Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng, tuân thủ và thực thi Luật quốc tế - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ BÀI
NỘI DUNG .
I – Lý luận chung về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
1 – Khái niệm nguyên tắc pháp luật
2 – Khái niệm các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế .
a. Định nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
b. Đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
II – Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng, thực thi và tuân thủ Luật Quốc tế .
1 – Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng Luật Quốc tế .
2 – Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc tuân thủ Luật Quốc tế .
3 – Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc thực thi Luật Quốc tế .
KẾT LUẬN .
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .

MỞ BÀI

Như chúng ta đã biết nguyên tắc cơ bản là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành nên hệ thống cấu trúc bên trong của Luật quốc tế.
Xuất phát từ góc độ lý luận chung về pháp luật, có thể xem xét sự tồn tại của quy luật quốc tế bao gồm một tổng thể các quy phạm quốc tế, có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành và chế định cụ thể thông qua các hình thức pháp lý do các chủ thể quốc tế xây dựng theo những nguyên tắc, trình tự và cách nhất định. Nguyên tắc cơ bản đã phản ánh bản chất pháp lý của quá trình thỏa thuận về ý chí giữa các quốc gia trên cơ sở tương quan lực lượng và tương quan trong quan hệ quốc tế. Do xuất phát từ thỏa thuận giữa các chủ thể Luật quốc tế nên nó là nền tảng cho việc hình thành các quy phạm và thực hiện các quy phạm đó trong việc xây dựng, tuân thủ và thực thi Luật quốc tế. Bởi nó làm ổn định quan hệ quốc tế và ổn định khuôn khổ xử sự cho các chủ thể trong quan hệ quốc tế, qua đó tạo điều kiện cho quan hệ quốc tế phát triển.
Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế được ghi nhận rộng rãi trong các văn kiện quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng nhất ghi nhận những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, các nguyên tắc của Hiến chương mang tính bắt buộc đối với tất cả các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế, thậm chí đối với cả các quốc gia không là thành viên của Liên hợp quốc. Ngoài ra, Liên hợp quốc đã thông qua tuyên bố về các nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia. Để có thể nghiên cứu rõ hơn vai trò của các nguyên tắc này, nhóm chúng em đã tìm hiểu đề tài “Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng, tuân thủ và thực thi Luật quốc tế”.

NỘI DUNG

I – Lý luận chung về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
1 – Khái niệm nguyên tắc pháp luật:
Các nguyên tắc của pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo, cơ sở xuất phát điểm cho việc xây dựng và áp dụng pháp luật. Các nguyên tắc pháp luật có thể được quy định trong pháp luật. Nhưng cũng có thể các nguyên tắc không được quy định một cách trực tiếp trong pháp luật mà tồn tại trong học thuyết pháp lý, trong thực tế đời sống chung của mọi người, được vận dụng như những phương châm chỉ đạo chung trong quá trình áp dụng pháp luật.

2 – Khái niệm các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
a. Định nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, xuyên suốt toàn bộ quá trình xây dựng, thực thi và tuân thủ Luật quốc tế.

b. Đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
Thứ nhất, nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế có đặc trưng quan trọng là tính Jus cogens ( tính mệnh lệnh bắt buộc chung). Điều đó được thể hiện:
+ Mệnh lệnh bắt buộc chung đối với các chủ thể Luật quốc tế: tất cả các chủ thể Luật quốc tế khi tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế đều phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, bất kì vi phạm nào cũng sẽ tất yếu tác động đến lợi ích của các chủ thể khác của quan hệ quốc tế. Không một chủ thể hay nhóm chủ thể nào của Luật quốc tế có quyền hủy bỏ nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Bất kì hành vi đơn phương nào không tuân thủ triệt để nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế.
+ Mệnh lệnh bắt buộc chung đối với các quy phạm pháp luật quốc tế: tất cả các quy phạm pháp luật quốc tế đều phải có nội dung phù hợp với nguyên tắc cơ bản, nếu trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đều không có giá trị pháp lý.
Thứ hai, các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế có tính bao trùm:
+ Các nguyên tắc cơ bản có giá trị hiệu lực bao trùm lên tất cả các quan hệ pháp luật quốc tế như kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh – quốc phòng…
+ Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế được ghi nhận rộng rãi ở nhiều văn bản pháp luật quốc tế quan trọng như: Hiến chương Liên hợp quốc – văn bản pháp lí quốc tế quan trọng nhất ghi nhận những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, Cùng với Hiến chương, Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên bố về các nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia ngày 24/10/1970. Ngoài ra, các nguyên tắc này cũng được đề cập trong các văn kiện quốc tế quan trọng khác như Định ước Hensilki ngày 1/8/1975 về An ninh và hợp tác các nước Châu Âu, Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á cùng một số văn kiện quan trọng khác.
Thứ ba, về tính hệ thống của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế: các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế tồn tại trong một hệ thống chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ biện chứng với nhau, cụ thể:
+ Nội dung của một phần nội dung của nguyên tắc này có thể được ghi nhận hay tìm hiểu trong nội dung của nguyên tắc khác.
+ Trong nhiều trường hợp việc thực hiện triệt để nguyên tắc này là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để thực hiện nguyên tắc khác.

II – Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng, thực thi và tuân thủ Luật Quốc tế.
1 – Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng Luật Quốc tế.
Một trong những đặc trưng của Luật quốc tế hiện đại thể hiện ở chỗ, trong hệ thống pháp luật này có các quy phạm mang tính nguyên tắc, được coi là nguyên tắc cơ bản, có hiệu lực pháp lý tối cao trong quan hệ quốc tế. Các nguyên tắc này đồng thời mang trong mình sức mạnh chính trị và đạo đức đặc biệt trong mối giao lưu của cả cộng đồng, nên trong thực tiễn ngoại giao còn gọi là những nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế.
Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chủ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung đối với mọi chủ thể của Luật quốc tế, quy định những nội dung cơ bản của Luật quốc tế. Trong Luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản tồn tại dưới dạng những quy phạm Jus Cogens được ghi nhận ở điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
Trong thời đại ngày nay, có thể nói rằng hầu hết các hành vi của các quốc gia trên phạm vi quốc tế, các quan hệ quốc tế trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế và cả một số hành vi của các quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình, trong một chừng mực nhất định, đều được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế hay được thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Đó là vì đa số các quốc gia, kể cả các cường quốc, đều muốn sống trong một thế giới ổn định và có thể dự báo trước một cách tương đối hành vi của các thành viên khác của cộng đồng quốc tế. Và để đạt được điều đó thì việc xây dựng, hoàn thiện, thực thi và tuân thủ Luật quốc tế luôn phải được đặt lên hàng đầu và bắt buộc các quốc gia trên thế giới phải thực hiện. Yếu tố trước tiên là phải đảm bảo đối với việc xây dựng Luật quốc tế, muốn đạt được điều đó cần có sự tham gia điều chỉnh của các nguyên tắc cơ bản này.


cizCz08g2fib76s

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status