Tiểu luận Nguyên tắc hai cấp xét xử và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng dân sự - pdf 13

Download Tiểu luận Nguyên tắc hai cấp xét xử và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng dân sự miễn phí



Mục Lục
Trang
I. Quan niệm về nguyên tắc hai cấp xét xử 1
1. Khái niệm cấp xét xử 1
2. Mối liên hệ giữa nguyên tắc hai cấp xét xử và thủ tục tố tụng 1
3. Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong các hệ thống pháp luật và trong pháp luật Việt Nam 1
3.1. Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong các hệ thống pháp luật 1
3.2. Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong pháp luật Việt Nam 2
4. Các quy định của pháp luật trong thực hiện chế độ hai cấp xét xử 3
4.1. Cấp sơ thẩm (cấp thứ nhất) 3
4.2. Cấp phúc thẩm (cấp thứ hai) 3
4.3. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 4
II. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng dân sự 4
1. Thực trạng về thủ tục TTDS khi áp dụng nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử 4
2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục TTDS 7
Tài liệu tham khảo
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38065/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

I. Quan niệm về nguyên tắc hai cấp xét xử
1. Khái niệm cấp xét xử
(1) . Trích tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5/2007, nguyên tắc hai cấp xét xử và việc áp dụng nguyên tắc đó vào việc tổ chức tòa án các cấp.
Trong Luật TTDS cũng như tổ chức tư pháp người ta thường đề cập tới cấp xét xử. Tuy nhiên, thế nào là cấp xét xử lại chưa được đề cập đến trong khoa học pháp lý nước ta. Trong khoa học pháp lý Liên xô cũ, người ta quan niệm cấp xét xử như là “giai đoạn xem xét vụ án tại Toà án với thẩm quyền xác định”(1). Quan niệm này cũng được nhận thức tương đối phổ biến trong khoa học pháp lý nước ta. Xuất phát từ đây, người ta cho rằng trong tố tụng tồn tại các cấp xét xử là xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm. Theo quan niệm này thì cấp xét xử đơn thuần là khái niệm tố tụng chung, thể hiện một giai đoạn xét xử nhất định trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính v.v.. Nhưng, khái niệm cấp xét xử không phải là khái niệm tố tụng đơn thuần. Cấp xét xử là hình thức tổ chức tố tụng thể hiện quan điểm của Nhà nước về xét xử các vụ án nhằm bảo đảm tính chính xác, khách quan trong phán quyết của Tòa án, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân. Vì vậy, các quốc gia đều áp dụng nguyên tắc vụ án có thể được tổ chức xét xử nhiều lần và tổ chức hệ thống Tòa án để thực hiện nguyên tắc đó trong thực tế. Cấp xét xử không đơn thuần chỉ là thủ tục tố tụng; nó còn liên quan nhiều đến cách tổ chức tố tụng, tổ chức Tòa án để thực hiện việc xét xử lại vụ án.
2. Mối liên hệ giữa nguyên tắc hai cấp xét xử và thủ tục tố tụng
Cấp xét xử là hình thức tổ chức tố tụng. Cấp xét xử và thủ tục xét xử là hai khái niệm khác nhau, nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Nguyên tắc hai cấp xét xử là quan điểm chung có hướng chỉ đạo trong tổ chức tố tụng; còn thủ tục tố tụng là quy định cần tuân thủ để thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử. Nguyên tắc hai cấp xét xử được tổ chức thực hiện bằng các quy định cụ thể của thủ tục tố tụng trong pháp luật tố tụng của mỗi quốc gia. Thủ tục tố tụng quy định càng chính xác thì nguyên tắc này càng phát huy hiệu quả của nó trong bảo đảm xét xử đúng đắn, khách quan vụ án và bảo vệ có hiệu quả các quyền tự do dân chủ của công dân, đặc biệt là của những người tham gia tố tụng.
3. Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong các hệ thống pháp luật và trong pháp luật Việt Nam
3.1. Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong các hệ thống pháp luật
Trước hết, các nước theo hệ thống tranh tụng như Anh, Hoa Kỳ không áp dụng nguyên tắc hai cấp xét xử, mà ngược lại áp dụng nguyên tắc đặc trưng là xét xử chung thẩm. Tức là các bản án, quyết định sau khi ban hành sẽ mặc nhiên được 1 . Nguồn:
