Một số vấn đề cơ bản về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân - pdf 13

Download Một số vấn đề cơ bản về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân miễn phí



Trên thực tế việc vợ chồng chia tài sản chung đã phản ánh những mâu
thuẫn của họ trong việc sử dụng, quản lí và định đoạt tài sản nên việc chia tài
sản chung trong thời kì hôn nhân rất có thể sẽ làm cho tình cảm vợ chồng trở
nên sứt mẻ bởi nó chưa được người ta đón nhận và áp dụng trong hoàn cảnh
tích cực. Người ta chỉ áp dụng qui định này khi bắt đầu có mâu thuẫn và lại áp
dụng nó với mục đích để tách bạch hoàn toàn tài sản của vợ chồng.
Cũng theo quan niệm của người Việt Nam thì việc chia tài sản chung
trong thời kì hôn nhân có nhiều điều bất tiện.
Thứ nhất, theo phong tục Việt Nam, tài sản trong nhà là của chung, để
vun đắp gia đình, cho con cháu đời sau, là niềm vinh danh cho cha mẹ chứ
không phải của riêng đôi vợ chồng nên việc chia chác có thể sẽ phá vỡ nếp
nhà.
Thứ hai, trong xã hội Việt Nam hiện nay, người ta thường chỉ chia tài
sản sau li hôn, nếu vợ chồng chia khi đang chung sống, dễ bị mang tiếng là
hôn nhân “có vấn đề”.
Thứ ba, tình cảm vợ chồng thiêng liêng, mà tài sản chung là yếu tố cơ
bản, từ đó mới nảy nở nhiều tình cảm tốt đẹp khác. Vì vậy, xét cho cùng, việc
chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân mà không bị cắt về tình cảm là điều không
dễ làm. Việc này nếu có tiến hành thì cũng là ở thế “chẳng đặng đừng” mà
thôi57.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38156/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

