Khóa luận Thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản - pdf 13

Download Khóa luận Thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản miễn phí



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC
HIỆN NGHĨA VỤ TRẢ NỢ TRONG HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN 4
1.1. Lý luận chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 4
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự 4
1.1.2. Các hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 8
1.2. Khái quát chung về thế chấp tài sản 9
1.2.1. Khái niệm, đặc trưng của biện pháp thế chấp tài sản 9
1.2.2. Sơ lược các qui định của pháp luật Việt Nam về thế chấp tài sản
qua các thời kỳ 12
1.2.3. Pháp luật Quốc tế về thế chấp tài sản 16
1.3. Mối quan hệ và ý nghĩa của thế chấp tài sản trong việc thực hiện
nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay 18
1.3.1. Mối quan hệ giữa biện pháp thế chấp và hợp đồng vay 18
1.3.2. Ý nghĩa của thế chấp trong việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
trả nợ 20
CHƯƠNG II. PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THẾ CHẤP ĐỂ
BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRẢ NỢ TRONG HỢP ĐỒNG VAY
TÀI SẢN 22
2.1. Những qui định chung về thế chấp 22
2.1.1. Chủ thể của thế chấp 22
2.1.2. Đối tượng của thế chấp 23
2.1.3. Hình thức và các trường hợp đăng ký thế chấp 25
2.1.4. Hiệu lực thế chấp tài sản 27
2.1.5. Nội dung của thế chấp 28
2.1.6. Chấm dứt và xử lý tài sản thế chấp 32
2.2. Một số trường hợp cụ thể của thế chấp tài sản để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ trả nợ 34
 
2.2.1. Thế chấp quyền sử dụng đất 34
2.2.2. Thế chấp tàu bay, tàu biển 38
2.2.3. Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai 40
2.2.4. Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
trả nợ và thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa
vụ trả nợ 42
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG THẾ CHẤP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA
VỤ TRẢ NỢ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 45
3.1. Thực trạng thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ 45
3.1.1. Đối tượng thế chấp 45
3.1.2. Đăng ký thế chấp 46
3.1.3. Xử lý tài sản thế chấp 49
3.2. Một số kíên nghị nhằm hoàn thiện các qui định pháp luật
về thế chấp tài sản 50
3.2.1. Kíên nghị sửa đổi Điều 324 Bộ Luật dân sự 2005 51
3.2.2. Kíên nghị bổ sung Điều 355 Bộ Luật dân sự 2005 52
3.2.3. Sự cần thiết phải có cơ chế buộc bên thế chấp hay người
thứ ba giữ tài sản thế chấp phải giao tài sản thế chấp để xử lý 52
3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm và cơ quan
đăng ký giao dịch bảo đảm 52
KẾT LUẬN 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38116/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

