Tình huống liên quan đến tội giết người được qui định tại Điều 93 bộ luật hình sự 1999 - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết. B bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 21%. A có phải chịu TNHS không? Gải thích rõ tại sao?
Sauk hi thực hiện hành vi đâm B một nhát, do thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết. Như vậy A đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người. Ta có thể thấy ở những dấu hiệu cơ bản sau:
+ Việc chấm dứt không thưc hiện tiếp hành vi giết B xảy ra khi A đang ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành ( chưa hoàn thành về hành vi, chưa hoàn thành về hậu quả chết người: B chưa chết).
+ Việc chấm dứt không tiếp tục đâm B và bỏ chạy là do A tự nguyện và dứt khoát. Mặc dù A biết rằng không có gì ngăn cản và vẫn có thể thực hiện tiếp hành vi giết B. Nhận thấy ở đây, A đã từ bỏ hẳn ý định phạm tội và hoàn toàn là do động lực bên trong ( sợ vì nhìn thấy B ra nhiều máu).


Theo các ý kiến thống nhất hiện nay, tội giết người xâm phạm quyền sống của con ngươì. Trong số các quyền nhân thân, quyền sống của con người là quyền tự nhiên, thiêng liêng và cao quia nhất, không một quyền nào có thể so sánh được. Bởi lẽ, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Khi quyền sống của con người bị xâm phạm thì mục tiêu phấn đấu của loài người sẽ trở nên vô nghĩa; động lực phát triển của xã hội sẽ bị triệt tiêu. Thêm vào đó, con người còn là chủ thể của quan hệ xã hội, nếu quyền sống của con người bị xâm phạm thì các quan hệ xã hội sẽ bị phá vỡ. Chính vì những lí do trên mà mục tiêu bảo vệ quyền sống của con người luôn được đặt lên hàng đầu đối với mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời đại và mọi chế độ. Cũng vì ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quyền sống của con người mà trong BLHS năm 1999, ngay sau các tội phạm an ninh quốc gia, nhà làm luật đã qui định các tội xâm phạm nhân thân. Trong số các tội xâm phạm nhân thân thì tội giết người được qui định đầu tiên và là một trong ba tui có hình phạt nghiêm khắc nhất- tử hình.
Thực tế xã hội hiện nay cho thấy, cùng với sự phát triển của xã hội, nhất là trong giai đoạn thời kì kinh tế nước ta hội nhập với kinh tế thế giới thì các loại tội phạm nói chung cũng như cũng như tội giết người nói riêng càng trở nên phức tạp hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của viêc phòng chống tội phạm, dưa trên kiến thức về lí luận và thực tiễn , em đã mạnh dạn chọn đề tài số 6 cho bài tập lớn học kì môn Luật hình sự Việt Nam. Đây là tình huống liên quan đến tội giết người được qui định tại Điều 93 BLHS 1999
Do kiến thức lí luận và thực tế còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành Thank !
BÀI TẬP SỐ 6
Vì ghen tuông, A có ý đinh giết B. A rủ B đi chơi, đến chỗ vắng, A rút dao đâm B ba nhát. Tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi. Do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống. Tòa án xác đinh A phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS
Câu hỏi:
Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người.
Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao?
Hãy chỉ ra đối tượng tác động của tội phạm và công cụ phạm tội trong vụ án .
Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết. B bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 21%. A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích rõ tại sao?
Giả sử A đâm B ba nhát, tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi nhưng do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống. Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS tuyên hình phạt đối với A là 13 năm tù. Hình phạt tòa tuyên đối với A có đúng không? Giải thích rõ tại sao?
Giả sử A là người nước ngoài đang là nhân viên làm thuê cho một công ty liên doanh ở Hà Nội. Hành vi nói trên của A xảy ra ở Hà Nội thì A có bị xử lí theo luật hình sự Việt Nam không? Giải thích rõ tại sao?
Theo Điều 93 BLHS, tội giết người là hành vi cố ý tước đoat sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật, do đó trực tiếp xâm phạm quyền được sống của con người. Về mặt khách quan, tội giết người được thể hiện ở hành vi tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật bằng mọi thủ đoạn và mọi phương tiện gây nên hậu quả cho xã hội.
Hành vi tước đoạt sinh mạng của người khác thường được thực hiện bằng hành động và bằng phương tiện rất đa dạng không thể kể hết như bắn, chém, đâm, đầu độc…Và cũng có thể được thể hiên bằng không hành động.
Hậu quả trực tiếp của tội giết người thông thường là người chết ( trong trường hợp giết người hoàn thành), nhưng cũng có trường hợp nạn nhân chỉ bị thương hay cố tật ( trong trường hợp giết người chưa đạt), nạn nhân chỉ bị giật mịnh như: bị bắn lén, không trúng hay có người khác bắt tay súng, đạn nổ lên trời ( giết chưa đạt đã hoàn thành)
Hành vi cố ý giết người của A trong tình huống trên đặt ra những vấn đề sau:
1/ Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người
Theo cách phân loại tội phạm của BLHS Việt Nam, tội phạm tuy có chung các dấu hiệu ( tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật và tính chịu hình phạt) nhưng những hành vi pphamj tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Chính vì sự khác nhau như vậy mà vấn đề phân hóa và cụ thể hóa hình phạt được đặt ra như là nguyên tắc của luât hình sự Việt Nam. Theo khoản 2 Điều 8 BLHS, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được qui định trong bộ luật, tui phạm được phân chia thành 4 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đăc biêt nghiêm trọng. Mỗi loại tội được gắn với một khung hình phạt khác nhau ( khoản 3 Điều 8).
Nguyên tắc phân loại tội phạm phải dựa trên khung hình phạt được ghi trong một điều luật của Bộ luật hình sự, mà không phải dựa trên mức án cụ thể mà tòa án tuyên phạt. Trường hợp của A đã được tòa án xác định là phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS: “… bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm” . Như vậy, căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt thì tội giết người mà A đã thực hiện là loại tội phạm rất nghiêm trọng. “ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến mười lăm năm tù”
2/ Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao?
Cũng như những hoạt động khác của con người trong xã hội, hành vi phạm tội diễn ra theo quá trình nhất định. Người cố ý phạm tội luôn mong muốn thực hiện được trọn ven quá trình đó để đạt mục đích của mình, Nhưng trong thực tế có những trường hợp vì nguyên nhân ngoài ý muốn, người phạm tội đã không thực hiện được toàn bộ quá trình đó mà phải dừng lại ở những thời điểm khác nhau. Để đánh giá mức độ thực hiện tội phạm và qua đó có sơ sở để xác định phạm vi trách nhiệm hình sự( TNHS) của người phạm tội, luật hình sự Việt Nam phân biệt ba mức độ thực hiện tội phạm : chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành ( Điều 17 và Điều 18 BLHS).
Ở đây, vì ghen tuông, A có ý định giết B. Như vậy A giết B với mục đích trả thù để thỏa mãn sự ghen tuông của mình. Ý đinh giết B của A đã được chuẩn bị từ trước ( tức là đã được lên kế hoạch từ trước), thể hiện ở một chuỗi những hành động được thực hiện rất tuần tự như sau: “ Rủ B đi chơi, đến chỗ vắng, A rút giao đâm B ba nhát”, nhưng tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi.
Từ những chi tiết trên, ta có thể xác định rằng hành vi phạm tui của A thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thàn...



72arJ05DX80fTG3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status