sở hữu chung hay theo yêu cầu của người có quyền yêu cầu một
trong các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ với mình mà người đó không
có tài sản riêng35. Việc yêu cầu được chia tài sản chung của chủ sở chung
không cần có lí do chính đáng.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là một
trường hợp của chia tài sản thuộc sở hữu chung. Theo qui định của Luật Hôn
nhân và Gia đình thì tài sản chung chỉ được chia khi có lí do chính đáng và
theo thỏa thuận của vợ chồng (khi vợ chồng không thỏa thuận được thì mới
yêu cầu tòa án chia).
Theo đó người yêu cầu chia tài sản chung là vợ hay chồng hay cả hai
khi có lí do chính đáng.
Trường hợp người thứ ba yêu cầu chia không được qui định trong Luật
Hôn nhân và Gia đình, tuy nhiên theo qui định về việc áp dụng Bộ luật Dân
sự trong trường hợp Luật Hôn nhân và Gia đình không có qui định36 thì có
thêm một người có quyền yêu cầu là người mà vợ hay chồng có nghĩa vụ
riêng với họ. Hơn nữa một trong các lí do được coi là chính đáng để chia tài
sản chung là chia để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng nên có thể hiểu quyền
yêu cầu của người thứ ba vẫn tồn tại trong khi người thứ ba chỉ thực hiện
34 TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế .`u273 .ộ tài sản vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, NXB Tư
pháp 2008, tr. 232.
35 Xem điều 224 Bộ luật Dân sự năm 2005.
36 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
- 25 -
quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ với một người, còn vợ chồng họ tự nguyện
chia tài sản chung để thanh toán. Tuy nhiên theo người viết, thường thì tài sản
chung này được chia do vợ chồng tự nguyện chỉ nhằm để trốn tránh hay trì
hoãn việc thực hiện nghĩa vụ với người kia, còn nếu bình thường khi vợ
chồng không hề có mâu thuẫn gì thì chắc họ sẽ tự nguyện dùng khối tài sản
chung để thanh toán chứ không chia tài sản chung. Theo người viết thì cơ chế
để thực hiện quyền yêu cầu của người thứ ba như sau: người thứ ba có quyền
yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ với mình, thậm chí được kê
biên tài sản riêng của người đó; nếu tài sản riêng không đủ thì người này có
thể yêu cầu vợ chồng bằng cách nào đó để có tài sản thực hiện nghĩa vụ đối
với mình; nếu không được thì người này có quyền yêu cầu vợ chồng thỏa
thuận chia tài sản chung để người kia có tài sản thanh toán cho mình, thậm chí
được tham gia vào việc chia tài sản chung đó; nếu cả ba người không thể thỏa
thuận được thì người thứ ba này có quyền yêu cầu tòa án chia tài sản chung
của vợ chồng họ để một người có tài sản thực hiện nghĩa vụ với mình37.
2.3. ĐIỀU KIỆN CHIA
Theo qui định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì điều kiện để có thể
chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là phải có lí do chính đáng, hiện tại
luật đã dự liệu hai trường hợp cụ thể được coi là có lí do chính đáng đó là
trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng và trường hợp vợ chồng thực
hiện nghĩa vụ dân sự riêng, ngoài ra luật vẫn để dự trù các trường hợp có lí do
chính đáng khác.
2.3.1. Đầu tư kinh doanh riêng
Đầu tư kinh doanh riêng là khái niệm tương đối rộng và tương đối khó
xác định, theo người viết thì hoạt động đầu tư kinh doanh riêng là hoạt động
nhằm sinh lợi, do một người (vợ hay chồng) bỏ vốn ra để thực hiện một
37 Có ý kiến cho rằng trong trường hợp này quyền khởi kiện của người thứ ba không được thừa nhận. ThS.
Nguyễn Hồng Hải, Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân theo pháp Luật Hôn
nhân và Gia đình hiện hành, Tạp chí Luật học số 5 năm 2003, tr. 26-29
- 26 -
trong các công đoạn của quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc
cung cấp dịch vụ trên thị trường38.
Việc đầu tư kinh doanh được coi là một lí do chính đáng bởi để thực
hiện hoạt động đầu tư kinh doanh thì chắc chắn cần có một khối tài sản
thuộc sở hữu của người đầu tư để giao dịch. Việc tài sản đem đầu tư là tài sản
thuộc sở hữu chung sẽ gây nhiều phức tạp cho việc thực hiện giao dịch, bởi
việc định đoạt tài sản đó cần có sự thỏa thuận của các đồng sở hữu chủ, nếu
như người kia không quan tâm đến việc kinh doanh hay thậm chí phản đối
việc kinh doanh đó thì việc thỏa thuận sẽ rất mất thời gian, thậm chí rắc rối và
khó thực hiện trong khi hoạt động kinh doanh thì cần nhanh chóng để
“chớp thời cơ”. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh
nhằm phát triển kinh tế gia đình và đất nước, Luật Hôn nhân và Gia đình qui
định rằng đây là một lí do chính đáng để vợ chồng có thể chia tài sản chung
trong thời kì hôn nhân. Hơn nữa, nhiều hoạt động kinh doanh cũng được coi
là mạo hiểm nên cần tách riêng một khoản tài sản để nếu việc kinh doanh bị
thua lỗ thì cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sự tồn tại của gia đình.
Nói chung là việc chia tài sản này nhằm để một người có tài sản riêng để
thực hiện các giao dịch bảo đảm vay vốn kinh doanh, để giúp thực hiện các
giao dịch đỡ phức tạp hơn, bảo đảm cuộc sống của gia đình không bị ảnh
hưởng nặng nề khi việc kinh doanh thua lỗ.
2.3.2. Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng
Theo Bộ luật Dân sự, nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc
nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hay giấy tờ
có giá, thực hiện công việc khác hay không được thực hiện công việc nhất
định vì lợi ích của một hay nhiều chủ thể khác. Việc thực hiện nghĩa vụ dân
sự riêng là việc thực hiện nghĩa vụ mà chỉ một người (vợ hay chồng) phải
thực hiện còn người kia (chồng hay vợ) không phải liên đới thực hiện. Việc
thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng này chỉ nhằm để thực hiện đúng nghĩa vụ
phải thực hiện, chứ có mục đích nhằm để phát sinh lợi (vì nếu nhằm để phát
38 Khái niệm kinh doanh này được lấy tương tự như khái niệm kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp năm
2005.
- 27 -
sinh lợi thì sẽ thuộc trường hợp chia để đầu tư kinh doanh riêng). Nghĩa vụ
dân sự riêng bao gồm các trường hợp thực hiện nghĩa vụ phát sinh do giao
dịch do một bên thực hiện trước thời kì hôn nhân hay không nhằm đáp ứng
nhu cầu thiết yếu của gia đình. Theo người viết nghĩa vụ dân sự riêng thường
phải phát sinh trước khi chia tài sản chung39 có như vậy việc chia tài sản chung
mới là cần thiết để cho một trong hai người có thể thực hiện được nghĩa vụ này.
Tuy nhiên cũng có trường hợp nghĩa vụ riêng là nghĩa vụ trong tương lai, tuy
nhiên nó phải có tầm quan trọng nhất định thì mới được coi là chính đáng.
Luật chỉ dự liệu trường hợp chia tài sản để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng
chứ không hề dự liệu việc chia tài sản để thực hiện trách nhiệm hình sự hay trách
nhiệm hành chính với hình phạt tiền.
2.3.3. Lí do chính đáng khác
Trường hợp này là do luật chưa dự liệu hết được các trường hợp. Theo
Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status