xét và ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật trên cơ sở người có quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc, Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật với các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 10. Khi Tòa án ra quyết định tuyên bó hủy kết hôn giữa người đang có vợ, có chồng với người khác thì quan hệ giữa hai bên sẽ không có giá trị pháp lý và không được coi là có quan hệ vợ chồng kể từ thời điểm kết hôn cho đến khi có yêu cầu Tòa án hủy theo khoản 1 điều 17. Đối với hôn nhân hợp pháp thì khi cảm giác đời sống hôn nhân không thể duy trì được thì hai bên có thể yêu cầu tòa án cho ly hôn theo thủ tục chung. Về nguyên tắc, các trường hợp kết hôn vi phạm khoản 1 điều 10 thì Tòa giải quyết theo hướng hủy kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, cần chú ý tới Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP tại mục 2 điểm d3:
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38152/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ời khác đang có vợ, có chồng; đồng thời thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết các trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Quá trình hình thành và phát triển của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam qua các thời kỳ
Pháp luật Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945
Do đặc điểm tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của những năm đầu khi dành được chính quyền, mặc dù rất quan tâm đến vấn đề hôn nhân và gia đình, nhưng Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa chưa thể ban hành được những văn bản pháp luật quy định riêng về hôn nhân gia đình. Để điều chỉnh những quan hệ hôn nhân gia đình. Trước cách mạng tháng Tám 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến đặt dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Nhìn chung, chế độ hôn nhân gia đình ở nước ta vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu tồn tại từ nhiều thế kỷ trước, quan niệm “trai tài năm bay vợ, gái chính chuyên chỉ có một chồng” vẫn còn phổ biến. Pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc đều công nhận quyền của người đàn ông được lấy nhiều vợ, ngoài người vợ chính, người đàn ông còn có thể lấy nhiều người khác làm vợ lẽ, thể hiện thái độ kỳ thị rõ ràng đối với người phụ nữ.
Ngay trong Bộ luật Hồng Đức thời kỳ Lê sơ, bộ luật được đánh gia cao cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, cũng thừa nhận hôn nhân đa thê, xác lập chế độ gia đình gia trưởng. Trong các quan hệ nhân thân liên quan đến hôn nhân và gia đình, Bộ luật cũng điều chỉnh quan hệ giữa vợ cả vợ lẽ tại các điều 309, 481, 483, 484, ngoài các quy định về các nghĩa vụ của họ với chồng và nhà chồng thì họ cũng phải tuân thủ trật tự thê thiếp và vợ cả nói chung được ưu tiên hơn. Pháp luật Việt nam đến thời kỳ Pháp thuộc cũng thừa nhận “ có hai cách giá thú hợp pháp: giá thú chính thất và giá thú về thứ nhất” (điều 79 Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931) hay tại điều 80 Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 cũng quy định “chưa lấy vợ chính thì cấm lấy vợ thứ”. Như vậy, trước cách mạng tháng Tám pháp luật chưa thừa nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong gia đình là quan hệ bất bình đẳng, chính điều này đã gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ.
Để điều chỉnh những quan hệ hôn nhân và gia đình, nhà nước non trẻ của chúng ta dựa vào các quy định trong các văn bản pháp luật của chế độ cũ còn phù hợp với quan điểm, chính sách của Đảng và quy đinh của Hiến pháp năm 1946. Đến năm 1950, những nguyên tắc của pháp luật hôn nhân và gia đình được thể hiện rõ ràng hơn trong Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950. Thời kỳ này, pháp luật hôn nhân và gia đình còn sơ khai, với một ít quy phạm pháp luật. Các văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình chưa có sự phân định những quy định chung và những chế định cụ thể, nhưng thông qua những quy định cụ thể này, chúng ta có thể thấy pháp luật đã quán triệt những nguyên tắc cơ bản sau: nguyên tắc hôn nhân tự do, tự nguyện; nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, bảo vệ quyền lợi chính đang của người phụ nữ; nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái. Những quy phạm pháp luật ở thời kỳ này còn chưa đầy đủ, nhưng đã bao hàm được những tư tưởng dân chủ, tiến bộ của chế độ hôn nhân và gia đình mới do Đảng và nhà nước ta xây dựng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu do chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến để lại, thực hiện những quan hệ hôn nhân và gia đình mới phù hợp với xu thể phát triển của xã hội, đồng thời chúng còn là nền tảng cho quá trình phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình.
Pháp luật Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
2.1. Ban hành luật hôn nhân và gia đình năm 1959
Cách mạng tháng Tám thành công đã giải phóng dân tộc Việt Nam cũng như người phụ nữ khỏi ách thống trị hà khắc của chế độ thực dân phong kiến, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử hôn nhân và gia đình Việt Nam. Ngay trong Hiến pháp 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã xác định “ đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (điều 9). Chính điều này là cơ sở pháp lý để đấu tranh xóa bỏ chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, tạo cơ sở xây dựng chế độ hôn nhân gia đình một vợ một chồng dân chủ tiến bộ. Tuy nhiên do điều kiện hoàn cảnh lịch sử, mà tại Sắc lệnh số 97 – SL quy định về hôn nhân gia đình chưa ghi nhận cụ thể nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
Dù đã bị xóa bỏ, tuy nhiên chế độ hôn nhân gia đình phong kiến đòi hỏi cần xóa bỏ triệt để những tàn tích, hủ tục lạc hậu ấy, xây dựng chế độ hôn nhân gia đình tiến bộ. Từ năm 1959 đến nay, ở Việt Nam đã có ba đạo luật về hôn nhân và ra đình ra đời kế tiếp nhau: 1959, 1986, 2000. Mỗi đạo luật đều có những quy định chung trong đó ghi nhận những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình, là sự kế thừa và phát triển những nguyên tắc của pháp luật giai đoạn trước trên cơ sở phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của từng thời kỳ.
Năm 1959, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi. Nhân dân Việt Nam được hưởng hòa bình chưa lâu thì đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã âm mưu phá bỏ Hiệp định Giơnevơ và biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới phục vụ cho những mưu đồ quân sự của Mỹ. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam Bắc với chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Trong khi nhân dân miền nam tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và bè lũ tay sai, quân và dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng quyết tâm đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tập trung sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã đạt được những thành tựu quan trọng, tác động mạnh mẽ vào các mặt của đời sống xã hội, trong đó có quan hệ hôn nhân gia đình. Trong khi đó, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu vẫn còn tồn tại, đè nặng lên tư tưởng của người dân, kìm hãm sự phát triển của con người. Tình hình hôn nhân và gia đình đó “ không thích hợp cho việc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng mới là cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa. Vì vậy, đã đến lúc cần xây dựng một chế độ hôn nhân và gia đình cho phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa, trước hết là cần ban hành một đạo luật hôn nhân và gia đình.
Xuất phát từ thực tế đó, luật hôn nhân và gia đình cần thực hiện mục đích xây dựng những gia đình dân chủ, hòa thuận hạnh phúc, trong đó, mọi người đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, xóa bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữa, coi rẻ quyền lợi của con cái. Kế thừa những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình thời kỳ trước, để đạt được những mục đích như trên, luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã đư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status