thừa nhận là giải pháp cuối cùng và có hiệu lực pháp luật ngay, trừ những trường hợp đặc biệt vi phạm về thủ tục tố tụng hay những sai lầm về mặt pháp lý thì sẽ được tòa phúc thẩm xem xét lại(1). Tuy nhiên tòa phúc thẩm cũng chỉ xem xét lại về mặt pháp lý và thủ tục chứ không xét lại những nội dung sự kiện đã được bồi thẩm đoàn quyết định tại tòa sơ thẩm. Sở dĩ các nước theo mô hình tranh tụng không áp dụng nguyên tắc hai cấp xét xử là vì quan niệm về vai trò, ý nghĩa của bồi thẩm đoàn tham gia tố tụng ở các nước này. Trong những vụ án dân sự phức tạp hay tranh chấp có giá trị lớn đều có bồi thẩm đoàn tham gia phiên tòa sơ thẩm. Nếu vụ án dân sự xét xử có bồi thẩm đoàn thì tại phiên tòa, bồi thẩm đoàn chỉ xem xét và quyết định về những vấn đề sự kiện còn những nội dung pháp lý sẽ do thẩm phán quyết định.
Trái lại, các nước theo mô hình tố tụng thẩm xét thì nguyên tắc đặc trưng lại là hai cấp xét xử. Cơ sở lý luận cho việc áp dụng nguyên tắc này là:
Thứ nhất, với quan niệm rằng thẩm phán mặc dù được đào tạo chuyên môn về luật pháp, có kinh nghiệm xét xử v.v.. Nhưng họ cũng có thể mắc những sai lầm do trình độ, nhận thức hay cảm tính cá nhân. Để khắc phục những sai sót có thể xảy ra đó, pháp luật tạo điều kiện cho các đương sự sau khi xét xử lần đầu (sơ thẩm) có cơ hội yêu cầu tòa áp cấp trên xem xét lại một lần nữa (phúc thẩm). Tòa án cấp trên với hội đồng xét xử có số lượng thẩm phán nhiều hơn, có kinh nghiệm hơn sẽ là đảm bảo tốt hơn cho vụ án được giải quyết công bằng, khách quan.
Thứ hai, nguyên tắc bản án, quyết định có thể bị xem xét lại còn có tác dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm của các thẩm phán sơ thẩm. Thực vậy, với khả năng các phán quyết của mình có thể sẽ bị phúc thẩm để xem xét lại sẽ làm cho họ cảnh giác hơn, thận trọng hơn. Mặt khác, nếu thẩm phán bị phát hiện có nhiều sai lầm trong nghiệp vụ sẽ là một dấu ấn không tốt cho việc thăng tiến trong tương lai hay tái bổ nhiệm.
Nguyên tắc hai cấp xét xử là nguyên tắc được xác định trong tố tụng hiện đại. Nguyên tắc này được ghi nhận trong các công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước về quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc, Quy chế về Toà án hình sự quốc tế.
3.2. Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong pháp luật Việt Nam
Trước năm 2004, nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử theo hai cấp được quy định tại Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1960 (Điều 9) và Sắc lệnh số 01/SL/76 ngày 15/3/1976 của Hội đồng chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quy định về tổ chức tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân (Điều 8), nhưng từ khi Luật tổ chức tòa án năm 1980 ban hành thì không quy định nữa. Đến năm 2002, nguyên tắc này lại được quy định tại Điều 11 LTCTAND. Và khi BLTTDS năm 2004 được ban hành thì hai cấp xét xử mới chính thức được quy định là một trong những nguyên tắc cơ bản (tại Điều 17 BLTTDS). Tuy vậy, những nội dung cơ bản của nguyên tắc này trong BLTTDS 2004 hầu như không có sự thay đổi so với các văn bản pháp luật TTDS trước đây. Nguyên tắc hai cấp xét xử được quy định tại các Điều 17, 245, 247, 252 BLTTDS với nội dung cơ bản là: xác định việc xét xử vụ án dân sự được thực hiện ở 2 cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm; bản án, quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Nếu bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì tòa án cấp phúc thẩm phải xét xử lại vụ án. Bản án, quyết định của tòa án cấp phúc thẩm không thể bị kháng cáo, kháng nghị mà có hiệu lực pháp luật ngay. Nội dung (phạm vi) phúc thẩm là chỉ xét lại những nội dung do đương sự kháng cáo và bị giới hạn bởi phạm vi mà bản án sơ thẩm đã giải quyết và những bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật phải được mọi chủ thể tuyệt đối chấp hành.
4. Các quy định của pháp luật trong thực hiện chế độ hai cấp xét xử
4.1. Cấp sơ thẩm (cấp thứ nhất)
Cấp sơ thẩm tiến hành trình tự, thủ tục giải quyết vụ án lần thứ nhất. Tất cả các vụ án nếu đưa ra xét xử t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status