g tài sản của người thứ ba. Trước đây, Điều 346 Bộ luật dân sự 1995 qui định bên thế chấp chỉ có thể là người có nghĩa vụ. Theo qui định Bộ Luật Dân Sự 2005, bên thế chấp có thể là người thứ ba dùng tài sản thuộc sở hữu của mình bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ.
Bên nhận thế chấp là bên có quyền, là chủ nợ có bảo đảm và được quyền ưu tiên đối với tài sản bảo đảm.
Khi tham gia vào quan hệ thế chấp, các chủ thể của thế chấp tài sản phải đáp ứng đầy đủ qui định của pháp luật về điều kiện chủ thể và có tài sản bảo đảm …
Pháp luật dân sự hiện hành qui định chủ thể của các giao dịch dân sự là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Vậy chủ thể của biện pháp thế chấp tài sản có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Các chủ thể này khi tham gia vào các giao dịch dân sự nói chung và thế chấp nói riêng đều phải thoả mãn các điều kiện của pháp luật đối với chủ thể của giao dịch. Nếu chủ thể là cá nhân thì phải đạt độ tuổi nhất định (18 tuổi) và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, chỉ khi cá nhân nhận thức, làm chủ hành vi của mình họ mới có thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh từ quan hệ thế chấp. Trường hợp chủ thể của quan hệ thế chấp là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thì họ phải có người thay mặt theo pháp luật và việc tham gia quan hệ thế chấp phải phù hợp với các qui định của pháp luật cũng như điều lệ của pháp nhân đó.
Tài sản thế chấp, thông thường là những tài sản có giá trị lớn và do bên thế chấp giữ. Trong một số trường hợp, nếu các bên có thoả thuận tài sản thế chấp sẽ được giao cho người thứ ba giữ.
2.1.2 Đối tượng của thế chấp
Không phải bất cứ tài sản nào cũng có thể đem thế chấp, một tài sản là đối tượng của biện pháp thế chấp phải đáp ứng những yêu cầu của pháp luật đối với tài sản bảo đảm. Trước tiên tài sản đó phải thuộc sở hữu của bên thế chấp hay thuộc sở hữu của người thứ ba nhưng được người thứ ba đồng ý. Tài sản đó không thuộc đối tượng bị kê biên, niêm phong, phong toả và được phép giao dịch. Bên thế chấp phải mua bảo hiểm đối với tài sản nếu pháp luật có quy định. Như vậy, đối tượng của thế chấp tài sản phải là những tài sản không bị cấm lưu thông và bên thế chấp có đầy đủ ba quyền năng của chủ sở hữu: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt tài sản thế chấp đó.
Trước đây, Bộ Luật Dân Sự 1995 qui định, đối tượng thế chấp chỉ có thể là bất động sản và một số tài sản nhất định như tàu bay, tàu biển. Theo quy định Bộ Luật Dân Sự 2005 đối tượng thế chấp được mở rộng, không chỉ bó hẹp trong qui định tài sản thế chấp là bất động sản nữa mà bao gồm cả động sản, quyền tài sản, vật hiện có và vật hình thành trong tương lai. Tài sản đó có thể thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hay của người thứ ba trong trường hợp thế chấp bằng tài sản của người thứ ba, với điều kiện phải có sự đồng ý bằng văn bản của người thứ ba cho người có nghĩa vụ sử dụng tài sản đó làm vật bảo đảm.
Đối với tài sản thế chấp là bất động sản thì bất động sản đó phải thuộc sở hữu của bên thế chấp. Điều 174 Bộ Luật Dân Sự 2005 qui định “Bất động sản bao gồm đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn liền với đất đai và các tài sản do pháp luật qui định”. Bên thế chấp khi thế chấp những bất động sản trên họ phải có trách nhiệm chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp của những tài sản đó, qua giấy tờ pháp lý như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Đối tượng thế chấp là động sản. Đây là qui định hoàn toàn mới của Bộ Luật Dân Sự 2005. Qui định động sản là đối tượng của thế chấp đã tạo ra rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các chủ thể của thế chấp, đặc biệt trong trường hợp bên thế chấp là doanh nghiệp. Trước đây, Bộ Luật Dân Sự 1995 qui định những tài sản là động sản có giá trị lớn như dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị… không thuộc đối tượng thế chấp, khi có nhu cầu về vốn các bên chỉ có thể lựa chọn biện pháp cầm cố, điều này sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì, khi lựa chọn biện pháp cầm cố, doanh nghiệp sẽ phải chuyển giao quyền sở hữu tài sản đó cho bên nhận cầm cố, như vậy bên cầm cố không được tiếp tục khai thác công dụng của tài sản đó nữa, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ngưng trệ. Bộ Luật dân sự 2005, qui định động sản là đối tượng của biện pháp thế chấp đã khắc phục được những hạn chế trên, giúp cho bên thế chấp vừa có vốn để sản xuất kinh doanh mà vẫn có thể sử dụng tài sản đó. Qui định này mở rộng đối tượng của biện pháp thế chấp.
Các bên chủ thể có quyền thoả thuận về việc thế chấp một phần hay toàn bộ động sản, bất động sản. Bên có nghĩa vụ cũng có thể dùng một tài sản thế chấp bảo đảm cho nhiều khoản vay nếu tài sản đó có giá trị lớn hơn tổng giá trị các khoản vay.
Đối tượng thế chấp là quyền tài sản. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự. Điều 322 Bộ Luật Dân Sự 2005 qui định “Quyền tài sản bao gồm quyền phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ …”
Pháp luật dân sự hiện hành qui định, đối tượng thế chấp có thể là vật hiện có hay được hình thành trong tương lai. Qui định tài sản hình thành trong tương lai là đối tượng thế chấp cũng là một qui định hoàn toàn mới. Tài sản hình thành trong tương lai có thể là hoa lợi, lợi tức, công trình đang xây dựng, tài sản hình thành từ vốn vay …và các tài sản khác mà bên bảo đảm có quyền nhận, nhưng vào thời điểm nghĩa vụ được xác lập hay giao dịch bảo đảm được giao kết tài sản đó chưa tồn tại hay đã tồn tại nhưng đang trong thời gian hình thành. Ví dụ: di sản thừa kế chưa chia, ngôi nhà đang xây dựng.
Đối tượng thế chấp có thể là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản đang cho thuê. Điều 345 Bộ Luật Dân Sự 2005 qui định “tài sản đang cho thuê cũng có thể dùng để thế chấp”. Tuy nhiên khi thế chấp tài sản đang cho thuê, bên thế chấp phải có trách nhiệm thông báo về việc tài sản thế chấp đang được dùng để cho thuê. Điều 24 NĐ 163/2006/NĐ-CP quy định “trường hợp thế chấp tài sản đang cho thuê thì bên thế chấp phải có trách nhiệm thông báo về việc cho thuê tài sản cho bên nhận thế chấp”.
Đối tượng thế chấp có thể là tài sản được bảo hiểm “Trong trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp” (Điều 346 BLDS 2005)
So với qui định về đối tượng thế chấp trong Bộ Luật Dân Sự 1995, đối tượng thế chấp theo qui định Bộ Luật Dân Sự 2005 được m...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status